Thực hành tuân thủ điều trị trước can thiệp và một số yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 81 - 85)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả đánh giá trước can thiệp

3.1.4. Thực hành tuân thủ điều trị trước can thiệp và một số yếu tố liên quan

Theo thang điểm Morisky, tuân thủ điều trị đƣợc đánh giá theo 8 câu hỏi trong đó cho điểm là 0 hoặc 1, tương đương với câu từ M1 đến M8, các tiêu chí được cộng lại nếu số điểm là 0 điểm người bệnh được đánh giá là “tuân thủ tốt”;

“tuân thủ trung bình” nếu số điểm là 1 hoặc 2, số điểm từ 3 đến 8 đƣợc xếp vào nhóm “tuân thủ kém” hay có thể gọi là không tuân thủ.

Phân tích kết quả cho bảng sau:

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.1. Phân bố điểm Morisky trong nhóm đang điều trị TCT (n = 151)

Điểm Morisky Chứng Can thiệp Chung

0 1 10 11

1 6 26 32

2 27 16 43

3 14 4 18

4 7 2 9

5 5 6 11

6 5 1 6

7 10 3 13

8 3 5 8

Tổng 78 73 151

Trước can thiệp, toàn bộ cả 2 nhóm có 151 bệnh nhân đang điều trị, trong đó nhóm chứng có 78 bệnh nhân dùng thuốc và nhóm can thiệp chỉ có 73 bệnh nhân.

Theo điểm Morisky và thang đo của tác giả, chỉ có 1 bệnh nhân nhóm chứng trước can thiệp tuân thủ điều trị ở mức tốt nhƣng có đến 10 bệnh nhân nhóm can thiệp tuân thủ điều trị ở mức tốt. Tuy nhiên, ở mức tuân thủ điều trị trung bình (1-2 điểm) thì 33 bệnh nhân nhóm chứng tuân thủ điều trị trung bình và ở nhóm can thiệp có tổng số 42 bệnh nhân tuân thủ mức trung bình.

Bảng 3.2: Phân loại tuân thủ điều trị của bệnh nhân TCT (n = 302) Mức độ tuân thủ điều

trị

n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

Tốt 11 3,6 3,6

Trung bình 75 24,8 28,4

Không tuân thủ 216 71,5 100,0

Tổng 302 100,0

Luận án Y tế cộng đồng

Khi tính trên toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chỉ có 3,6% số bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt và 24,8% số bệnh nhân tuân thủ ở mức độ trung bình. Có tới 71,5% bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Nếu tính theo phân loại của nghiên cứu, bao gồm có tuân thủ và không tuân thủ, ta có bảng sau:

Bảng 3.12: Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân trước can thiệp Tỷ lệ có tuân thủ điều trị Nhóm đối tƣợng

Tổng Chứng Can thiệp

Số lƣợng 34 52 86

Tỷ lệ 22,5% 34,4% 28,4%

Tổng 151 (100%) 151 (100%) 302 (100%)

p < 0,05

Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị chung trong mẫu nghiên cứu là 28,4%

trong đó nhóm can thiệp là 34,4% và nhóm chứng là 22,5%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở nhóm chứng thấp hơn so với nhóm dự kiến can thiệp một cách có ý nghĩa. Kết quả này sẽ được lưu ý khi so sánh hiệu quả can thiệp.

3.1.4.1. Mối liên quan tới tuân thủ điều trị của người bệnh trước can thiệp Bảng 3.13: Phân tích mối liên quan đến tuân thủ điều trị trước can thiệp

Yếu tố Tuân thủ Không tuân thủ Tổng OR, p

Nhóm đối tƣợng

Chứng

34 117 151

OR = 0,553 p >0,05

39,5% 54,2% 50,0%

Can thiệp

52 99 151

60,5% 45,8% 50,0%

Giới

Nam

51 124 175

OR = 1,018 p > 0,05

59,3% 57,4% 57,9%

Nữ

35 92 127

40,7% 42,6% 42,1%

Nhóm tuổi

≤ 70 56 149 205 OR = 0,839

p > 0,05

65,1% 69,0% 67,9%

Luận án Y tế cộng đồng

> 70

30 67 97

34,9% 31,0% 32,1%

Lương hưu

42 107 149

OR = 0,972 p > 0,05

48,8% 49,5% 49,3%

Không

44 109 153

51,2% 50,5% 50,7%

Sống cùng

vợ/chồng Sống cùng

67 176 243

OR = 0,801 p > 0,05

77,9% 81,5% 80,5%

Không

19 40 59

22,1% 18,5% 19,5%

Theo dõi HA thường xuyên

48 38 86

OR = 1,173 p > 0,05

30,0% 26,8% 28,5%

Không

112 104 216

70,0% 73,2% 71,5%

Lo lắng nguy cơ tai biến của bản thân

6 54 60

OR = 0,225 p < 0,05

7,0% 25,0% 19,9%

Không

80 162 242

93,0% 75,0% 80,1%

Tổng 86 216 302

Kết quả phân tích cho thấy trước can thiệp, nhóm chứng và nhóm can thiệp không có sự khác biệt về tình trạng tuân thủ điều trị. Sự phân bố tuổi, giới, tình trạng hôn nhân hay việc có lượng hưu hay không cũng không làm ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc tuân thủ điều trị thuốc hạ áp giữa những người lo lắng về nguy cơ tai biến của mình so với nhóm không lo lắng bị tai biến, hiện tƣợng này cũng phù hợp với thực tế.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.14: Mô hình hồi quy logistic liên quan tới tuân thủ điều trị trước CT Yếu tố phân tích Hệ số hồi quy (B) Độ lệch chuẩn (SE) Mức ý nghĩa (p) Exp (B)

Nhóm chứng -0,83 0,287 0,004 0,436

Nhóm can thiệp - - - -

Giới Nam 0,165 0,333 0,621 1,179

Giới Nữ - - - -

Tuổi ≤ 70 tuổi 0,15 0,299 0,960 1,015

Tuổi > 70 - - - -

Lo lắng tai biến -1,773 0,471 0,000 0,17

Không lo lắng - - - -

Có máy đo HA -0,41 0,314 0,192 0,664

Không có máy đo - - - -

Có khả năng đo HA 0,093 0,295 0,751 1,098

Không biết cách đo - - - -

Kiến thức TDHA tốt -0,69 0,282 0,807 0,934

Kiến thức không tốt - - - -

Cỡ mẫu phân tích: n = 302 * Nhóm so sánh

Kiểm định tính phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer & Lemeshow test) χ2 = 11,615 df = 8 p>0,05

Mô hình hồi quy logistic cho biết những người bệnh lo lắng về nguy cơ tai biến của bản thân hơn sẽ tuân thủ điều trị thuốc tốt hơn nhóm ít lo lắng. Mô hình cũng chỉ ra rằng trước can thiệp, nhóm chứng có tỷ lệ tuân thủ thấp hơn nhóm can thiệp một chút, tuy rằng chƣa có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)