Quản trị chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị dự án phát triển mạng vô tuyến và truyền dẫn tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG

2.2 Công tác quản trị dự án đầu tư tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư

2.2.2.1 Quản trị chất lượng

Chất lượng và độ ổn định trong hoạt động của thiết bị viễn thông luôn là vấn đề được Tổng công ty quan tâm hàng đầu vì nó không chỉ thể hiện uy tín, thương hiệu của Tổng Công ty mà còn đảm bảo mở rộng vùng phủ sóng, tăng cường phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Do đó, Tổng Công ty

LVTS Quản trị kinh doanh

luôn quan tâm tổ chức quản trị toàn diện chất lượng các dự án thiết bị công nghệ viễn thông kể từ thời kỳ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đảm bảo chất lượng, hiệu quả và nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật.

a) Thời kỳ chuẩn bị đầu tư

Để tránh sự đầu tư không hiệu quả gây lãnh phí nguồn vốn, Tổng Công ty đã lựa chọn, phân công phân nhiệm cho các Phòng/ban chức năng, các chuyên gia kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ chuyên môn thực hiện phân tích, đánh giá trên cơ sở các số liệu mạng lưới thực tế bằng các tính toán khoa học, để đưa ra các phương án hợp lý.

b) Thời kỳ thực hiện đầu tư

Trong thời kỳ này, có bốn việc quan trọng quyết định đến chất lượng của dự án đầu tư thiết bị viễn thông:

- Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, dịch vụ lắp đặt, tối ưu hóa.

- Khảo sát lắp đặt thiết bị.

- Thiết kế HLD, LLD cho dự án.

- Lắp đặt thiết bị, tích hợp, đo kiểm tối ưu hóa và đưa vào khai thác.

* Đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Việc đấu thầu triển khai lựa chọn nhà thầu tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone thực hiện theo đúng quy trình, các nhà thầu đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật thiết bị cung cấp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về tài chính sẽ được lựa chọn; tuy nhiên quá trình lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cũng phải đáp ứng đảm bảo tuân thủ quy hoạch

LVTS Quản trị kinh doanh

phân vùng thiết bị, công nghệ theo định hướng quy hoạch chung của Tổng công ty.

* Khảo sát lắp đặt thiết bị:

Việc khảo sát do nhà thầu thực hiện, chi tiết với từng trạm, tuyến viba sẽ triển khai lắp đặt. Báo cáo khảo sát kỹ thuật tại trạm (TSSR: Technicial Site Survey Report) sẽ được nhà thầu lập, dựa trên các kết quả khảo sát thực tế tại trạm:

- Điểm cấp nguồn cấp điện AC/DC, vị trí lắp đặt tủ nguồn AC/DC (nếu có); ví trí đi dây feeder, dây cáp trung tần/cầu cáp, điểm đấu đất công tác, đất bảo vệ thiết bị.

- Các thiết bị hiện hữu đang hoạt động trong phòng máy:

2G/3G, chủng loại thiết bị, viba, tần số đang hoạt động, công suất tủ nguồn, đánh giá tải nguồn tiêu thụ hiện tại.

- Vị trí lắp tủ thiết bị trong phòng máy .

- Vị trí lắp thiết bị ngoài trời: anten viba, anten 3G/4G;

- Các hướng Light of Sight đến trạm B đối với khảo sát lắp đặt tuyến viba (thể hiện bằng ảnh chụp, đánh dấu ănten trạm B sẽ lắp đặt).

( tất cả các vị trí dự kiến lắp đặt đều được thể hiện bằng ảnh chụp)

Việc xác nhận TSSR được phân cấp cho các cán bộ trực tiếp vận hành khai thác tại địa bàn tỉnh triển khai dự án thực hiện, đảm bảo tính chính xác, thống nhất cao cho quá trình triển khai lắp đặt sau này.

* Thiết kế HLD, LLD cho dự án:

- Thiết kế cấu hình kết nối tổng thể cho dự án: High Level Design, thể hiện mức kết nối từ thiết bị 2G/3G/4G đến các thiết bị

LVTS Quản trị kinh doanh

cấp 2 MUX/RNC/Router trước khi về Core Site (MSC/SGSN/EPC);

- Thiết kế kỹ thuật mức chi tiết (Low Level Design), bao gồm:

+ Thiết kế dung lượng trạm, dung lượng và cấu hình kênh thuê kết nối MUX, thiết bị RNC phục vụ theo từng khu vực.

+ Thiết kế tần số sử dụng cho tuyến viba, độ cao anten, hướng anten; thiết kế tuyến viba: công suất phát dự kiến,..

+ Thiết kế tham số vô tuyến cho trạm: mã trạm, tên trạm, độ cao anten, công suất phát, tham số PSC, CellID; dung lượng kênh thuê IuB/viba, cấu hình chi tiết trạm theo từng hướng sector.

Việc xác nhận các tham số kỹ thuật cho từng trạm, tuyến được thực hiện bởi cán bộ chuyên về thiết kế, tối ưu hóa của Phòng Kỹ thuật tại các Trung tâm mạng lưới trên địa bàn triển khai dự án.

*Lắp đặt thiết bị, tích hợp, đo kiểm tối ưu hóa và đưa vào khai thác

Sau khi thực hiện xong các bước khảo sát, thiết kế, nhà thầu triển khai lắp đặt thiết bị theo biên bản TSSR đã được xác nhận, dưới sự giám sát lắp đặt của các cán bộ trực tiếp vận hành khai thác thiết bị tại địa bàn. Một số công việc liên quan đến việc kiểm soát chất lượng giai đoạn này được thực hiện, cụ thể như sau:

- Kiểm tra năng lực nhà thầu, trình độ cán bộ thi công tại trạm:

+ Năng lực thi công của nhà thầu: số lượng tổ/đội hiện có, năng lực quản lý các tổ/đội.

+Chứng chỉ hành nghề: chứng chỉ leo cột cao, chứng chỉ lắp đặt do nhà cung cấp thiết bị kiểm tra và cho phép thực hiện.

- Kiểm tra và giám sát chất lượng thiết bị (so với CO và CQ), vật tư, vật liệu sẽ lắp đặt tại trạm.

LVTS Quản trị kinh doanh

- Kiểm tra quy trình lắp đặt, sơ đồ, vị trí các thiết bị lắp đặt có đúng so với báo cáo TSSR đã được xác nhận hay không.

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài nhà trạm.

- Kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình lắp đặt, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật tại trạm (PAT) sau khi hoàn thành lắp đặt, tích hợp, phát sóng.

- Thực hiện đo kiểm dịch vụ tại trạm sau khi tích hợp, phát sóng: thực hiện các bài test dịch vụ thoại, data cơ bản; đảm bảo thành công mới cho phép trạm đưa vào khai thác chính thức.

- Các bài đo kiểm tối ưu hóa đảm bảo KPIs cam kết trong hợp đồng, tối ưu hóa vùng phủ sóng sẽ được thực hiện trong thời gian sau khi trạm đưa vào hoạt động từ 5-20 ngày, bao gồm:

+ Đo kiểm drivertest, phân tích kết quả đo, đánh giá chất lượng.

+ Thực hiện các biện pháp cân chỉnh, điều chỉnh tham số để có vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

+ Đo kiểm sau khi thực hiện điều chỉnh, có thể tiếp tục điều chỉnh, căn chỉnh tiếp để đạt được yêu cầu về chất lượng các chỉ tiêu KPIs so với cam kết trong hợp đồng.

c) Thời kỳ kết thúc đầu tư

- Sau khi các trạm được lắp đặt theo đúng thiết kế TSSR, thiết kế HLD tổng thể toàn dự án, hoàn thành các bài test trong biên bản nghiệm thu kỹ thuật tại trạm (PAT), nghiệm thu kỹ thuật sơ bộ (PAC); dự án được chính thức xác nhận hoàn thành; các thiết bị trong dự án được giao vận hành khai thác cho đơn vị trực tiếp quản lý (Trung tâm Mạng lưới miền).

LVTS Quản trị kinh doanh

- Các thiết bị trong dự án được bảo hành trong thời gian 24 tháng, chính thức tính từ thời điểm cấp PAC cho nhà thầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị dự án phát triển mạng vô tuyến và truyền dẫn tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)