CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN
Như đã trình bầy ở phần lý thuyết trên thì chỉ tiêu nợ quá hạn là một thước đo quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để phân tích rõ chỉ tiêu
này ta xem xét trong giai đoạn 2007 – 2010:
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của DNVVN
1.72
0.23
3.68 3.76 4.04
1.92
3.35
0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
2007 2008 2009 2010
Năm
Tỷ lệ %
Tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ DNVVN Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ DNVVN
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của SGD NHNT 2007 – 2010) Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN không lớn lắm trong nợ quá hạn của toàn Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. Tuy nhiên, tỷ lệ này gia tăng trong các năm. Tính từ năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,92% tương ứng với nợ quá hạn là 0,95 tỷ đồng đây là thời điểm mà Sở giao dịch có quan hệ với khách hàng DNVVN càng nhiều sau khi tách ra hoạt động độc lập chưa đầy 1 năm. Sang đến năm 2008, tỷ lệ này tăng cao gấp gần 2 lần là 1,72%, chưa thực sự tăng đến mức lo ngại nhưng cũng chứng tở sự ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế suy thoái trong thời gian này làm cho các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy mà việc trả nợ ngân hàng cũng bị trì hoãn nhiều. Đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã tăng cao gấp hơn 2 lần năm 2008, đây là dấu hiệu các DNVVN chưa thực sự phục hồi trong năm 2008 và vẫn chưa trả nợ kịp thời cho ngân hàng, đánh dấu một sự lo ngại tiếp tục sang năm 2010. Sang năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN đã tăng đến mức 4,04%, là mức tỷ lệ làm ngân hàng phải cân nhắc khi hoạt động chiến lược của mình một cách hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, thì tỷ lệ nợ xấu cũng liên tục gia tăng trong các năm (nợ tính từ nhóm 3 đến nhóm 5). Mặc dù trong năm 2007 tỷ lệ nợ xấu vẫn còn chưa có bởi Sở giao dịch mới đi vào hoạt động độc lập, trong năm 2008 con số này đã tăng nhẹ lên
mức 0,23%. Nhưng đến năm 2009 và năm 2010, con số này đã tăng mạnh lên 3,35% và 3,68%, chứng tỏ trong thời gian này nợ xấu đối với khu vực DNVVN tăng nhanh, vốn trả về ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Trong năm 2009, do khủng hoảng nền kinh tế nên rất nhiều doanh nghiệp làm ăn kém, không tiêu thụ được sản phẩm, và do đó không trả nợ được cho ngân hàng. Mặt khác tài sản đảm bảo phát mại đối với khu vực DNVVN lại rất thấp chỉ chiếm từ 20 -60% giá trị các khoản vay làm cho nợ xấu không được giải quyết. Tình trạng này làm cho Sở giao dịch cần đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thành sớm trong thời gian tới tránh tình trạng nợ xấu kéo dài và liên tục gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.3.2. Hệ số thu nợ
Như đã biết ở phần lý thuyết ở trên, hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/ doanh số cho vay. Qua 2 biểu đồ 2.3 và 2.4 ta có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7. Hệ số thu nợ của DNVVN
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của SGD NHNT 2007 – 2010) Tỷ lệ thu nợ VND trong thời gian qua ở mức thấp, mức thu nợ cao nhất là 66,55% vào năm 2009. Điều này được giải thích bởi nhu cầu vay vốn của các DNVVN thường lớn vào thời điểm cuối năm, mặt khác một khoản vay thông thường có thời hạn vay là 5-6 tháng, theo đó có sự chênh lệch lớn giữa cho vay và
62.97
50 25.87
127.22 143.34
57.28 48.54
66.55 0
50 100 150 200 250
2007 2008 2009 2010
Năm
% thu no
USD VNĐ
thu nợ.
Ngược lại, tỷ lệ thu nợ USD lại có xu hướng tăng dần, đặc biệt vào những năm gần đây như năm 2009 là 127,22%, năm 2010 là 143,34%. Nguyên nhân là do vào thời điểm cuối năm 2009 và sang năm 2010 tỷ giá USD/VND đạt mức cao và liên tục tăng, hơn nữa Ngân hàng thường trong tình trạng khan hiếm nguồn ngoại tệ cho vay. Mặc dù như phân tích ở trên thì tỷ lệ nợ USD có chiều hướng tích cực hơn so với tỷ lệ thu nợ VND, song nó chỉ phản ánh cơ bản về vòng quay vốn tín dụng chứ chưa thực sự phản ánh rõ nét và chất lượng vốn tín dụng của ngân hàng.
2.2.3.3. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hàng năm, Sở giao dịch luôn trích một khoản để dự phòng đối với khoản cho vay khu vực DNVVN, để phòng ngừa những rủi ro phát sinh cũng như là bước đệm đỡ cho sự cố gia tăng nợ xấu đối với khu vực này.
Biểu đồ 2.8. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay DNVVN tại SGD
49.5 3.57
121.05
11.36
238.65
25.87
221.34
23.13 0
50 100 150 200 250
Tỷ đồng
2007 2008 2009 2010 Năm
Dư nợ cho vay DNVVN Trích lập dự phòng rủi ro cho vay DNVVN
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của Sở giao dịch Vietcombank) Mặc dù trong thời gian qua khu vực DNVVN gia tăng rất nhanh, số DNVVN có quan hệ với ngân hàng ngày càng nhiều nhưng Sở giao dịch vẫn luôn đẩy mức dự phòng rủi ro tăng cùng với sự nợ cho vay từ năm 2007 đến 2010. Trong năm 2009, 2010 tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với DNVVN là 10,84% và 10,45%. Nguyên
nhân mà Sở giao dịch luôn phải tăng mức dự phòng bởi đặc điểm của DNVVN ở nước ta hoạt động sản xuất còn thiếu ổn định. Theo các nhà thẩm định doanh nghiệp thì DNVVN ở nước ta đa số rơi vào tình trạng năng lực điều hành và tài chính còn hạn chế, điểm xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực không cao, hơn nữa tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp này tương đối thấp, chủ yếu là 70%.
2.2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong giai đoạn vừa qua, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương đang dần chú trọng phát triển đến mảng tín dụng đối với DNVVN, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.9. Vòng quay vốn tín dụng DNVVN
0.49
7.07
0.57
6.86
0 2 4 6 8
2007 2008 2009 2010
Năm
Vòng quay
Vòng quay vốn tín dụng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của SGD NHNT 2007 – 2010) Qua biểu đồ trên cho thấy, vòng quay vốn tín dụng trong thời gian qua biến động khá lớn, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây là năm 2009, 2010 vòng quay là 6,68 và 7,07. Trong thời gian này vòng quay tín dụng đã tăng rõ rệt bởi có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn, theo đó doanh số cho vay – thu nợ tăng cao.