4.6. Bàn luận về kết quả can thiệp
4.6.5 Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu
Với mô hình can thiệp áp dụng nhiều nhóm giải pháp nhằm tác động vào việc tăng cường tỷ lệ tự theo dõi huyết áp, duy trì dùng thuốc và nâng cao tuân thủ điều trị nên việc tổ chức khá phức tạp, cần có cấu trúc rõ ràng và sự phối hợp thực hiện chặt chẽ với y tế địa phương, đồng thời nhận được sự gắn bó hỗ trợ của người bệnh tại cộng đồng.
Địa bàn nghiên cứu xa Hà Nội, đi lại khó khăn xong nhờ sự gắn kết chặt chẽ và đƣợc sự giúp đỡ của Bệnh viện đa khoa huyện nên công tác tổ chức thực hiện đƣợc thông suốt, thuận lợi.
Điểm mạnh và cũng là điểm mới trong lựa chọn mô hình can thiệp là nghiên cứu sinh đã thực hiện đánh giá ban đầu dựa trên bộ công cụ đo lường đã được chuẩn hóa và quen dùng cho chuyên khoa tim mạch tại Việt Nam, có giá trị giúp đánh giá sát thực trạng tuân thủ điều trị trước can thiệp. Việc đánh giá chỉ số thực hành tự theo dõi huyết áp tuy là một chỉ số mới xong nghiên cứu sinh đã đo lường dựa trên sự kết hợp của 2 công cụ vừa phỏng vấn, vừa quan sát theo bảng kiểm nhằm tăng tính tin cậy của thông tin thu đƣợc. Thang bậc đánh giá thực hành đo huyết áp đúng
Luận án Y tế cộng đồng
cách dựa theo tiêu chuẩn của Phân hội tăng huyết áp Việt Nam, đƣợc cụ thể hóa thành 5 tiêu chí trên bảng kiểm nên cho phép đo lường được kỹ năng tốt hơn việc chỉ thông qua phỏng vấn.
Điểm mới nổi bật trong mô hình can thiệp là việc tìm ra khoảng trống và quyết định lựa chọn xây dựng Bảng phiên giải và hỗ trợ tự theo dõi huyết áp dành cho người bệnh – một công cụ mới, chưa được xây dựng và cần tính đồng thuận cao nên đã dẫn đến việc phải bổ sung cấu phần nghiên cứu xây dựng bảng phiên giải và hỗ trợ tự theo dõi huyết áp bằng phương pháp Delphi và sau đó là đánh giá sự chấp nhận của người bệnh trước khi đưa vào can thiệp. Việc áp dụng một nghiên cứu thành phần với phương pháp chưa được sử dụng nhiều đã giúp nghiên cứu sinh có cơ hội học tập thêm và thể hiện tính nghiêm túc trong quá trình thực hiện nghiên cứu của khóa học.
Nhƣ vậy, bằng việc xác định và đặt ra những nghiên cứu đồng thời tìm kiếm các phương thức trả lời tối ưu, nghiên cứu sinh đã thiết kế và hoàn thành việc thực hiện một nghiên cứu can thiệp nhiều giai đoạn với các phương pháp đan xen, tại địa bàn còn nhiều điều kiện khó khăn trong thời gian dài. Quá trình này đã giúp nghiên cứu sinh tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu, học tập không ngừng và kỹ năng triển khai cộng đồng vô cùng quý giá và hữu ích.
Hạn chế của nghiên cứu
Hạn chế quan trọng nhất của nghiên cứu chính là khiếm khuyết trong chọn mẫu, bao gồm:
- Khiếm khuyết trong độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu: Để đáp ứng đƣợc cỡ mẫu đã định nên nghiên cứu đã chọn toàn bộ bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện về chẩn đoán mà chỉ loại những đối tƣợng già yếu hoặc thay đổi địa điểm ở trong thời gian can thiệp. Chính vì vậy, dựa trên kết quả khám sàng lọc đã có sẵn tại tuyến huyện nên nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu rơi vào độ tuổi từ 51-80, do vậy khó so sánh với các nghiên cứu khác vì đối tƣợng nghiên cứu bao gồm cả trung niên và người cao tuổi.
- Khiếm khuyết chọn thứ 2 chính là chọn xã chứng, trong đó nghiên cứu sinh đã phải lấy 1 xã vùng Nam Tiền Hải, cùng huyện với các xã can thiệp. Tuy đã khắc
Luận án Y tế cộng đồng
phục bằng cách loại bỏ xã đã thực hiện đánh giá sự chấp nhận, chọn xã có khoảng cách so với các xã đã thử nghiệm và can thiệp nhƣng đây cũng là một hạn chế khiến kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng do đối tượng chứng nghe và biết đƣợc các thông tin, công cụ can thiệp.
Hạn chế thứ 2 còn do thời gian can thiệp ngắn, do vậy kết quả thu đƣợc sau can thiệp có thể là tạm thời và chƣa khẳng định đƣợc tính bền vững của các giải pháp cũng nhƣ hiệu quả của nó. Nghiên cứu sinh khắc phục bằng cách tìm kiếm nguồn lực để thực hiện thêm các nghiên cứu với thời gian dài hơn và thiết kế chặt chẽ hơn.
Luận án Y tế cộng đồng