Đánh giá chung về hiện trạn gô nhiễm Pb trong môi trường của tỉnh Hà Tây (cũ)

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 58 - 59)

Hà Tây (cũ)

Từ các kết quả phân tắch và sơ đồ phân bố hàm lượng chì trong từng môi trường, có thể nhận thấy, trong môi trường đất và nước mặt, chưa phát hiện ra khu vực nào bị ô nhiễm Pb, tuy nhiên đối với môi trường nước ngầm, ô nhiễm Pb là khá lớn (17,4% số mẫu phân tắch có hàm lượng Pb vượt quá TCCP từ 1,1 đến 4,8 lần, biểu hiện cho mức độ ô nhiễm của môi trường từ yếu đến trung bình), khu vực ô nhiễm Pb thuộc các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tắn và Ứng Hòa cùng một số điểm rải rác thuộc các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai. Có thể giải thắch về hiện tượng tập trung nguyên tố Pb trong nước ngầm dẫn đến ô nhiễm tại các khu vực trên như sau:

Trong môi trường đất và nước mặt, nguyên tố Pb có xu hướng tập trung tại các khu mỏ quặng thuộc huyện Ba Vì, các làng nghề cơ kim khắ (Phùng Xá Ố Thạch Thất, Đa Sỹ - Kiến Hưng - Hà ĐôngẨ), các làng nghề sơn mài (Sơn Đồng Ố Hoài Đức, Vạn Điểm Ố Thường TắnẨ), các làng nghề dệt nhuộm và các khu công nghiệp. Điều này đã thể hiện vai trò của việc khai thác mỏ quặng, hoạt động của các làng nghề trong việc phát tán nguyên tố Pb trong môi trường đất và nước mặt. Mặt khác, trong môi trường đất, các thành tạo Đệ Tứ có chứa than bùn và sét, là môi trường thuận lợi cho sự tắch tụ cũng như hấp thụ Pb, cùng với hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc Ố Đông Nam xuyên cắt qua các thành tạo địa chất trong khu vực nghiên cứu đóng vai trò là kênh dẫn gây lan tỏa ô nhiễm Pb cũng như các yếu tố gây ô nhiễm khác trong môi trường đất, nước mặt và nước ngầm.

Tại tầng chứa nước Holocen và Pleistocen phát hiện 18 mẫu có hàm lượng Pb vượt quá TCCP. Tại khu vực nghiên cứu, các tầng chứa nước này thường lộ ra trên bề mặt và được phân bố rộng rãi. Với nguồn cung cấp chắnh là nước mưa và nguồn nước mặt nên nước tại các tầng chứa nước trên chịu tác động rất lớn từ các hoạt động nhân sinh, đặc biệt là các hoạt động từ các làng nghề và các khu công nghiệp. Đối với các làng nghề cơ kim khắ, dệt nhuộm, sơn mài và các khu công nghiệp, lượng Pb đổ ra môi trường là rất lớn. Đây chắnh là nguồn gây ô nhiễm Pb đối với môi trường nước mặt, từ đó cung cấp cho môi trường nước ngầm. Mặt khác, thành phần thạch học tại tầng chứa nước Holocen có chứa sét pha, là môi trường có khả năng tắch tụ Pb cũng như các nguyên tố vi lượng khác.

Ngoài ra, với hàm lượng ion Cl- và HCO3- trong môi trường đất và nước khá

lớn cũng đóng góp vào quá trình di chuyển Pb trong môi trường.

Trường ĐHKHTN Ố ĐHQGHN Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa môi trường và nguy cơ ô nhiễm chì tỉnh hà tây (cũ) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w