Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.2. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.2.1. Những thách thức trong thời gian qua

Thứ nhất, tại thời điểm tách ra, do toàn bộ các khách hàng lớn và các dự án cho vay trung dài hạn và cho vay đồng tài trợ có dư nợ lớn đã chuyển lên Ngân hàng Ngoại thương Trung ương nên dư nợ cho vay khách hàng quy về VND của

Sở giao dịch chỉ còn 2.200 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tới 83% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Đây là một bất lợi lớn đối với Sở giao dịch do nguồn vốn cho vay ngắn hạn luân chuyển nhanh dẫn đến thu nhập từ lãi không ổn định.

Thứ hai, tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng nguồn vốn huy động lại quá nhỏ, toàn bộ phần vốn huy động dôi ra sau khi trừ phần thanh khoản cần thiết đã được Sở giao dịch gửi Hội Sở chính, nhưng thu nhập của phần này lại phụ thuộc quá nhiều vào chính sách huy động vốn nội bộ của Hội Sở chính nên Sở giao dịch không chủ động được thu nhập trong hoạt động kinh doanh.

2.1.2.2. Các biện pháp, chính sách đã thực thi

Nhận thức được vấn đề này, Ban giám đốc Sở giao dịch đã chỉ đạo khối tín dụng tập trung tăng dư nợ trên cơ sở sàng lọc các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính tốt, làm ăn hiệu quả để cho vay vốn lưu động, đồng thời tích cực tiếp cận, tìm kiếm các dự án trung dài hạn có hiệu quả, có triển vọng để cho vay nhằm tăng dư nợ, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, góp phần tăng trưởng ổn định tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thêm vào đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở giao dịch đã thành lập phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm tập trung mở rộng tín dụng đối với khách hàng này. Kết quả, dư nợ cho vay nền kinh tế của Sở giao dịch tăng trưởng khá mạnh. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ quy VND qua các năm 2006, 2007, 2008 và 2009, 2010 so với năm trước tương ứng là 8,1%; 47,49%; 30,38% và 26,64%, 31,56%.

Đối với cho vay trung và dài hạn, Sở giao dịch đã tiến hành phân quyền quản lý và sử dụng giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm giúp rút ngắn thời gian, tăng cường hiệu quả trong giao dịch tài trợ thương mại cho khách hàng. Sở giao dịch cũng đã hoàn thiện mẫu Hợp đồng cấp tín dụng tổng thể đối với các khách hàng đang vay vốn tại Sở giao dịch và đưa vào triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2008. Sở giao dịch xây dựng giới hạn tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện rà soát để chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp định kỳ và quản lý danh

mục tín dụng.

2.1.2.3. Kết quả đạt được

Do thực thi các chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm.

Với khối lượng vốn huy động lớn trong khi dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên toàn bộ phần vốn dư thừa, Sở giao dịch đã tính toán kỳ hạn hợp lý gửi Hội Sở chính. Đây chính là nguồn hỗ trợ vốn lớn cho toàn hệ thống Vietcombank. Đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của Sở giao dịch.

Bảng 2.3. Dư nợ năm 2010 của SGD NHNT

Đơn vị tính: tỷ VNĐ, triệu USD Chỉ tiêu

Năm 2010 So với 31/12/2009 (%)

VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy

VNĐ Dư nợ cho vay 3,295.78 185.34 6,854.90 102.56% 123.89

%

117.25%

1. Dư nợ CV NH 1,957.23 114.12 3,996.44 100.78% 101.23

%

101.89%

2. Dư nợ CV TDH 559.79 34.89 1,223.57 101.21% 139.14

%

121.04%

3. Dư nợ CV ĐTT 778.76 36.33 1,634.89 109.58% 289.07

%

160.95%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010) Dư nợ tín dụng đối với khách hàng tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 5.845,68 tỷ VNĐ chiếm 14.87% tổng nguồn vốn huy động, tăng 23,66% so với cuối năm 2008, trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 3.141,45 tỷ đồng và 150,8 triệu USD. Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng danh mục tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 25%, bên cạnh đó SGD còn áp dụng lãi suất ưu đãi với SMEs nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng hiệu quả này. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 10% tổng dư nợ của SGD.

Đến ngày 31/12/2010 dư nợ cho vay nền kinh tế tại SGD quy VND đạt

6.854,90 tỷ VND, tăng mạnh so với 31/12/2009 là 17.25%. Dư nợ cho vay trung dài hạn và đồng tài trợ quy VNĐ của SGD đều tăng tương ứng là 21.04% và 60.95%.

Tuy nhiên, dư nợ cho vay ngắn hạn hầu như không tăng do thời gian năm 2010 đã hết hỗ trợ lãi suất ngắn hạn nên một số khách hàng đã giảm dư nợ so với năm 2009.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w