Giải pháp giáo dục

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 65 - 68)

Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở làng nghề chắnh là người sản xuất tại làng nghề. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, tổ chức các lớp tập huấn về môi trường, giáo dục, hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng tại nguyên đất và nước một cách bền vững, tuyên truyền vận động về bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất nhằm nâng cao ý thức của người dân tại làng nghề để họ tự nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chắnh là bảo vệ lợi ắch thiết thực và sức khỏe lâu dài của cộng đồng cũng như sản phẩm của họ, qua đó huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

Trong công tác quản lý, đối với các làng nghề nên lấy cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường, vì tại cấp xã, cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.

Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chắnh để các làng nghề sản xuất đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần dần công cụ thủ công,lạc hậu. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho các nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng về xử lý chất thải gây ô nhiễm, Nhà nước cần triển khai hiệu quả công tác giám sát kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường ở các làng nghề. Việc thực hiện đồng bộ các công tác này sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng làng nghề.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN Vầ KIẾN NGHỊ

Hà Tây - mảnh đất trăm nghề, là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế. Các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, đồng thời cũng giúp nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ắch đó, các chất thải từ các làng nghề cũng gây những tác động rất xấu tới môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường bao gồm: chất thải từ các làng nghề, các nhà máy, các khu công nghiệp, khu khai thác mỏ quặng, chất thải sinh hoạtẨ

Các kết quả điều tra, nghiên cứu và phân tắch môi trường đất, nước mặt và nước ngầm tỉnh Hà Tây đã cho thấy môi trường tại đây đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Đối với môi trường đất, điểm đáng lưu ý là vấn đề ô nhiễm kim loại vi lượng độc hại. Biểu hiện ô nhiễm lớn nhất trong môi trường đất thuộc về các nguyên tố As, Ni và Cu với mức độ ô nhiễm từ yếu đến trung bình. Đối với môi trường nước mặt, phần lớn các thông số tiêu chuẩn môi trường của môi trường nước mặt đều có

biểu hiện ô nhiễm như BOD5 có giá trị thay đổi từ 2 Ố 236 mg/l (so với QCVN

08:2008/BTNMT: BOD5 < 4mg/l), COD thay đổi từ 4,8 Ố 369,23 ( COD < 10mg/l

theo QCVN 08:2008/BTNMT), DO biến đổi trong khoảng từ 0,12 Ố 6,4 mg/l, trung bình 4,69; Biểu hiên ô nhiễm kim loại vi lượng lớn nhất thuộc về Ni (18,5% số mẫu ô nhiễm), As (15,4%), Mn (10,8%). Toàn bộ 100% mẫu nước ngầm có biểu hiện ô nhiễm amoni mức độ khá nặng, biểu hiện ô nhiễm kim loại vi lượng lớn thuộc về As và Pb. Các khu vực ô nhiễm tập trung chủ yếu tại các làng nghề, các khu công nghiệp và khu khai thác mỏ quặng.

Dựa theo kết quả phân tắch mẫu, có thể đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại Pb trong môi trường như sau: Tại môi trường đất và nước mặt, không có mẫu nào có hàm lượng Pb lớn hơn TCCP. Tuy nhiên, trong môi trường nước ngầm, biểu hiện ô nhiễm Pb là khá lớn, trong số 155 mẫu nước ngầm được lấy tại khu vực này thì có đến 27 mẫu có hàm lượng Pb vượt quá TCCP từ 1,1 đến 4,7 lần, thể hiện mức độ ô nhiễm từ yếu đến trung bình. Có thể luận giải về hiện tượng này là do sự di chuyển nguyên tố Pb từ môi trường đất và nước mặt vào môi trường nước ngầm, gây ra ô nhiễm Pb trong nước ngầm. Các khu vực ô nhiễm tập trung tại các làng nghề cơ kim khắ, làng nghề dệt nhuộm, các khu công nghiệp và khu khai thác mỏ quặng. Điều này biểu hiện vai trò cung cấp Pb cho môi trường của các hoạt động sản xuất làng nghề, hoạt động công nghiệp và khai thác mỏ.

Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân trong khu vực. Các điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của người dân tại

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

các khu vực làng nghề ngày càng tăng cao, biểu hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng môi trường với sức khỏe người dân.

Dựa trên cơ sở đánh giá chất lượng môi trường và nguy cơ ô nhiễm Pb của khu vực nghiên cứu có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý nguồn nước ngầm để phục vụ người dân thông qua các biện pháp kỹ thuật, xử lý tận gốc, quy hoạch, quản lý và giáo dục cộng đồng.

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh cần xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ tại các địa phương từ đó có các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

TầI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Bảng (2004), Các phương pháp xử lý nước và nước thải (Giáo

trình dành cho sinh viên chuyên đề năm thứ 4).

2. Phùng Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Nội (2005), Cơ sở hóa học

môi trường, NXB Đại học Sư phạm.

3. Trần Ngọc Lan (2005), Hóa học nước tự nhiên (Giáo trình).

4. Mai Trọng Nhuận (2001), Địa hóa môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

5. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia Ố Môi

trường làng nghề Việt Nam.

6. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (2009), Báo cáo tổng kết dự án

ỀĐánh giá hiện trạng, nguyên nhân, khoanh vùng ô nhiễm môi trường đất và nước tỉnh Hà Tây và đề xuất các giải pháp phòng, tránh, giảm thiểu ảnh hưởng tới đời sống cộng đồngỂ, Hà Nội.

7. http://www.gso.gov.vn 8. http://www.vea.gov.vn

9. http://www.yeumoitruong.com

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w