TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Tổng công ty
3.2.1 Sự cần thiết và các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp:
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giá trị của sản phẩm được thực hiện. Hay cũng có thể thấy tiêu thụ thành phẩm là thực hiện mục đích sản xuất và tiêu dùng, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, vì vậy quá trình tiêu thụ chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nó là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống người lao động. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ không chỉ là việc bán thành phẩm mà nó bao gồm từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua và xuất bán thành phẩm theo nhu cầu của khách hàng nhằm thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Kế toán quá trình tiêu thụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ bán hàng.
Hạch toán đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng.
Xác định chính xác kết quả của hoạt động tiêu thụ nói chung cũng như kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nói riêng.
Cung cấp đầy đủ các thông tin về tốc độ luân chuyển vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua các số liệu về tiêu thụ.
Từ nhiệm vụ của kế toán công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp, ta có thể nhận thấy kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu nhằm bù đắp các chi phí
phát sinh tại doanh nghiệp và phục vụ mục đích tích lũy để mở rộng sản xuất.
Việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ giúp công ty nắm bắt và quản lý tốt hơn về thực trạng hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện công tác kế toán còn tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán. Giảm những lãng phí về nguồn nhân lực đồng thời tăng hiệu quả công việc. Không những thế hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ còn giúp việc kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách dễ dàng thuận tiện hơn, hệ thống chứng từ chặt chẽ hơn về mặt pháp lý.
Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là:
Phải hoàn thiện trên cơ sở thực hiện đúng theo chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành, không vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước về kinh tế tài chính.
Việc hoàn thiện phải phù hợp với các quy định của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Các ý kiến hoàn thiện không được trùng lặp, và phải đúng với tình hình kế toán thực tế tại doanh nghiệp.
3.2.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp:
Từ những hạn chế và những khó khăn mà doanh nghiệp đang tồn tại, để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán thì doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc tăng cường trang bị máy móc thiết bị cho phòng kế toán cũng như liên tục cập nhật các phần mềm kế toán hiện đại phải đi đôi với việc đào tạo nâng cao trình độ tin học của bộ máy kế toán để có thể thích nghi
nhanh trong điều kiện hiện nay. Doanh nghiệp nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về việc sử dụng phần mềm kế toán cho các kế toán viên. Mục đích của mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn này là để kế toán viên có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nữa về các tiện ích mà phần mềm kế toán mang lại có thể áp dụng vào phân hệ nghiệp vụ của mình. Từ đó, kế toán viên có thể sử dụng thành thạo phần mềm kế toán vào phân hệ nghiệp vụ của mình để hạn chế sai sót cũng như đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Thứ hai, về hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán trong công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày 07/01 với hợp đồng kinh tế 00000017 giữa Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty cổ phần phát hàng sách Thanh Hóa, giảm giá giấy cuộn tiêu thụ ngày 05/01 do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi phát sinh nghiệp vụ, doanh nghiệp đã lập Biên bản giảm giá cho giá trị thành phẩm chấp nhận giảm cho khách hàng.Vì Công ty cổ phần phát hành sách Thanh Hóa là khách hàng lâu năm của công ty, hoạt động mua bán sẽ còn tiếp tục diễn ra nên doanh nghiệp có thể không cần xuất Hóa đơn giá trị gia tăng điều chỉnh số tiền giảm giá cho Hóa đơn giá trị gia tăng đã lập vào ngày 05/01, Biên bản giảm giá hàng bán có thể dùng làm căn cứ điều chỉnh doanh thu và kê khai lại thuế giá trị gia tăng đầu ra. Còn nếu khách hàng đã thanh toán toàn bộ tiền hàng thì việc điều chỉnh giảm giá hàng bán cho khoản tiền khách hàng thanh toán có thể thực hiện ở Hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng tiếp theo. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì Công ty cổ phần phát hành sách Thanh Hóa chưa thanh toán hết tiền hàng cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần xuất ngay hóa đơn điều chỉnh cho số tiền giảm giá hàng bán trên.
Số tiền giảm giá cho khách hàng được xác định như sau:
Tổng số tiền giảm cho khách hàng là 5% 51.804.759 = 2.590.238 vnd Trong đó: Số giảm trên doanh thu là 2.354.762 vnd
Số giảm trên thuế giá trị gia tăng đầu ra là 235.476 vnd
Căn cứ vào số liệu tính toán và thực trạng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập Hóa đơn giá trị gia tăng điều chỉnh giảm cho hóa đơn số 00000017 lập ngày 05/01. Việc lập thêm hóa đơn điều chỉnh giảm không những làm tăng tính chặt chẽ về mặt pháp lý của hệ thống chứng từ của doanh nghiệp mà còn làm cơ sở vững chắc cho việc điều chỉnh lại thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Ngân sách nhà nước vào cuối kỳ hạch toán.
Biểu số 3.1:
Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: BB/11P