Đánh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương chi nhánh quảng ninh (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH

2.2 Thực trạng công tác quản trị RRTD của NH TM TNHH MTV Đại Dương

2.2.6 Đánh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương chi nhánh Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Oceanbank, nên mọi quy định, chính sách về quản trị rủi ro tín dụng đều tuân theo quy định chung của Oceanbank. Việc đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương chi nhánh Quảng Ninh chính là đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương.

2.2.6.1 Về nhận biết rủi ro

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng thương mại cổ phần sang Ngân hàng 100% vốn do nhà nước làm chủ sở hữu, Oceanbank đã thiết lập được danh mục tín dụng mục tiêu, định hướng tín dụng trên cơ sở đó hướng các đơn vị kinh doanh phát triển tín dụng vào những nhóm khách hàng, nhóm ngành tiềm ẩn ít rủi ro giảm rủi ro theo quy mô và cơ cấu.

Ngân hàng đã nghiên cứu và ban hành rất nhiều văn bản quy định về hoạt động tín dụng để phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở danh mục hồ sơ tín dụng được quy định chung và cụ thể trong từng sản phẩm/chương trình kết hợp với các chỉ tiêu định tính và định lượng, cán bộ

LVTS Quản trị kinh doanh

tín dụng và lãnh đạo đơn vị có thể phân tích và đánh giá khách hàng để phát hiện nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và khoản nợ cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá của bản thân học viên, các văn bản quy định của Oceanbank vẫn chưa sát với thực tế và phù hợp với xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng hiện đại. Các sản phẩm mới ban hành chưa có sự đổi mới so với các sản phẩm kinh doanh thông thường của các đơn vị bạn nên cũng khó để thu hút khách hàng, khi đưa các sản phẩm ra áp dụng thực tế thường phải chỉnh sửa rất nhiều gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi thường xuyên phải cập nhật những thay đổi.

Việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để cấp tín dụng rất cần đội cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và nắm vững nghiệp vụ.

Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua nhân sự Oceanbank có rất nhiều biến động, phần lớn đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm đã nghỉ việc trong khi việc tuyển dụng mới rất khó khăn, đội ngũ cán bộ tín dụng mới gần như đều là sinh viên mới ra trường, chưa va chạm công việc, chưa có kinh nghiệm nên việc thẩm định, phân tích, đánh giá và xử lý hồ sơ của khách hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó áp lực tăng trưởng cũng khiến cho cán bộ tín dụng và trưởng các đơn vị cấp tín dụng không thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng, bỏ qua những nhân tố có thể gây rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.2.6.2 Đo lường rủi ro

Oceanbank thực hiện xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên nguồn tài liệu để đánh giá chưa đáng tín cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán; cách cho điểm phụ thuộc lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm mà dưới áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, các cán bộ tín dụng có thể can thiệp để thay đổi thứ hạng cho khách hàng theo hướng có lợi.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đối tượng khách hàng đang trở nên cực kỳ đa dạng, rủi ro tín dụng trở nên phức tạp và khó kiểm soát nên việc áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro dựa trên các phương pháp truyền

LVTS Quản trị kinh doanh

thống như hiện nay sẽ không đảm bảo chuẩn xác, do đó ngân hàng nên cập nhật những biện pháp đo lường rủi ro hiện đại hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.2.6.3 Ứng phó rủi ro

- Oceanbank đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho từng đơn vị kinh doanh dựa trên năng lực và kết quả kinh doanh của từng đơn vị.

Việc phân cấp thẩm quyền tín dụng nhằm quy định rõ trách nhiệm của các cấp phê duyệt trong quyết định tín dụng khiến các đơn vị cấp tín dụng có trách nhiệm và cẩn trọng hơn trong quá trình thẩm định và ra quyết định tín dụng.

- Quy định giới hạn tín dụng và tỷ lệ nợ xấu nhằm hạn chế tập rủi ro tín dụng vào một nhóm khách hàng hay một nhóm ngành nghề, đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Oceanbank luôn ở trong tầm kiểm soát.

- Công tác quản trị nội bộ về rủi ro tín dụng chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ mang tính chất tuyên truyền, cảnh báo. Hoạt động đào tạo nhân sự của ngân hàng được thực hiện thường xuyên ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên hoạt động đào tạo mang nặng tính lý thuyết chưa đi sâu vào hoạt động thực tế nên không phát huy hiệu quả. Các cán bộ tín dụng mới đa phần học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước truyền lại không theo chuẩn mực và quy tắc nào trong khi các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và nắm chắc nghiệp vụ hiện tại ở ngân hàng cũng không nhiều nên nên có thể dẫn đến sai dây chuyền cả của cả một đơn vị. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng trong giai đoạn tới nếu muốn phát triển hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.

2.2.6.4 Kiểm soát rủi ro

Ngân hàng đã triển khai mô hình quản lý nợ xấu với các bộ phận chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính đến các chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị RRTD của ngân hàng đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước.

Hệ thống corbanking của ngân hàng đã lạc hậu và không phục phụ kịp thời nhu cầu báo cáo thông tin cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc đầu tư vào hệ

LVTS Quản trị kinh doanh

thống công nghệ hiện đại cần tiềm lực tài chính và đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, trong điều kiện hiện tại ngân hàng rất khó có thể đáp ứng.

Quá trình kiểm soát rủi ro được thực hiện trước, trong và cả sau khi cho vay.

Tuy nhiên việc kiểm tra sau cho vay của các cán bộ tín dụng thường mang tính chất hình thức, không sát thực tế, không đánh giá đúng thực trạng sử dụng vốn hay hoạt động kinh doanh của khách hàng dẫn đến không đảm bảo khả năng trả nợ khoản tín dụng đã cấp.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện cả trực tiếp và gián tiếp từ xa tuy nhiên cũng chưa phát hiện được những lỗi trọng yếu, chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương chi nhánh quảng ninh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)