Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả đánh giá trước can thiệp
3.1.1. Đặc điểm người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1: Tóm tắt một số đặc điểm nhân khẩu học
Với tổng số 302 người tham gia nghiên cứu gồm 175 nam và 127 nữ, trong đó ở nhóm can thiệp, tỷ lệ nam là 61,6% và ở nhóm chứng là 54,3%. Không có sự khác biệt về phân bố giới tính giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp.
Đặc điểm
Chứng Can thiệp p
n % n %
Giới Nam 82 54,3% 93 61,6% p >0,05
Nữ 69 45,7% 58 38,4%
Nhóm tuổi
<=70 tuổi 112 74,2% 93 61,6% p < 0,05
>70 tuổi 39 25,8% 58 38,4%
Tuổi trung bình 66,0 69,0
Trình độ học vấn
THCS trở xuống 103 68,2% 66 43,7% p < 0,05
Từ THPT trở lên 48 31,8% 85 56,3%
Sống cùng vợ/chồng
Sống cùng 127 84,1% 116 76,8% p >0,05
Không sống
cùng 24 15,9% 35 23,2%
Lương hưu
Có 56 37,1% 93 61,6% p < 0,05
Không 95 62,9% 58 38,4%
Nghề nghiệp
Làm ruộng 52 34,4% 49 32,5% p >0,05
CBCNV/bộ
đội/CA 46 30,5% 81 53,6%
Khác 53 35,1% 31 20,5%
Tổng 151 100,0% 151 100,0%
Luận án Y tế cộng đồng
Về tuổi, ở nhóm can thiệp có 38,4% người tuổi từ 71 trở lên trong khi ở nhóm chứng tỷ lệ này là 25,8%. Tuổi của nhóm chứng có sự khác biệt với nhóm can thiệp.
Về tình trạng hôn nhân, có 84,1% bệnh nhân nhóm chứng đang sống cùng vợ/chồng của mình trong khi ở nhóm can thiệp, tỷ lệ sống cùng vợ chồng là 76,8%.
Không có khác biệt giữa nhóm can thiệp so với nhóm chứng.
Tình trạng học vấn ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng với khác biệt có ý nghĩa thống kê khi tỷ lệ có trình độ từ trung học cơ sở trở lên trong nhóm can thiệp là 56,3% và ở nhóm chứng chỉ đạt 31,8%.
Bên cạnh đó 61,6% số bệnh nhân nhóm can thiệp có lương hưu trong khi chỉ có 37,1% bệnh nhân nhóm chứng có lương hưu. Việc có lương hưu đồng nghĩa với đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế và đồng chi trả ít nên sẽ là một yếu tố thuận lợi hơn ở nhóm can thiệp, đặc biệt là việc can thiệp có liên quan tới sử dụng dịch vụ y tế công lập. Và điều này ảnh hưởng tới nhu cầu và mức độ thực hiện khám chữa bệnh của người dân nên cần phải được bàn luận thêm.
Khoảng một phần ba đối tƣợng nghiên cứu vẫn tham gia làm ruộng. Một số người tuổi cao vẫn làm công việc độc hại và nặng nhọc như phun thuốc bảo vệ thực vật, cầy ruộng bằng cày thô sơ và cuốc đất:
PVS Nam 77 tuổi – Đông Cơ:
“...Hai bác còn vài sào ruộng thì cứ thủng thẳng làm thôi, con cái nó đi làm hết cả, cũng chỉ giúp được chút ít lúc gặt hái...”
Phỏng vấn sâu cũng cho thấy, người cao tuổi tại địa phương vẫn tham gia lao động tạo thu nhập chính trong gia đình với công việc chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôigiúp họ tự chủ nguồn thức ăn sạch hàng ngày cải thiện chất lƣợng sống. Một số khác tham gia các công việc trong gia đình nhƣng đƣợc đánh giá là không kém phần nặng nhọc nhƣ trông cháu và hỗ trợ con làm nghề phụ.
Như vậy, nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự tương đồng về phân bố giới tính, nghề nghiệp và đặc điểm hôn nhân. Đây là 3 đặc điểm quan trọng liên quan
Luận án Y tế cộng đồng
đến các chỉ số đánh giá sau can thiệp nên điều này là một thuận lợi để giảm các sai số do chọn. Tuy nhiên, nhóm can thiệp chiếm ƣu thế hơn về trình độ học vấn, việc có lương hưu nhưng có tuổi trung bình già hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.1.1.2. Thực trạng tăng huyết áp
Bảng 3.2: Thời gian phát hiện tăng huyết áp của bệnh nhân
Có 36,8% bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu mới đƣợc phát hiện tăng huyết áp trong vòng 1 năm kể từ ngày điều tra, tỷ lệ đƣợc phát hiện từ 2-5 năm chiếm cao nhất là 43,7%. Bên cạnh đó, cũng có tới 16,9% số người bệnh có tiền sử tăng huyết áp từ 6-10. Tính riêng trên nhóm chứng, tỷ lệ mới phát hiện trong vòng 1 năm là 21,2% và tỷ lệ cao nhất (56,3%) là những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán THA trong vòng từ 2 - 5 năm. Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ mới phát hiện trong 1 năm là 52,3% và tỷ lệ phát hiện trong vòng từ 2 - 5 năm chiếm 31,1%.
Bảng 3.3. So sánh tuổi bệnh nhân đƣợc chẩn đoán THA trung bình
Nhóm N Tuổi chẩn đoán
THA
Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Can thiệp 151 65,34 9,933 0,808
Chứng 151 62,13 7,884 0,642
t = 3,119 p < 0,05 Số năm phát hiện tăng
huyết áp
Chứng Can thiệp Chung
N % n % n %
Phát hiện từ ≤ 1 năm 32 21,2% 79 52,3% 111 36,8%
Phát hiện từ 2-5 năm 85 56,3% 47 31,1% 132 43,7%
Phát hiện từ 5-10 năm 33 21,8% 18 11,9% 51 16,9%
Trên 10 năm 1 0,7% 7 4,7% 8 2,6%
p < 0,05
Tổng 151 100,0% 151 100,0% 302 100,0%
Luận án Y tế cộng đồng
Tuổi chẩn đoán trung bình ở nhóm chứng là 62,1 trong khi ở nhóm can thiệp cao hơn (65,3 tuổi). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
3.1.1.3. Tình trạng bệnh tật khác
Bảng 3.4: Các bệnh mắc kèm theo
Ngoài THA, người bệnh còn mắc nhiều bệnh khác, phổ biến nhất là bệnh xương khớp (36,8%), điều này phù hợp bệnh cảnh tuổi già thường hay thoái hóa khớp và loãng xương. Phổ biến thứ hai là bệnh tim mạch (16,9%). Trung bình mỗi bệnh nhân ở nhóm chứng mắc thêm 1,46 bệnh và ở nhóm can thiệp 1,56 bệnh.