Đánh giá chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 50 - 52)

Theo kết quả tổng kết từ các bảng số liệu và sơ đồ trên, có thể thấy, môi trường tỉnh Hà Tây đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, cả trong môi trường đất, nước mặt và nước ngầm.

Vấn đề đáng quan tâm nhất đối với môi trường đất tại khu vực nghiên cứu là mức độ ô nhiễm kim loại vi lượng, đặc biệt với nguyên tố As, Ni và Cu. Các điểm ô nhiễm tập trung chủ yếu tại đất thuộc các hệ tầng Viên Nam, Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng thuộc các khu vực huyện Ba Vì, Thạch Thất, Thường Tắn, Phú Xuyên với mức độ ô nhiễm từ yếu đến trung bình. Có thể thấy, các nguyên tố vi lượng tập trung khá lớn trong môi trường đất tại các khu vực có mỏ quặng và các khu vực làng nghề cơ kim khắ và đồ thủ công mỹ nghệ.

Đối với môi trường nước mặt, chất lượng môi trường nước mặt tại đây phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước thải từ sản xuất và sinh hoạt do đó thay đổi khá thất thường. Đối với sông Đáy, sông Nhuệ và các ao hồ trong tỉnh, là nơi tiếp nhận và điều hòa các nguồn nước thải và sản xuất của dân quanh vùng nên có biểu hiện ô

nhiễm khá nặng. Các chỉ tiêu BOD5, COD, tổng độ khoáng hóa TDS, tổng

ColiformẨ tại nhiều nơi vượt TCCP nhiều lần, đặc biệt tại khu vực các làng nghề sản xuất nông sản thực phẩm, các làng nghề dệt nhuộm, cấp độ ô nhiễm từ yếu đến

nặng (giá trị COD gấp từ 1- 37 lần TCCP, BOD5 gấp từ 1 Ố 59 lần TCCP, hàm lượng

DO trung bình cho môi trường là 4,69, không đạt TCCP). Điều này đã thể hiện vai trò cung cấp các chất thải hữu cơ vào môi trường nước của các làng nghề trên.

Đối với môi trường nước ngầm, theo kết quả phân tắch mẫu có thể thấy, nước ngầm tại khu vực có hàm lượng coliform và amoni lớn hơn TCCP nhiều lần, biểu hiện mức ô nhiễm khá cao của môi trường. Đặc biệt là mức độ ô nhiễm kim loại vi lượng trong nước ngầm. Từ kết quả phân tắch mẫu có thể thấy, hàm lượng As và Pb trong môi trường nước ngầm tại khu vực nghiên cứu là khá cao. Đặc biệt tại các khu vực mỏ khai khoáng, các làng nghề cơ kim khắ, các làng nghề dệt nhuộm,Ẩ hàm lượng Pb trong nước ngầm tại khu vực này khá cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ngầm. Theo các công trình nghiên cứu về tác động của Pb tới sức khỏe con người, có thể thấy những ảnh hưởng không nhỏ khi môi trường bị ô nhiễm Pb dẫn đến việc Pb đi vào cơ thể người và gây ra các tác động xấu tới sức khỏe.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Theo các kết quả thu nhận được, các khu vực ô nhiễm thường tập trung tại các làng nghề, các khu công nghiệp. Việc quy hoạch và quản lý làng nghề và chất thải làng nghề chưa được thực hiện sát sao dẫn đến tình trạng các chất ô nhiễm được đổ thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đối với các nhà máy, các khu công nghiệp, vẫn còn nhiều nhà máy với các hệ thống xử lý nước thải hầu như không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, nước thải được xả thẳng ra môi trường, làm nồng độ các nguyên tố tập trung cao tại các điểm xả thải và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường khu vực và các vùng lân cận.

Ngoài ra, Hà Tây là một trong những tỉnh tập trung đông dân cư, đặc biệt tại khu vực đồng bằng. Việc tập trung các bệnh viện, trường họcẨ dẫn đến tình trạng lượng xả thải từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày là khá lớn. Cộng với đó, công tác thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt tại các vùng nông thôn chưa được chú ý nên rác thải vẫn chưa được thu gom triệt để, nước thải chảy tràn lan ngay tại nơi sinh sống của người dân, gây ô nhiễm môi trường đất và nước mặt khá nghiêm trọng.

Với 219 làng nghề trong đó 29 làng nghề thuộc nhóm dệt nhuộm, thêu ren; 33 làng nghề thuộc nhóm chế biến nông sản thực phẩm; 10 làng nghề thuộc nhóm cơ kim khắ; 96 làng nghề thuộc nhóm chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ; và 51 làng nghề thuộc các ngành nghề, chất thải từ các làng nghề này đã đưa đến những hậu quả nặng nề về môi trường. Kết quả phân tắch mẫu cho thấy, chất lượng môi trường đất, nước mặt và nước ngầm tại các làng nghề thường không đạt tiêu chuẩn môi trường. Đây là vấn đề cần quan tâm đối với các nhà quản lý trong việc quản lý và phát triển các làng nghề tại tỉnh Hà Tây.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w