CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LÝỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xă của huyện Quang B́ình, tỉnh Hà Giang
3.1.1. Quan điểm
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, nhưng huyện Quang Bình vẫn là một huyện nghèo, ðiểm xuất phát kinh tế thấp. Cấp xã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực ở cơ sở. Cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; trực tiếp lo giải quyết công ăn, việc làm, đời sống của nhân dân; trực tiếp giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ nhân dân và mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước. Cấp xã ổn định thì huyện, tỉnh, Trung ương ổn định. Cấp xã mạnh thì huyện, tỉnh, Trung ương mạnh.
Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội ở cơ sở.
Sự trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi công việc của đất nước. Bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả hay không đều tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đội ngũ này đa số đều trưởng thành từ thực tiễn sản xuất và công tác, gắn bó với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân ở địa phương. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là người am hiểu đặc điểm
tình hình địa phương, thấu hiểu cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Họ có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với quần chúng nhân dân.
Hiệu quả công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng tích cực của quần chúng và của người lãnh đạo.
Ư thức được vai trò của cán bộ công chức cấp xã trong việc quản lý và phát triển của địa phương, Huyện Quang Bình đã không ngừng tập trung các nguồn lực, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Trong đó chú trọng phát triển đồng đều tại tất cả các xã và đầy đủ các kiến thức từ chuyên môn đến lý luận chính trị. Đây được xem là một trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ trong toàn huyện.
Cùng với việc định hướng công tác nâng cao chất lượng cán bộ thông qua việc học tập, đào tạo chuyên sâu, huyện Quang Bình còn chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thuận lợi. Ban hành các quy định về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện.
Đây được xem là những ưu tiên rất lớn của huyện đối với cán bộ, công chức cấp xã, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, trách nhiệm và làm việc hiệu quả.
Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo hướng công chức nhà nước như trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ.
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quang Bình, lãnh đạo huyện đã đề ra các định hướng cụ thể cho từng vấn đề.
Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.
Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương
Quá trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức phải theo kịp được sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Quang Bình phải chú ư đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.
Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.
Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn huyện. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm huyện, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã của huyện Quang Bình dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của huyện
Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để cán bộ công chức yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện.
3.1.3.Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Quang Bình có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết hợp tác, ư thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2016 100% các cấp ủy Đảng xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ đạt từ 30% trở lên. Nâng tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi trẻ và có trình độ cao.
Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 đối với cán bộ cấp xã, 95% cán bộ được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 98% công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 90%
được đào tạo chuyên môn cao đẳng và đại học. 90% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 65% công chức được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên. 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó 30% cán bộ, công chức cấp xã có kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên.
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng cụ thể hóa các quy định, tiêu chuẩn về bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Quang Bình nhằm lựa chọn được
những người có đủ đức, đủ tài. Đặc biệt thu hút được số sinh viên mới tốt nghiệp đại học loại giỏi mới ra trường.
Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã. Đảm bảo đánh giá cán bộ, công chức phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức cấp xã.
Căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, chức vụ cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.