Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định chấp nhận sử dụng xăng sinh học e5 của người dân tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 40)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây

Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây

Các yếu tố NC1 NC2 NC3 NC4 NC5 NC6 NC7 Đề xuất của tác giả

1 Thái độ X X X X

2 Chuẩn chủ quan X X X X X

3 Kiểm soát hành vi cảm

nhận X X

4 Biến bên ngoài X

5 Nhận thức sự hữu ích X X X

6 Chi phí X X

7 Lợi ích liên quan X

8 Khả năng quan sát X

9 Dễ tiếp cận X X

10 Tính hữu dụng sản phẩm X

11 Giá trị cảm nhận X

12 Lời truyền miệng X X

13 Chính sách X X

14 Đủ số lượng X

15 Đảm bảo chất lượng xăng X

16 Xăng tốt cho xe máy theo

kinh nghiệm X

17 Cửa hành thuận tiện cho

dừng xe X

18 Giá cả đúng quy định X

19 Thương hiệu nhà cung cấp

và cửa hàng X

20 Nhân viên cửa hàng vui vẻ,

nhiệt tình X

21 Cửa hàng lớn, rộng rãi X

22 Loại xăng người thân, bạn

bè khuyên dùng X

23 Nhà nước khuyến khích tiêu

dùng X

24 Quảng cáo, tuyên truyền

của doanh nghiệp X

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

LVTS Quản trị kinh doanh

Ghi chú:

NC1: Nghiên cứu của Ajzen & Fishbein (1985) NC2: Nghiên cứu của Ajzen (1991).

NC3: Nghiên cứu của Davis (năm 1986).

NC4: Nghiên cứu của Taylor & Todd (1995).

NC5: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2017).

NC6: Nghiên cứu của Lê Hồng Đắc & Hoàng Trọng (2019).

NC7: Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Oanh & Lưu Tiến Thuận (2019).

2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Thành phần “Dễ tiếp cận” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

H2: Thành phần “Nhận thức sự hữu ích” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

H3: Thành phần “Chi phí” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

H4: Thành phần “Chuẩn chủ quan” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

H5: Thành phần “Lời truyền miệng” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

H6: Thành phần “Chính sách” có tương quan dương đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu.

2.5.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết về quyết định mua của người tiêu dùng và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: gồm 1 yếu tố độc lập và 6 yêu tố phụ thuộc. Tất cả các yếu tố đều được kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây bao gồm: (1) Dễ tiếp cận, (2) Nhận thức sự hữu ích, (3) Chi phí, (4), Chuẩn chủ quan (5) Lời truyền miệng, (6) Chính sách. Các yếu tố này đều được kế thừa tử kết quả nghiên cứu của các tác giả trước được tổng hợp tại bảng 2.1, trong đó có nhiều yếu tố mặc dù tên gọi có khác nhau, nhưng bản chất không khác nhau, đồng thời có nhiều yếu tố theo nhận định chủ

LVTS Quản trị kinh doanh

quan của tác giả không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng, cụ thể:

- Hai yếu tố “nhận thức sự hữu ích” và “lợi ích liên quan” mặc dù tên gọi có khác nhau nhưng về ý nghĩa đều thể hiện lên nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm.

- Hai yếu tố “chi phí” và “giá cả đúng quy định” đều thể hiện cảm nhận về chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra để sử dụng sản phẩm.

- Ba yếu tố “dễ tiếp cận”, “cửa hàng thuận tiện cho dừng xe” và yếu tố “cửa hàng lớn, rộng rãi” đều mang ý nghĩa thể hiện việc người tiêu dùng có dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm hay không.

Ngoài ra các yếu tố khác theo nhận định chủ quan dựa trên kinh nghiệm trong lĩnh vực xăng dầu tác giả cho rằng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng. Do đó, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất 6 yếu tố sau có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tình Bà Rịa Vũng tàu: Dễ tiếp cận, nhận thức sự hữu ích, chi phí, chuẩn chủ quan, lời truyền miệng, chính sách.

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả Chính sách

Dễ tiếp cận

Nhận thức sự hữu ích Chi phí

Chuẩn chủ quan Lời truyền miệng

H1 Các nhân tố

nhân khẩu học - Giới tính - Độ tuổi - Nghề nghiệp - Trình độ học vấn

Quyết định của người tiêu dùng H2

H3 H4 H5 H6

LVTS Quản trị kinh doanh

Tóm tắt chương 2

Chương 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết về quyết định sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng lược khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước, nghiên cứu đề xuất gồm 06 yếu tố ((1) Dễ tiếp cận, (2) Chi phí, (3) Lời truyền miệng, (4) Chuẩn chủ quan, (5) Nhận thức sự hữu ích, (6) Chính sách.. Trong đó các yếu tố từ số (1) đến yếu tố số (6) là các yếu tố độc lập; yếu tố

“Quyết định” là yếu tố phụ thuộc.

Về việc tìm hiểu những nội dung này là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương tiếp theo trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

.

LVTS Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định chấp nhận sử dụng xăng sinh học e5 của người dân tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)