Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Chỉ số và biến số của nghiên cứu
Chỉ số đánh giá của nghiên cứu bao gồm chỉ số đánh giá trước và sau can thiệp, một số yếu tố liên quan; chỉ số đánh giá quá trình và chỉ số đo lường kết quả can thiệp.
2.3.1. Chỉ số đánh giá trước và sau can thiệp 2.3.1.1 Định lượng:
- Tỷ lệ có kiến thức đúng về theo dõi HA - Tỷ lệ tự theo dõi huyết áp của người bệnh - Tỷ lệ đang dùng thuốc hạ huyết áp.
- Xác định các tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc: Tốt, trung bình, có tuân thủ của bệnh nhân THA.
2.3.1.2 Định tính
Phân tích một số yếu tố giúp xác định giải pháp và xây dựng kế hoạch can thiệp và giải thích kết quả can thiệp bằng các câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao người bệnh không theo dõi huyết áp?
- Làm thế nào để họ theo dõi huyết áp thường xuyên? Khó khăn gì? Khắc phục nhƣ thế nào
- Tại sao người bệnh lại bỏ thuốc/dừng thuốc? Khi nào? Tại sao - Làm thế nào để người bệnh tuân thủ dùng thuốc
- Người bệnh có thái độ như thế nào với các giải pháp can thiệp? Cần chỉnh sửa thay đổi gì?...
- Làm thế nào để bác sỹ tƣ vấn đƣợc cho bệnh nhân? Thời điểm nào khả thi và hiệu quả nhất?
- Nội dung tƣ vấn chính là những gì?
Luận án Y tế cộng đồng
- Tác dụng phụ nào thường xảy ra khi điều trị thuốc hạ huyết áp? Làm thế nào để chọn thuốc huyết áp tốt cho người bệnh?
- Chính sách bảo hiểm và những hỗ trợ hiện tại như thế nào cho người THA? đã phù hợp chƣa? Cần có cải tiến hay thay đổi gì...
2.3.2. Chỉ số theo dõi can thiệp
- Tỷ lệ người bệnh sử dụng Bảng phiên giải
- Tỷ lệ người bệnh ghi chép lại chỉ số trong Bảng phiên giải - Tỷ lệ người bệnh áp dụng phương thức nhắc nhau theo nhóm - Tỷ lệ và số lượt người bệnh được tư vấn
2.3.3. Đo lường kết quả can thiệp - Tỷ lệ tăng cường kiến thức đúng
- Tỷ lệ tăng thêm trong thực hành theo dõi huyết áp thường xuyên - Tỷ lệ tăng thêm trong dùng thuốc
- Tỷ lệ tăng thêm trong tuân thủ điều trị thuốc.
2.3.4 Cách tính hiệu quả can thiệp
- Căn cứ theo công thức tính các chỉ số và hiệu quả can thiệp nhƣ sau [16]:
- Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp (CSHQ CT) = (P Sau CT – P trước CT)/P trước CT
- Chỉ số hiệu quả của nhóm chứng (CSHQ C) = (P Sau C – P trước C)/P trước C - Chỉ số Hiệu quả can thiệp chung (HQCT) = CSHQ CT – CSHQ C
- Tìm hiểu lý do để giải thích kết quả (định tính)
Từ các chỉ số yêu cầu của nghiên cứu, dựa trên bộ công cụ đo lường nguy cơ của các bệnh không truyền nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng và áp dụng rộng rãi trong khu vực và Việt Nam (WHO Step Risk Factor) và bộ câu hỏi đo lường tuân thủ điều trị Morisky 8, các biến số của nghiên cứu được phân theo các nhóm sau:
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 2.3: Biến số nghiên cứu
STT Nhóm biến số PP thu thập Công cụ TT
I Nhóm biến số chung Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Nhóm biến số đánh giá trước sau
II Quan niệm về điều trị THA Phỏng vấn Bộ câu hỏi
III Kiến thức về theo dõi huyết áp hàng ngày PV BCH IV Những điều kiện liên quan đến thực hành
theo dõi huyết áp
PV- Quan sát Bộ câu hỏi
V Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà PV- Quan sát Bộ câu hỏi VI Thực hành dùng thuốc hạ huyêt áp và tuân
thủ điều trị (theo Morisky - 8)
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
VII Một số yếu tố liên quan Phỏng vấn Bộ câu hỏi
VIII Thông tin về bệnh lý và tiền sử Phỏng vấn Bộ câu hỏi Nhóm biến số đánh giá quá trình
IX Nhận đƣợc tƣ vấn về dùng thuốc Quan sát Theo dõi
Bảng kiểm Sổ ghi chép
của CTV
X Thực hành đo huyết áp Phỏng vấn Bộ câu hỏi
XI Thực hành ghi chỉ số huyết áp Thống kê Bảng phiên giải XII Đánh giá các đặc tính bảng phiên giải Phỏng vấn Bộ câu hỏi XIII Thực hành nhắc nhau trong nhóm Phỏng vấn
Thống kê
Bộ câu hỏi Sổ theo dõi XIV Các nhóm biến khác
Luận án Y tế cộng đồng