Môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 45 - 48)

Đặc điểm địa hóa của môi trường nước mặt được đánh giá thông qua các

thông số về độ đục, màu, mùi, vị, pH, Eh, BOD5, COD, DO, tổng lượng chất rắn lơ

lửng (TDS), hàm lượng các nguyên tố vi lượngẨ Theo kết quả phân tắch các mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu (bảng 7), có thể đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hà Tây như sau:

a, Độ pH

Kết quả phân tắch cho thấy, pH trong môi trường nước mặt tại đây dao động trong khoảng từ 1,8 - 8,5. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt (pH từ 6 Ố 8,5) có thể thấy, nhìn chung nước mặt tại khu vực này đạt TCCP đối với nước mặt sử dụng trong sinh hoạt. Một số mẫu có giá trị pH không đạt tiêu chuẩn môi trường bao gồm các mẫu nước rác tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Xuân Sơn, Ba Vì (pH = 5,6), mẫu nước thải quặng pyrit tại xã Minh Quang, Ba Vì (pH = 1,8) và mẫu nước suối tại xã Minh Quang, Ba Vì (pH = 2,5).

b, Các chỉ tiêu vi sinh, sinh hóa

Nhu cầu ôxy hóa học (COD) và nhu cầu ôxy sinh học (BOD5)là hai thông số

cơ bản chỉ thị khả năng ô nhiễm chất hữu cơ của môi trường nước mặt.

Theo kết quả phân tắch mẫu, giá trị BOD5 trong nước mặt của khu vực

nghiên cứu dao động trong phạm vi rất rộng, từ 3 Ố 236 mg/l, đặc biệt mẫu nước thải tại nhà máy Hoá dệt Hà Tây thuộc thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan

Phượng có chỉ số BOD5 lên đến 9150 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT

(giá trị BOD5 < 4mg/l) có thể thấy, hầu hết các mẫu nước mặt tại khu vực nghiên

cứu đều có giá trị BOD5 vượt quá TCCP, đặc biệt tăng cao tại khu vực các làng

nghề chế biến nông sản thực phẩm, các làng nghề dệt nhuộm, các làng nghề mây tre đan thuộc các huyện Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tắn phản ánh vai trò cung cấp chất hữu cơ cho môi trường nước mặt tại các làng nghề này.

Đối với nhu cầu ôxy hóa học COD cũng vậy. Trong khu vực nghiên cứu, COD dao động từ 4,8 Ố 369,23 mg/l. TCCP đối với giá trị COD trong môi trường nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT là <10 mg/l. Nhìn chung, giá trị COD của các mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu đều vượt quá TCCP và có xu hướng tăng cao tại các làng nghề và các các khu công nghiệp, đặc biệt là mẫu nước thải tại nhà máy Hoá dệt Hà Tây thuộc thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, giá trị COD tại đây gấp 1669 lần TCCP.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO chỉ thị cho khả năng tự làm sạch của môi trường. Hàm lượng DO càng cao chứng tỏ hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn làm tăng cường khả năng tự làm sạch của môi trường, do đó môi trường nước ắt bị ô nhiễm. Giá trị DO đo được của các mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu thay đổi từ 0,12 Ố 6,4, trung bình 4,69, không đạt tiêu chuẩn cho phép (giá trị DO ≥ 6 mg/l theo QCVN 08:2008/BTNMT).

c, Tổng lượng chất rắn lơ lửng TDS

Theo kết quả đo nhanh ngoài thực địa cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mặt tại đây đều có giá trị nhỏ hơn TCCP. TDS thay đổi từ 76 Ố 872 mg/l, thấp hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT ( TDS < 1000). Tổng lượng chất rắn lơ lửng trong môi trường nước mặt có xu hướng tăng tại khu vực các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, Thường Tắn, Phú Xuyên và Ba Vì. Có thể giải thắch hiện tượng này là do sự tập trung các làng nghề cơ kim khắ, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề dệt nhuộm và các mỏ quặng tại các huyện trên. Nước thải từ các làng nghề và khai thác mỏ quặng là nguồn đóng góp chất rắn lơ lửng chắnh trong nước mặt tại đây.

d, Các kim loại vi lượng

Một số kim loại vi lượng đi vào trong nước là do nguồn nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Theo kết quả phân tắch, nước mặt tại khu vực nghiên cứu có biểu hiện ô nhiễm một số nguyên tố vi lượng. Biểu hiện ô nhiễm lớn nhất thuộc về Ni (% số mẫu ô nhiễm: 18,5%), As (15,4%), Mn (10,8%); một số nguyên tố khác có biểu hiện gây ô nhiễm ở mức độ nhỏ như Cu, Zn, Cd (3,1%), Fe (2,6%), Cr (1,5%). Khu vực mỏ quặng pyrit Minh Quang, Ba Vì là khu vực có biểu hiện ô nhiễm đối với hầu hết các nguyên tố trên, tiếp đến là các khu vực các làng nghề sơn mài, điêu khắc (Sơn Đồng Ố Hoài Đức, Vạn Điểm Ố Thường TắnẨ), làng nghề dệt nhuộm (Vạn Phúc Ố Hà Đông), làng nghề cơ kim khắ (Phùng Xá Ố Thạch Thất) và các khu vực các nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 7. Thống kê các thông số địa hóa môi trường nước mặt tỉnh Hà Tây (cũ)

STT Thông số Đơn vị Min Max TB

QCVN 08:2008 (Loại A1) 1 pH - 1,8 8,5 7,3 6 Ố 8,5 2 TDS mg/l 76 872 190,5 20 3 COD mg/l 4,8 16689,2 470,5 10 4 BOD5 mg/l 3,0 9150 264 4 5 DO mg/l 0,12 6,72 4,69 ≥ 6 6 Ca2+ mg/l 1,2 47,57 25,65 7 Mg2+ mg/l 0,07 29,17 10,64 8 Fe2+ mg/l 0,02 0,06 0,032 0,5 9 Fe3+ mg/l 0,02 12,55 0,52 0,5 10 HCO3- mg/l 2,6 49,4 21,07 11 NH4+ mg/l 0,4 22,7 3,7 0,1 12 NO3- mg/l 0,0 6,2 0,6 2 13 SO42- mg/l 0,1 1,2 0,3 14 Cl- mg/l 4,3 106,5 35,8 15 PO43- mg/l 0,3 4,7 2,0 16 Cu mg/l 0,0 4,3 0,1 1 17 Mn mg/l 0,0 233,7 4,8 0,05 18 Zn mg/l 0,0 139,1 2,4 2 19 Cd mg/l 0,0 139,1 2,6 0,01 20 As mg/l 0,4 41,0 6,5 0,1 21 Hg mg/l 0,1 0,9 0,2 0,002 22 Ni mg/l 0,0 2,9 0,1 0,1 23 Pb mg/l 0,0 45,5 4,1 0,05 24 Tổng Coliform MPN/100ml 1700 1600000 96011,1 2500 25 Fecal-coli MPN/100ml 120 11000 1490,7

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w