CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG
1.1. Dự án đầu tư và quản trị dự án đầu tư
1.1.1. Dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa về dự án:
Theo ISO 9000:2000, Dự án là một quá trình đơn giản nhất, gồm tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất (vật chất, tinh thần, dịch vụ).
Dự án = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN SẢN PHẨM DUY NHẤT
LVTS Quản trị kinh doanh
Hình 1.1 Chu kỳ của dự án đầu tư
(Trịnh Quốc Thắng 2006, trang 5)
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.( Bùi Xuân Phong 2006, trang 10).
Như vậy, theo định nghĩa này: dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
1.1.1.2 Đặc điểm các dự án đầu tư
Từ những định nghĩa khác nhau có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của dự án đầu tư như sau:
-Dự án có mục đích, kết quả xác định. Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt được kết quả cụ thể. Tập hợp các kết quả cụ thể đó hình thành nên kết quả chung của dự án. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải thống nhất với nhau đảm bảo các mục tiêu chung cơ bản về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
-Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc... Dự án không tồn tại mãi mãi. Nhóm quản trị sẽ giải tán khi dự án kết thúc.
LVTS Quản trị kinh doanh
-Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Bất kỳ dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên liên quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, cơ quản quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thành phần tham gia các dự án không giống nhau, tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư và tính chất của dự án. Luôn có sự quan hệ và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
-Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất. Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao.
-Môi trường hoạt động phức tạp. Nguồn lực của một tổ chức là khan hiếm, có giới hạn. Do đó các dự án là phải chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm đó. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị... Một số trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu thuẫn nhau. Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
-Tính bất định và rủi ro cao. Để thực hiện hầu hết các dự án cần phải có lượng tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.
1.1.1.3 Yêu cầu đối với dự án đầu tư
LVTS Quản trị kinh doanh
Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
-Tính pháp lý: tất cả các đề xuất trong dự án phải phù hợp với luật pháp hiện hành và các văn bản pháp quy dưới luật.
Các yếu tố sau đây trong dự án phải có đủ căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân của đối tác, khả năng tài chính, các thông tin khác liên quan đến các đối tác, các hợp đồng liên quan, định giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng, kỹ thuật - công nghệ, môi trường, lao động - tiền lương,...
-Tính khoa học: yêu cầu này đòi hỏi người lập dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng và tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về thị trường, kỹ thuật - công nghệ và tài chính. Trong tính toán, dữ liệu phải có đủ căn cứ, nguồn cung cấp phải có tư cách pháp nhân, các phương pháp phân tích, đánh giá phải có cơ sở khoa học.
Trong dự án phải tiến hành hoạch định để từ các đầu vào có thể tạo ra được các đầu ra với hiệu quả cao. Bản chất của hoạch định trong dự án là với mỗi vấn đề cần nêu ra các khả năng chọn lựa, tính toán, phân tích, so sánh các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất, thích hợp nhất để đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện. Cơ sở để hoạch định là các phương pháp phân tích định tính kết hợp với các phương pháp phân tích định lượng. Những đề xuất, kiến nghị chưa qua hoạch định, chưa được chứng minh về tính phù hợp đều không được coi là xác đáng.
-Tính hợp lý: dự án đầu tư phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, vùng kinh tế cũng như của các địa phương. Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án, phù hợp với
LVTS Quản trị kinh doanh
truyền thống, phong tục tập quán của cư dân. Nội dung, hình thức trình bày của dự án phải phù hợp với các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng về đầu tư, đối với dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân theo những quy định chung mang tính quốc tế.
-Tính thực tiễn: để đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư.
-Tính hiệu quả: trong dự án phải chứng minh được hiệu quả của dự án về mặt tài chính cũng như về mặt kinh tế - xã hội thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Tránh phóng đại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó cần đánh giá mức độ rủi ro của dự án: xem xét các chỉ tiêu về an toàn đầu tư, khả năng trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án.
1.1.1.4 Phân loại dự án đầu tư - Phân loại theo nguồn vốn:
+ Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác)
+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài ( nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI)
-Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
+ Dự án đầu tư thiết bị viễn thông nhóm A: có mức vốn đầu tư lớn hơn 400 tỷ VNĐ.
+ Dự án đầu tư thiết bị viễn thông nhóm B: có mức vốn đầu tư từ 20 tỷ đến 400 tỷ VNĐ.
LVTS Quản trị kinh doanh
+ Dự án đầu tư thiết bị viễn thông nhóm C: có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 20 tỷ VNĐ.