Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LÝỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Các nhân tố bên trong có sự ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã bao gồm các điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế và xã hội của địa phương. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng tới vấn đề phát triển kinh tế, phát triển con người, dân

trí...từ đó có những tác động tới chất lượng cán bộ, công chức, bởi vì đội ngũ này phần lớn đều là con em địa phương, chịu ảnh hưởng từ các đặc điểm của cộng đồng.

Những khu vực có sự phát triển lớn mạnh về kinh tế, sẽ yêu cầu đội ngũ cán bộ với nhiều kỹ năng về quản lý phát triển kinh tế hơn tại các khu vực chậm phát triển.

Hay như khi quản lý cộng đồng với trình độ dân trí cao thì công tác quản lý, tuyên truyền sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, so với công tác tuyên truyền, giáo dục tại các địa bàn vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Như vậy có thể thấy, với mỗi điều kiện kinh tế, dân trí của địa phương khác nhau thì yêu cầu về chất lượng cán bộ công chức cấp xã cũng khác nhau. Đòi hỏi mỗi cán bộ tại khu vực phải có những sự tự đánh giá xem vị trí của mình cần kỹ năng, kiến thức gì là quan trọng nhất, để có định hướng nâng cao, với sự trợ giúp từ phía chính quyền các cấp cao hơn. Từ đó, chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại mỗi khu vực lại mang những đặc điểm khác nhau và cần phải có sự đánh giá công bằng khi xem xét tới các điều kiện này, thì mới có thể đưa ra đánh giá chính xác về chất lượng cán bộ công chức cấp xã.

Các nhân tố bên trong

- Cơ chế bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã

Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, khi mọi công tác được triển khai một cách công khai, dân chủ, sẽ tạo điều kiện để lựa chọn được người cán bộ tốt, phù hợp về năng lực với vị trí công tác. Vì thế mà hiệu quả công việc sẽ được nâng lên rất nhiều.

Cơ chế bầu cử cán bộ cấp xã phải thực sự được triển khai một cách công khai, với sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của nhân dân tại khu vực trong việc sử dụng lá phiếu của mình để lựa chọn người cán bộ tốt nhất, phục vụ lại nhân dân một cách hiệu quả nhất.

Quá trình bố trí cán bộ phải được sự tham gia đóng góp của đông đảo các nhà quản lý, các thành viên Hội đồng nhân dân có nhiều kinh nghiệm. Để thực sự tìm được người phù hợp nhất với từng vị trí công việc được giao.

Công tác tuyển dụng cần được xây dựng đồng bộ giữa quy định về pháp luật đối với cán bộ công chức cấp xã với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ. Từ đó đưa ra một bộ khung chuẩn, giúp công tác lựa chọn các vị trí được dễ dàng, thuận lợi. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã là khâu quan trọng quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, phẩm chất. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì sẽ không lựa chọn được những người đủ năng lực, phẩm chất để bổ sung cho lực lượng công chức cấp xã.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ư nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhằm trang bị kiến thức, đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu của công việc. Không phải trong suốt thời gian công tác người cán bộ, công chức cấp xã chỉ học một lần, mà ngược lại, cần được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung và cập nhật kiến thức một cách liên tục trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giới hạn ở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, mà cần đặc biệt quan tâm tới đào tạo nâng cao kỹ năng thực hiện công việc và những kiến thức có liên quan đến công việc của người cán bộ, công chức, góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế về trình độ cán bộ, công chức cấp xã cũng như hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ công chức.

- Chế độ chính sách cán bộ, công chức cấp xã

Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ đối với cán bộ công chức sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từng địa phương.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã bao gồm chế độ chính sách về sử dụng và quản lý, về đào tạo và bồi dưỡng, về đảm bảo các lợi ích vật chất và tinh thần… Tuy nhiên, khi đã có chế độ chính sách đúng nó còn đòi hỏi việc thực hiện phải công bằng, thống nhất, công khai, kịp thời và khoa học. Có như vậy chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chức mới phát huy tác dụng.

Chế độ chính sách phải có sự áp dụng linh hoạt tại các địa phương, với sự ưu tiên cho các khu vực có điều kiện khó khăn của huyện Quang Bình nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Có như vậy mới tạo cho đội ngũ cán bộ công chức sự yên tâm và thoải mái trong công việc.

Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Trong mọi hoạt động quản lý, công tác đánh giá luôn là một công cụ tốt để các lãnh đạo cấp trên có được một cái nhìn khách quan về chất lượng công việc của cấp dưới.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, việc đánh giá cán bộ càng trở nên cấp thiết, vì một vị trí cán bộ làm việc không hiệu quả sẽ gây hệ lụy xấu tới lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Vị trí đó cần được phát hiện sớm và thay thế nhân lực mới cho phù hợp. Muốn làm tốt công tác này, đòi hỏi phải có được một kết quả

đánh giá mang tính khách quan nhất, thông qua cơ chế đánh giá cán bộ đang được huyện Quang Bình triển khai vào thực tiễn những năm qua.

Công tác đánh giá cán bộ hiện nay được thực hiện một cách thường xuyên, dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành địa phương cũng như của huyện, điều này giúp cho kết quả đánh giá được là khách quan, ngoài ra việc đánh giá nghiêm túc như vậy, sẽ khiến cho mọi cán bộ công chức cấp xã ư thức được áp lực trong việc hoàn thành công việc được giao, có sự nỗ lực phấn đấu trong công việc để được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)