CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi nhánh Quảng Ninh được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 291/2007/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương và được đổi tên thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh theo Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTV ngày 13/05/2015 của Hội đồng thành viên phiên họp thứ 3 nhiệm kỳ I ngày 13/05/2015.
Chi nhánh Quảng Ninh có 61 cán bộ nhân viên, Ban giám đốc Chi nhánh gồm 03 người (01 giám đốc và 02 phó giám đốc). Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm 06 phòng trực thuộc chi nhánh và 01 phòng trực thuộc Hội sở
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Oceanbank Quảng Ninh
(Người viết tự tổng hợp trên cơ sở cơ cấu tổ chức của Oceanbank Quảng Ninh) Giai đoạn 2015 -2017 là những năm ngân hàng Đại Dương chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại cổ phần sang Ngân hàng 100% vốn do nhà nước làm chủ sở hữu, bước vào giai đoạn thực hiện lộ trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, với sự tham gia quản trị điều hành của Ngân hàng Thương mại cổ
BAN GIÁM ĐỐC Trực thuộc
chi nhánh
Phòng KHDN
Phòng KHB L
Phòng Kế toán kho quỹ
Phòng Hành chính Tổng hợp
Uông PGD Bí
PGD Cẩm Phả
Trực thuộc hội sở
P. Vận hành tín
dụng
LVTS Quản trị kinh doanh
phần Công thương Việt Nam. Trước bối cảnh hoàn toàn mới với, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Do chuyển đổi hình thức sở hữu nên ngân hàng phải nghiên cứu và ban hành lại gần như toàn bộ hệ thống văn bản nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đối với mô hình ngân hàng do nhà nước làm chủ sở hữu.
Đây cũng là giai đoạn ngân hàng có sự biến động lớn về nhân sự khi một lượng lớn các cán bộ quản lý và nhân viên lần lượt xin nghỉ việc, số lượng nhân sự có kinh nghiệm thiếu hụt là rất lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái cơ cấu và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Sau hàng vụ việc xảy ra tại Hải Phòng liên quan đến tiền gửi của khách hàng bị “bốc hơi”, ngân hàng đã khó khăn lại càng thêm khó khăn khi uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng, nên đây cũng là giai đoạn ngân hàng tập trung ổn định thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng để lấy lại hình ảnh và uy tín.
Nợ xấu vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn nên nhiệm vụ chính của OceanBank trong giai đoạn này là đẩy mạnh thu hồi và xử lý nợ có vấn đề đồng thời từng bước phát triển các hoạt động kinh doanh, tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế như tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng.
Oceanbank là ngân hàng 100% vốn nhà nước hoạt động dưới sự giám sát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, Ban lãnh đạo ngân hàng không được quyền chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của ngân hàng.
2.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2017
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
LVTS Quản trị kinh doanh
Giá trị Giá trị
Tăng trưởng
(%)
Giá trị
Tăng trưởng
(%) Tổng tài sản 551,537 504,707 (8.49%) 614,239 21.70%
Tiền gửi 521,065 487,776 (6.39%) 603,347 23.69%
Dư nợ 54,137 83,521 54.28% 238,345 185.37%
Lợi nhuận trước thuế
21,400 4,511 (78.92%) (8,855) (296.30%)
(Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh và Cân đối kế toán các năm 2015,2016,2017) Nhận xét:
Trong giai đoạn 2015-2017 ngân hàng tập trung mọi nguồn lực vào công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, đồng thời cũng đầu tư vào việc thay đổi hình ảnh diện mạo cho ngân hàng, tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, dần lấy lại thương hiệu và thị phần trên thị trường.
Kể từ đầu năm 2017 lãi suất huy động của Oceanbank dần duy trì về mức ổn định, lãi suất trung dài hạn tăng nên tổng huy động vốn năm 2017 tăng 23.69% so với năm 2016, tổng tài sản cũng tăng 21.70%.
Đầu năm 2016 hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ chính thức được thông qua, dư nợ khách hàng cá nhân tăng trưởng 54,28% so với năm 2015, năm 2017 dư nợ tăng hơn 154 tỉ so với năm 2016, tăng trưởng 185.37%, con số này tuy còn khiêm tốn so với các đơn vị bạn nhưng là cố gắng rất lớn của CBNV chi nhánh trong giai đoạn khó khăn này.
Trong giai đoạn 2015-2017, tổng huy động và tổng dư nợ của ngân hàng đều tăng, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm do giai đoạn này ngân hàng đang cần khuyếch trương để tăng thị phần và lôi kéo khách hàng nên lãi suất tín dụng đang ở mức ưu đãi rất thấp, lãi suất huy động cao nên doanh thu về tín dụng tuy có tăng nhưng chi phí về chi lãi tiền gửi, chi điều chuyển vốn, chi phí cho nhân viên, chi phí
LVTS Quản trị kinh doanh
dự phòng và chi phí tài sản đều tăng. Trước mắt ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để dần lấy lại thị phần và khách hàng.
Bảng 2.2 Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Dư nợ cho vay 54,137 83,521 238,345 Vốn huy động 521,065 487,776 603,347 Tổng tài sản 551,537 504,707 614,239 Dư nợ cho vay/Vốn huy động 10.39% 17.12 % 39.50%
Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản 9.82 % 16.55 % 38.80%
(Báo cáo tài chính năm 2015,2016,2017) Tỷ lệ dư nợ cho vay/Vốn huy động và Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản của chi nhánh tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với mức thông thường chứng tỏ nguồn vốn chưa được sử dụng tối ưu. Trong những năm tiếp theo Oceanbank Quảng Ninh phấn đấu cân bằng các tỷ lệ này để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu hệ số Nợ quá hạn của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
LVTS Quản trị kinh doanh
NQH có khả năng thu hồi 822 375 682 NQH không có khả năng thu hồi 22,982 7,112 6,858 Nợ quá hạn 23,804 7,487 7,540 Tổng dư nợ 54,137 83,521 238,345
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 43.97% 8.96% 3.16%
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi/Tổng dư nợ
3.45% 5.01% 9.05%
Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn
96.55% 94.99% 90.95%
(Báo cáo tài chính năm 2015,2016,2017) Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ giảm dần qua thời gian và đang tiến sát về mức an toàn 3%.
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi/Tổng dư nợ đang ở mức dưới 10% và vẫn trong tầm kiểm soát.
Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn vẫn cao ở mức trên 90%, đây là những khoản cấp tín dụng quá hạn trước đây mà chi nhánh đang tập trung thu hồi.
Trong giai đoạn 2015-2017 chi nhánh đã xử lý được gần 1/3 số dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi và gần như không phát sinh dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi mới, điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh. Với những khoản cấp tín dụng quá hạn còn lại chi nhánh đã và đang thực hiện các thủ tục pháp lý gửi lên tòa án để tiếp tục xử lý trong thời gian sắp tới.
Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng và bù đắp RRTD
Đơn vị: triệu đồng
LVTS Quản trị kinh doanh
CHỈ TIÊU
2015 2016 2017
Giá trị Giá trị Thay đổi
(%) Giá trị Thay đổi (%)
DP cụ thể
3, 884
2,
658 (31.56%)
3,
584 34.84%
DP chung
674
563 (16.53%)
1,
683 199.04%
Cộng quỹ dự phòng
4, 558
3,
221 (29.34%)
5,
268 63.53%
Dư nợ cho vay
54, 137
83,
521 54.28%
238,
345 185.37%
DP/dư nợ cho
vay 8.42% 3.86% 2.21%