CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TM TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG CN QUẢNG NINH
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TM
3.2.3 Giải pháp cho quá trình ứng phó rủi ro tín dụng
Bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hiện đại cho bộ phận quản lý và những người chuyên trách tại hội sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng.
Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. Thiết lập cơ sở hạ tầng hiệu quả cho việc thu thập, tổng hợp dữ liệu và báo cáo rủi ro. Hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất không chỉ là tuân thủ mà còn phục vụ mục tiêu đưa ra các dự báo khả năng xảy ra tổn thất, cũng như ước tính mức độ ảnh hưởng của tổn thất.
Công tác thẩm định tài sản, dự án, năng lực tài chính của khách hàng đòi hỏi kỹ năng phân tích, đánh giá, trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng rất cao, do đó, ngân hàng cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Đội ngũ giảng dạy nên là các chuyên gia bên ngoài, các chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy... Cùng với đó, cần có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng đối với nhân viên có thành tích xuất. Có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp rõ ràng.
LVTS Quản trị kinh doanh
Truyền thông về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên ngân hàng cũng là một trong những yếu tố cần thiết sau một loạt những sai phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng.
Xây dựng văn hóa quản trị RRTD thống nhất và xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Xây dựng văn hóa ngân hàng phải được thực hiện nghiêm túc có hệ thống từ cấp trên xuống cấp dưới, từ thế hệ người lao động này sang thế hệ người lao động khác, có tính kế thừa và luôn được bổ sung, hoàn thiện, tuân thủ những nguyên tắc nhất định: Tuân thủ quy trình, quy định văn bản pháp luật và của ngân hàng; Ý thức phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro là việc phải làm thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc...
Nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và đo lường rủi ro, nên định hướng chính sách quản trị RRTD trong năm hoạt động, từ đó dự báo những rủi ro có khả năng xảy ra.
Tăng cường giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của RRTD trong tương lai bằng cách tránh cho vay quá mức, duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lượng khoản vay. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược dài hạn từ những biện pháp phòng ngừa RRTD từ xa như hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo áp dụng chính sách tín dụng nhất quán và chặt chẽ trong ngân hàng.
Phái sinh tín dụng ngày nay đã trở thành một sản phẩm mới trong công nghệ quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại và ngược lại, Oceanbank cũng nên quan tâm hơn đến loại hình công cụ phái sinh này để quản lý rủi ro. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép ngân hàng và các tổ chức tín dụng chuyển giao rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro khác thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng
LVTS Quản trị kinh doanh
mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép ngân hàng này duy trì được các mối quan hệ sẵn có.
Việc mua bảo hiểm giúp cho ngân hàng thu hồi được nợ nếu không may khách hàng rơi vào tình trạng phá sản, thất nghiệp, không có thu nhập để trả . Tuy nhiên việc mua bảo hiểm cũng gây thêm gánh nặng chi phí cho khách hàng nên ngân hàng cũng nên đánh giá kỹ năng lực, hoạt động kinh doanh của khách hàng, cân nhắc việc yêu cầu mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết.
Để thực hiện quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, các ngân hàng sẽ cần thực hiện cách thức thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ nhằm thực hiện phân tích dự báo về tổn thất.
Thay đổi hành vi và văn hóa doanh nghiệp. Gần đây, không ít sự kiện rủi ro xảy ra liên quan đến văn hóa quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro ở các ngân hàng, đặt ra nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện hành vi/nhận thức về quản trị rủi ro hoạt động tại toàn ngân hàng.
Một số ngân hàng tiên tiến khi đã có sự trưởng thành trong hoạt động quản trị rủi ro thường sử dụng các chương trình quản trị rủi ro hoạt động nâng cao, với việc đưa ra các báo cáo về những thay đổi trong quan điểm và hành vi của nhân viên đóng vai trò là dấu hiệu cảnh báo về những sai trái đạo đức có thể xảy ra.
Một số ngân hàng chưa có cơ chế hay chế tài liên quan đến các tổn thất giá trị nhỏ nhưng hay xảy ra, mà chỉ chú trọng vào các tổn thất ít xảy ra và có giá trị lớn.
Việc tái tập trung vào quản trị rủi ro hoạt động khi liên kết giữa công tác thiết kế sản phẩm, lương thưởng theo doanh số, mục tiêu quản trị và hành vi của nhân viên sẽ hỗ trợ các ngân hàng xây dựng và triển khai tốt hơn bộ quy tắc ứng xử đối với rủi ro hoạt động có nguyên nhân từ con người. Từ đó, các sự kiện tổn thất không còn là khoản chi phí không tránh được trong báo cáo kết quả kinh doanh và ban lãnh đạo ngân hàng có thể kiểm soát được các tổn thất này.
LVTS Quản trị kinh doanh
Xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm.
Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả.
3.2.4 Giải pháp cho việc kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng
Đối với việc kiểm soát
Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng.
Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ xấu để ngân hàng có thể định lượng được rủi ro cho mọi khoản vay đã và đang phát sinh, góp phần tích cực vào việc đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng mình, xác định đúng bản chất để xử lý nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần nợ quá hạn (nhóm 2) và nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5).
Nâng cao ý thức của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra giám sát hoạt động sau cho vay của khách hàng đảm bảo số tiền vay được sử dụng đúng mục đích theo đúng phương án kinh doanh mà ngân hàng đã thẩm tra, đánh giá tính khả thi.
Đối với việc xử lý rủi ro tín dụng
Biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi
LVTS Quản trị kinh doanh
nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.
Biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...
Biện pháp bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
Biện pháp xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.