TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Với quy mô và đặc điểm kinh doanh, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán chịu tránh nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn bộ doanh nghiệp. Ở các cửa hàng, chỉ bố trí nhân viên bán hàng hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu (lập hóa đơn, xuất bán thành phẩm vào sổ theo dõi chi tiết) để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phòng kế toán doanh nghiệp để kế toán kiểm tra, phân loại, ghi sổ chứng từ và chi tiết các nghiệp vụ trên, ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm các bộ phận phần hành kế toán sau:
- Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán.
- Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán.
- Bộ phận kế toán vật tư - hàng hóa, tài sản cố định.
- Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán)
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toánBộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toánBộ phận kế toán vật tư-hàng hóa, TSCĐ
Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bộ phận kế toán tiêu thụ, thuế Bộ phận kế toán khác - Bộ phận kế toán tiêu thụ hàng hóa, thuế.
- Bộ phận kế toán khác .
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của công ty
2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán:
1) Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng:
Với đặc thù của sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Giấy Việt Nam là quá trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Đây là một hình thức kế toán kết hợp chặt chẽ việc ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian và ghi theo hệ thống đối với những nghiệp vụ kinh tế - tài chính cùng loại vào các Nhật ký – Chứng từ. Hình thức kế toán này có tính khoa học cao, giảm được khối lượng ghi chép, thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra số liệu tại công ty.
Các sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Bảng kê số 8, 10, 11 Nhật ký chứng từ
số 8 Thẻ, sổ kế toán thành phẩm, chi tiết tiêu thụ, theo dõi công nợ, …
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ - 10 Nhật ký – Chứng từ (Từ số 1 đến số 10; Mẫu sổ S04a – DN) - 10 bảng kê (từ số 1 đến 11; Mẫu sổ S04b – DN)
- Các sổ cái (kết cấu bàn cờ; Mẫu số S05 – DN) với số lượng phụ thuộc vào số lượng tài khoản tổng hợp sử dụng tại đơn vị.
Các sổ kế toán chi tiết: Số lượng sổ kế toán chi tiết trong hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ phụ thuộc vào các yếu tố: số lượng đối tượng kế toán chi tiết cần theo dõi.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ được minh họa như sau:
Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ
2) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Chế độ kế toán áp dụng: Theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Công
ty áp dụng đầy đủ chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá (TSCĐ hữu hình), theo hợp đồng thuê tài chính (TSCĐ vô hình), được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gồm:
Loại TSCĐ:
- Nhà cửa vật kiến trúc - Phương tiện vận tải - Máy móc thiết bị
- Thiết bị dụng cụ quản lý
Thời gian khấu hao (năm) 5-10
5-15 6-10 5-8
Tính giá thành phẩm:
Thành phẩm nhập, xuất được phản ánh theo giá thành thực tế - là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Tính giá thành phẩm nhập kho:
Đối với thành phẩm do các bộ phận sản xuất – kinh doanh chính và bộ phận sản xuất – kinh doanh phụ hoàn thành nhập kho, giá thành thực tế chính là giá thành công xưởng thực tế (giá thành sản xuất thực tế)
- Tính giá thành phẩm xuất kho:
Theo quy định có 5 phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho:
phương pháp giá bình quân, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp giá thực tế đích danh và phương pháp giá hạch toán. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá bình quân để xác đinh giá thành phẩm xuất kho. Theo phương pháp này giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được xác định theo công thức:
Giá thực tế hàng
xuất kho = Số lượng hàng
xuất kho x Giá đơn vị bình quân
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ được xác định khi kết thúc kỳ hạch toán trên cơ sở giá thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ hay giá trị thực tế của hàng tồn kho, tồn quầy đầu kỳ và nhập kho trong kỳ. Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tính theo công thức:
Giá đơn vị bình quân cả
kỳ dữ trữ =
Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ