CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LÝỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của Huyện Bắc Quang
Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong tám nhóm vấn đề mà Ban Thường vụ huyện ủy Bắc Quang (Tỉnh Hà Giang) tập trung chỉ đạo.
Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ Bắc Quang xác định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung chuẩn hoá đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ và lý luận chính trị.
Giai đoạn 2010-2015, hơn 500 lýợt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, nâng cao. Trong đó, 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (tăng 35,9% so với đầu nhiệm kỳ). Năm 2015, UBND huyện tiếp tục rà soát, thẩm định, giới thiệu 7 người tham gia lớp đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn khóa 2 của Tỉnh. Bên cạnh đào tạo, huyện chú trọng bồi dưỡng theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. 75 cán bộ cơ sở lên học việc ở các phòng, ban của huyện để rèn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc thực tế. Nhờ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ cơ sở, nhất là ở những vị trí chủ chốt thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo địa phương phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là việc lãnh đạo nhân dân xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa...
Cùng với chuẩn hoá trình độ, huyện Bắc Quang cũng đặc biệt quan tâm tới việc bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. Trong nhiệm kỳ, huyện đã luân chuyển 4 cán bộ trẻ, có năng lực ở cấp huyện về giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã.
UBND các xã, thị trấn của huyện Bắc Quang thực hiện việc công bố, công khai các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết công việc, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết tại bộ phận tiếp dân và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin và các quy trình ISO vào việc quản lý, điều hành, đã tạo thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra của lãnh đạo và nhân dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Nhờ đó, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện ngày càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về lý luận chính trị, có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đây là nền tảng quan trọng để Đảng bộ huyện giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực.
1.2.2. Kinh ngiệm của Huyện Hàm Yên
Là một địa phương tiếp giáp với huyện Bắc Quang và Quang Bình, điều kiện tự nhiên- văn hóa- kinh tế và xã hội của huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang có nhiều nét tương đồng với đặc điểm của huyện Quang Bình. Do vậy, công tác tổ chức, quản lý cán bộ, công chức cấp xã của huyện Hàm yên có nhiều điểm mới và một số kinh nghiệm có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của huyện Quang Bình.
Hàm yên xác định luôn coi trọng và thường xuyên đổi mới công tác cán bộ;
những đổi mới căn bản được cấp trên và nhân dân đánh giá cao như: UBND huyện thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng viên chức, quá trình tổ chức thi tuyển bảo đảm nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến công khai người trúng tuyển ở các vị trí cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng văn phòng điện tử liên thông.
Quan trọng hơn nữa là từ thái độ đến trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện được nâng lên rõ rệt. Thước đo chính là hiệu quả giải quyết công việc, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và
người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện xuống xã.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm yên còn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2014, huyện đã cử 120 cán bộ, công chức đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; gần 190 cán bộ, công chức cấp xã đi học lớp chuyên viên, tin học nâng cao; 67 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch HÐND, UBND các xã, thị trấn đi bồi dưỡng kiến thức quản lý, điều hành công việc; 10 đồng chí được cử đi tập huấn công tác tôn giáo…
Do chú trọng và làm tốt công tác cán bộ nên chất lượng giải quyết công việc chuyên môn được nâng cao. Năm 2014, các đồng chí lãnh đạo từ huyện xuống xã chỉ đạo, điều hành công việc thông suốt, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được thế mạnh của địa phương, đưa Hàm yên trở thành đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp; có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; giáo dục - đào tạo đã vươn lên vị trí thứ ba toàn tỉnh…. Ðến nay, 100% cán bộ, công chức tại các xã của huyện sử dụng mạng văn phòng điện tử liên thông để trao đổi thông tin, góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Ðặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ bộ phận một cửa - những người thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết và giải quyết nhiều nhất thủ tục hành chính cho nhân dân luôn tận tâm và hết mình với công việc. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để mọi người đến làm thủ tục hành chính tra cứu thông tin, đồng thời giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ được thực hiện nghiêm túc 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các địa phương trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Từ thực tiễn kinh nghiệp quản lý cán bộ, công chức tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và huyện Hàm Yên- tỉnh Tuyên Quang cho thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã có ư nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của địa phương. Qua đó, những bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Quang Bình như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, cần đầu tư những lớp học, khóa học, chương trình đào tạo có nội dung và hình thức đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế ngày càng hiện đại hóa.
Thứ hai, xây dựng đồng bộ hệ thống giải pháp, từ khâu tuyển dụng, đào tạo tới sử dụng, đánh giá CBCC. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, huyện Quang Bình cần quan tâm và chú trọng hơn nữa tới hoạt động tuyển dụng, tuyển chọn công chức, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Tổ chức thi tuyển công khai, công bằng, có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao về làm việc tại các xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, là nguồn cán bộ quy hoạch cho tương lai. Quan tâm đầu tư và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu, thủ tục hành chính để đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn, hạn chế thời gian thực hiện các thủ tục “rườm rà”, giúp hạn chế lao động dôi dư, khắc phục tình trạng công dân xếp hàng dài tại các cơ quan hành chính cấp xã. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ thông tin cũng giúp cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ CBCC được hiệu quả và xử lý các tình huống bất thường được kịp thời hơn.
Thứ tư, xây dựng vị trí việc làm, phân tích công việc, xác định khung năng lực và bản mô tả công việc cho các vị trí công việc. Qua bản mô tả công việc và phân công công việc sẽ xác định được cơ cấu, biên chế số lượng công chức thực hiện ở mỗi vị trí công việc là bao nhiêu, tiêu chuẩn cụ thể gồm những gì, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt công chức và đảm bảo được hiệu quả hoạt động. Những công việc được phân công cụ thể sẽ là căn cứ quan trọng để tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, phân loại thi đua hàng năm, hạn chế tình
trạng đánh giá cào bằng, góp phần động viên, khuyến khích cán bộ công chức làm việc nhiệt tình và tâm huyết hơn.
Thứ năm, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hiện đại, xây dựng văn hóa công sở. Thể lực, trí lực và tâm lực của con người chỉ có thể phát triển khi con người được làm việc trong môi trường thân thiện, phù hợp, đồng nghiệp tin tưởng và hỗ trợ trong công việc, lãnh đạo tín nhiệm, quan tâm phát triển và ngược lại. Các cơ quan hành chính nhà nước đôi khi còn cứng nhắc, chưa chú trọng tới văn hóa công sở. Việc xây dựng hình ảnh người cán bộ công chức thân thiện trong tiếp xúc với đồng nghiệp và công dân, vững vàng về chuyên môn và nghiêm túc trong thực hiện nội quy, quy chế sẽ giúp người dân có thiện cảm hơn, yên tâm hơn khi tới làm việc tại các cơ quan hành chính các xã và nâng cao hiệu quả quản lý của địa phương đó hơn.
CHƯƠNG 2