Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương chi nhánh quảng ninh (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

1.2 Một số vấn đề chung về rủi ro tín dụng

1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

LVTS Quản trị kinh doanh

1.2.3.1 Nợ quá hạn

Theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014 “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Nó còn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau:

Tỷ lệ NQH

T ỷ l ệ NQH=S ố d ư n ợ qu á h ạ n

T ổ ng d ư n ợ x100 %

Nếu tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ NQH thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

Tỷ lệ tổng dư nợ có NQH

T ỷ l ệ t ổ ng d ư n ợ c ó NQH=T ổ ng d ư n ợ c ó NQH

T ổ ng d ư n ợ x100 %

Chỉ tiêu “Tổng dư nợ có NQH” chính là toàn bộ dư nợ của khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) tính từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu “Khách hàng có NQH”

T ỷ l ệ kh á ch h à ng c ó NQH= T ổ ng s ố kh á ch h à ng qu á h ạ n

T ổ ng số kh á ch h à ng c ó d ư n ợ x100 %

Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả.

Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này còn thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn” thì có thể NQH tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại nghĩa là tập trung vào khách hàng nhỏ.

Chỉ tiêu “Cơ cấu NQH”

T ỷ l ệ NQH ng ắ nh ạ n=N ợ qu á h ạ n ng ắ n h ạ n

N ợ ng ắ n h ạ n x100 %

LVTS Quản trị kinh doanh

T ỷ l ệ NQH trung h ạ n=N ợ qu á h ạ n trung h ạ n

N ợ trung h ạ n x100 % T ỷ l ệ NQH d à ih ạ nN ợ qu á h ạ n d à i h ạ n

N ợ d à ih ạ n x100 %

Khả năng thu hồi nợ quá hạn

NQH c ó kh ả n ă ng thu h ồ i=NQH c ó kh ả n ă ng thu h ồ i

N ợ qu á h ạ n x100 % NQH kh ô ng c ó k/n thuh ồ i=NQH kh ô ng c ó kh ả n ă ng thuh ồ i

N ợ qu á h ạ n x100 %

1.2.3.2 Nợ xấu

Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi được do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ từ nhóm 3 – 5 được xem là khoản nợ xấu hay nợ khó đòi.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số:

T ỷ l ệ n ợ x ấ u= N ợ x ấ u

T ổ ng d ư n ợ x100 %

T ỷ l ệ n ợ x ấ u tr ê n v ố n ch ủ s ở hữ u= N ợ x ấ u

V ố n chủ s ở h ữ u x100 % T ỷ l ệ n ợ x ấ u tr ê n qu ỹ d ự ph ò ng t ổ nth ấ t= N ợ x ấ u

Qu ỹ d ự ph ò ng t ổ nth ấ t x100 % Theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014 thì nợ được phân thành 5 nhóm theo hai phương pháp như sau:

Bảng 1.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014

T

T Nhóm Định lượng Định tính

1 Nợ đủ Nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày Nợ có khả năng thu

LVTS Quản trị kinh doanh

1 tiêu chuẩn

được đánh gái là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.

2 2

Nợ cần chú ý

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày.

- Các khoản nợ điều đỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ có khả năng thu đồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

3 3

Nợ dưới

tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.

- Các khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn và được đánh giá là có khả năng tổn thất.

4 4

Nợ nghi

ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian trả nợ đươc cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nợ có khả năng tổn thất cao.

5 5

Nợ có khả năng

mất vốn

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn

Nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

LVTS Quản trị kinh doanh

hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ cần xử lý.

(Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014) 1.2.3.3 Trích lập dự phòng RRTD

Theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

(i) Dự phòng cụ thể - là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

(ii) Dự phòng chung – là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung.

Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng.

Mức trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức:

R = max 0,(A – C) x r

LVTS Quản trị kinh doanh

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích.

- A: số dư nợ gốc của khoản nợ.

- C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm.

- r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Mức trích lập dự phòng chung

Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ tiền gửi, khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:

Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập

x 100%

Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo

Hệ số khả năng bù đắp

các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ bị xóa

Hệ số bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập NQH khó đòi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương chi nhánh quảng ninh (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)