NHÀ XUẤT BẨN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Một phần của tài liệu Bách khoa thư bệnh học tập 3 (phần b bệnh) (Trang 30 - 34)

vói hình thái viêm loét bò mi, trước hết cần rửa bò mi bằng nuóc dalybua rồi tra thuốc mỡ oxit vàng thuý ngân, Nhỏ thuốc kháng sinh, dầu vitamin A. Điều trị toàn thân: dầu gan cá thu, vitamin A, men bia.

Lẹo: là một nhọt xuất hiện ở bò tự do; nguyên nhân thường là do tụ cầu trùng xâm nhập vào các tuyến zeiss hay các tuyến meibõmius. Lẹo mọc ở ngoài gây đau nhúc nhiều, mi phù đỏ, khám có một điểm đau cố định ỏ bò tự do của mi. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một chấm vàng nhạt ỏ chỗ lồi nhất của thương ton. sau đó mủ lẫn "ngòi" thoát ra ngoài.

Lẹo mọc trong thượng là do viêm của các tuyến meibomius, thuòng mọc sâu ở trong sụn, hình thành một bọc mủ, có bao xơ bọc quanh. Đối vóí những trưòng hợp lẹo tái phát cần chú ý phát hiện nguyên nhân toàn thân: bệnh đái tháo đưòng, táo bón.

Điều trị bằng vacxin chống tụ cầu trùng, kháng sinh tiêm tại chỗ, vitamin Bi - men bia/ Khi có mủ thì chích lẹo, nặn mủ và ngòi. Sau khi lẹo đã vố hoặc sau khi đã chích lẹo, cần tiếp tục tra thuốc mỡ kháng sinh, áp lạnh bằng tuyết CƠ2 hay "đốt"

lạnh bằng nitơ lỏng đặc biệt tốt đối vói lẹo tái phát.

Chắp: là một viêm bán cấp, xuất hiện dưói hình thái một khối ự cứng đội lồi da hay kết mạc lên. Chắp có thẻ xảy ra sau một lẹo (không vỡ) thưòng là do tắc tuyến Meibomius; chắp thường nằm trong sụn mi, chắp có bò rỗ rệt, di động được đối với các to chức xung quanh.

Chắp thưòng gặp ỏ những ngưòi bị viêm bò mi hay viêm tuyến M eibom ius. v ề phương diện lâm sàng có nhiều hình thái khác nhạu: có loại chắp sò được mà không nhìn thấy; da có th ẻ bình thưòng hay hơi đỏ. Lật mi lên, chắp xuất hiện dưói kết mạc như một vết vàng nhạt hay xám nhạt.

Tỉển triển rất khấc nhau: có khi chắp tiến tói ổn định, có khi chắp vỏ ra phía kết mạc, khi thì chắp vố ra phía ngoài da.

Bệnh lí giải p hẫu: có sự thành lập một tổ chúc hạt, có nhiều tế bào bào thải và cả những tế bào khổng lồ. Tổ chúc này bao gồm các tế bào đơn nhân, các tế bào khổng lồ có nguyên sinh chất axit và các hạt mỡ hoạt động như những dị vật trong tổ chúc của mắt.

Đĩẽu trị: chườm nóng hay chạy điện sóng ngắn, tra thuốc mỡ tetraxyclịn, nếu không khỏi nên mổ.

Chắp ở mi trên: thường nằm sâu trong sụn mi, nếu lật mi, chỗ kết mạc bị đảy lồi lên màu vàng nhạt hay xám là vùng có chắp. Rạch ngang kết mạc trên mắt chắp, xong lấy nạo chắp nạo thật sạch các chất nhầy. Khâu kết mạc.

Chắp mi dưói: sụn ỏ mi dưói thuòng rất nhỏ, nên chắp hay phát triển lồi về phía kết mạc. Khi lật mi dưới chắp sẽ đội lồi kết mạc, rạch ngang trưóc mặt chắp. Rạch thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ chắp. Phẫn tích chắp ra khỏi kết mạc. c ắ t bỏ chắp bằng kéo cong, khâu hai mép kết mạc bằng chỉ 0, cắt chỉ sau 2 ngày.

Nếu chắp phát triẻn ra phía da mi, mồ chắp theo đưòng qua da. Triíòng hợp nghi ngò hoặc chắp tái phát nhiều lần, cần lấy khối chắp gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lí.

Viêm sụn rni' Viêm sụn mi mạn tính biẻu hiện bằng những vùng đỏ trên bò mi, ấn vào vùng sụn mi này sẽ làm chảy ra một chất tiết màu trắng như sữa. Loạỉ viêm tuyến này sẽ tạo điều kiện cho chất vôi đọng lại trên kết mạc.

Viêm sụn mi thưòng gây ra quặm hay lông xiêu. Nguyên nhân quan trọng nhắt của viêm sụn mi là bệnh mắt hột; còn các nguyên nhân khác nhau như lao, giang mai thứ phát thì ngày nay ít gặp.

Apxe bạch huyết của mi mắt: Apxe bạch huyết thuòng do tụ cầu trùng gây ra, thường bắt đầu bỏi phù đỏ và nóng mi mắt, không có hiện tượng viêm toàn thân đáng ke.

Trong 2, 3 ngày apxe biẻu hiện bằng một u hình trứng và bùng nhùng, đôi khi khá to. Da có màu tím, sau đó có mù thoát ra cùng vói "ngòi" và nhũng tổ chúc hoại tử, trong những nguyên nhân đó phải kể đến những thương tồn da do tụ cầu trùng (nhọt ỏ long mày), những thương tổn viêm vùng lân cận nhu là viêm xoang trán và viêm các xoang sàng.

Apxe do viêm tấy của mi m ắ t nguyên nhân chú yếu do Liên cầu trùng.

Loại apxe này có kèm những dấu hiệu địa phương quan trọng như nóng, da mi đỏ, sưng. đau. Các dấu hiệu toàn thân như sốt cao, rét run... Apxe có thể tiến triển đến hoại thư.

Bệnh lao mi mắt: thưòng phối hợp vói lao ỏ kết mạc hay lệ đạo hoặc ỏ mặt. Bệnh lao ở mi có thẻ xuất hiện dưói dạng vết đỏ, những củ lao; bệnh kết thúc bằng những sẹo có the gây ra lộn mi và dẫn đến hậu quả trầm trọng là loét giác mạc. Chần đoán dựa vào xét nghiệm chất tiết, xét nghiệm bênh ií giải phẫu hay tiêm truyền.

Ngoài việc điều trị lao bằng các thuốc cổ điển còn có the điều trị bằng: đốt điện, đốt bằng sức lạnh hay nạo vết thương.

Nếu có những biến chúng nặng của lộn mi do sẹo. Cần điều trị bằng phẫu thuật.

Giang mai mi m ắt: Bệnh chủ yếu là mắt phải, ngưòi ta phân biệt: Săng (chancre) nguyên phát ở mi mắt - đôi khi nó có thể giống như một cái chắp. Lộn mi ta thấy một loét ở trung tâm có đáy trơn; bao phủ một màng giả, màu xám, phối hợp vơi hạch ở mang tai. Săng làm sẹo khoảng 5 - 6 tuần.

Bệnh giang mai thú phất biẻu hiện bằng nhũng ban đào (roséoles) những nốt sần, những mảng niêm mạc và những loét.

Bệnh giang mai giai đoạn 3: Bệnh có dạng gôm (gommes), giống như một chắp to tiến tói làm mủ.

Bệnh phong ở mi mất biẻu lộ bằng những nốt phong kèm theo rụng lông mày, lông mi, lộn mi làm cho mặt ngưòi bệnh có dạng "mặt sư tử”. 49,2% bệnh nhân có những thướng tổn ở mi. Ngoài rụng lông mày, lông mi còn thấy mất cảm giác giác mạc, tê da mi, teo cơ vòng cung mi. Thưống tổn mi gặp nhiều nhất trong hình thái phong ác tính. Tuỏi bệnh nhân phong càng cao thì tỉ lệ biến chứng càng nhiều. Từ 5 đến 15 tuổi thương tổn mi mat chiếm 8,7% trên 41 tuổi thương ton ở mi chiếm 35,9%.

Bệnh nhiễm virut của mi mắt'. Hecpet của mí mắt: bệnh gặp nhiều nhất ỏ nữ lúa tuỏi 10 - 20 tuổi. Trên bề mặt của một mảng màu đỏ, nầm ỏ phần trong hay ngoài của mi trên; bệnh xảy ra một vài giò những mụn phỏng tập trung thành những đám ngoại ban (efflorescence) chúa đầy một dung dịch trong suốt. Nhũng mụn phỏng sẽ dẹt xuống và để lại một vảy màu vàng nhạt (bệnh hay có hạch ở triíóc tai). Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 10 - 12 ngày không đẻ lại vết tích, bệnh hay tái phát.

Khám bán phần trưóc mắt là cần thiết đẻ xác định xem cỏ thương tồn giác mạc hay không.

Zona mắt: Virut này gây các thương ton trên da hoặc niêm mạc vùng chi phối của dây thần kinh V (dây thần kinh mắt của Willis). Đó là bệnh zôna mắt. Bệnh bắt đầu bằng các dấu hiệu toàn thân: sốt dao động trong khoảng 38 - 40°c kèm theo rét run, nhúc đầu mệt mỏi. Thưòng giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày (Hình 2).

Đến thòi kì toàn phát có nhiều thương tồn trên toàn bộ hoặc một phần của vùng da chi phối bởi dây thần kinh sinh ba. Đặc điẻm của bệnh zôna trên dà là có các nỏi ban. Các nốt ban

BÁCH KHOA THƯ BỆNH HỌC TẬP 3

Hỉnh 2. Sơ đồ cấc vùng da thuộc 3 nhánh của dây thần kinh sinh ba này không bao giò vượt quá đưòng chính giữa: ban cửa bệnh zôna thuòng qua 3 giai đoạn:

Thoạt đầu là những đám ban đỏ hơi nổi tên khỏi mặt da. Các ban này có giới hạn rõ rệt và cách nhau bởi những vùng da lành.

Trong vòng một ngày sau, trện các đám ìiồng ban có những mụn phỏng nổi lên. Các mụn phỏng này căng phồng chúa đầy một chắt lỏng, thoạt đầu màu vàng chanh, sau đục dần rồi có thẻ trở thành mủ. Các mụn phỏng này thường nằni rải rác mỗi nơi một cái, có khi chúng lại tập trung thành tùng chùm. Trên các vùng c|a bị thương tồn ngilòi bệnh bị tê; châm kim lẽn vùng da này bệnh nhân không cảm thấy đau, song để yên thì ngiiòi bệnh lại'có từng cơn đau. Dấu hiệu "tê đau" này thương thấy rất rỗ rệt ỏ ngưòi lón, song hiếm gặp ở trẻ em.

Khoảng một tuần các mụn phỏng sẽ đóng vảy, 6 - 7 ngày sau đó các vảy sẽ rụng dần đề lại những sẹo tê màu trắng; các sẹo này cọ thẻ tồn tại lâu dài.

Trong bệnh zôna mắt thường có hạch trưốc tai, hạch này nhiều khi xuất hiện truóc các mụn phỏng. Tính chắt của hạch:

ít đau, ít khi làm mủ. Có truòng hợp virut zôna chì xâm nhập một nhánh riêng biệt của dây thần kinh v 1?

Zona trán: mụn phỏng và hồng ban chỉ khu trú ỏ một phần mi trên, trán và da đầu.

Zôna lệ: thương tổn da khu trú ỏ nửa ngoài mi trên và ở kết mạc nhãn cầu.

Zôna mủi: nếu thương tổn ỏ dây thần kinh mũi ngoài thì thưdng tổn khu trú ở da chân mũi; zôna của dây thần kinh mũi trong sẽ gây ra các mụn phỏng và các thương tồn viêm của niêm mạc một bên mũi,

Giác mạc do dây thần kinh mũi chi phối có thể bị virut zona xâm nhập gây ra viêm giác mạc, Cảm giác tính giác mạc thuòng bị giảm.

Chẩn đoán bệnh: dựa vảo các thương tổn trên da (hồng ban, mụn phỏng) và "tê đaụ" khu trú trên vùng da do dây thần kinh mắt của Willis chi phối. Các thương tổn này chỉ có ở một bên mà thôi.

Vê lâm sàng phân biệt không khó khăn lắm vói:

Bệnh Hecpet: các thương tổn trên da của Hecpet thưòng không khu trú theo hệ thổng thần kinh không đau; sau khi lành không để lại sẹo, hay táị phát.

Bệnh thuỷ đậu: các mụn phổng nằm lung tung không theo hệ thống thần kinh, không có dấu hiệu tê. Lấy chất lỏng trong mụn phỏng zôna làm phiến kính rồi nhuộm Gierasa, có thẻ thấy các vi thẻ Lipschutz biẻu hiện các vi thẻ cơ bản của virut zôna.

Điầu trị: Tại chỗ: bôi lên các thương tổn trên da mỏ sulfamid.

Nếu có nhiễm trùng thứ phát dùng mổ auréomycin, tetracylin.

Toàn thân: Các kháng sinh có tác dụng rộng như auréomycin, tetracyclin, cho uống các thuốc làm dịu thần kinh và giảm đau.

Trong khi điều trị zôna mắt cần chỷ ý bảo vệ giác mạc: nhỏ thuốc acgyrol 5%, tra thuốc mỡ aureomycin 1%.

Mụn mủ do văcxỉn ngưu đậu: Sau khi chủng đậu bệnh nhân bị sốt nhẹ 1, 2 ngày đồng thòi thấy hạch trưóc tai và hạch dưói hàm nổi to cứng, đau nhưng không đỏ. Mi mắt bắt đầu sưng mọng, đỏ, chỉ 1 - 2 ngày sưng to như quả nhót, không mỏ được mắt. Đau nhúc quanh hốc mắt, 2 - 3 ngày sau thấy ở bò mi nôi lên những mụn nưóc. Các mụn này thưòng bắt đầu ròi rạc, mọc nhanh và nhiều ở bò mi, cuốỉ cùng tập trung lại thành vết loết. Những mụn nước tiến triển thành các mụn mủ và đóng vảy khô màu nâu, loét ỏ bò mỉ là loết rộng, bò không đều, có những giả mạc màu trắng, mủn. Đồng thòi kết mạc, sụn mi và nhãn cầu bị phù nề. Loét lan vào kết mạc gây nên tình trạng sung huyết rất nặng, kết mạc dày và có rất nhiều giả mạc.

Điầụ trị toàn thân bằng tetracylin, auréomycin.

Tại mắt: hằng ngày tra dung dịch chloroxit; chú ý bóc các giả mạc, tra dầu gan cá thu và dùng que thuý tinh tách cùng đồ khỏi dính. Chú ý theo dõi thương tồn ồ giác mạc.

Những bệnh nhiễm nấm ỏ* mi mắt

Bệnh ngày càng nhiều luôn luôn có quan hệ vói nhũng trị liệu kháng sinh, kháng virut và chống viêm. Trạng thái lâm sàng ngày càng đa dạng, vị trí của thương tổn số 1 là bò tụ do của mi. Trong những bệnh đuợc biết nhiều nhất phải kẻ đến bệnh Actinomycès, bệnh nấm Sporotricum, bệnh nấm Blastomyces tất cả đều là nấm kí sinh của những cây xanh.

Việc chân đoán phải dựa trên những xét nghiêm về phòng thí nghiệm.

Điầu trị', dùng iodur kali 2,5%.

Bệnh kí sinh'trùng: Bệnh sán nhái ở mắt là một bệnh đặc biệt gặp ở một số vùng thuộc Đông Nam Á (Việt Nam, Inđônêxia, w .). ỏ Việt Nam triíóc đây là một bệnh khá phỏ biến, trong nhũng năm gần đây đã trở thành một bệnh hiếm gặp.

Nguyên nhân: bệnh sán nháỉ ỏ mắt do ấu trùng (Sparganum) của sán Dibothriocephalus Mansoni gây ra. Sán trưởng thành dài 6 - 30cm ở trong thực quản của chó hay mèo. Trứng sán theo phân (chó hay mèo) rơi xuống nưóc. Trứng nở thành phôi thai; ốc ăn phôi thaỉ sán. Êch, nhái hay cá lại ăn ốc. Trong giai đoạn này phôi thai sán phát triền thành ấu trùng; ấu trùng này chui qua thành dạ dày vào các thó thịt của ếch, nhái hay cá.

Khi ta đắp nhái lên mắt, ấu trùng từ con nhái chui vào tổ chúc của mắt, tạo thành các u sán, cũng có trường hộp bệnh nhân không đắp nhái mà cũng bị bệnh này. Ngưòi đi câu bắt nhái bị lây bệnh. Theo Nguyễn Xuân Nguyên (1965) đa số bệnh nhân mắc bệnh sán nhái mắt là thanh thiếu niên, nữ giói bị bệnh này nhiều hổn nam giói.

Lâm sàng: sau khi ấu trùng sán vào mắt, vài giò sau ta thấy:

ở vùng nhiễm ấu trùng xuất, hỉện những đợt ngứa đặc biệt.

Khi có nhiễm trùng thứ phát ngưòi bệnh còn có cảm giác đau rát ở mắt. Âu trùng sẽ lâm cho mi mắt sưng tấy đỏ. Sau đó các to chức phản ứng bao bọc ấu trùng và hình thành một u sán nhái. Ư hơỉ mềm, ấn không đau, di động, ư thuòng

NHÀ XUẤT BẤN TỪ ĐIEN b á c h k h o a

nằm ỏ mi trên, song cũng có khi khu trú ở kết mạc nhãn cầu như một u nang, u sán cũng có thể di động vào sâu trong hốc mắt, u sán có the bị nhiễm trùng thứ phát gây viêm mù ở mi hay ỏ hốc mắt.

Bênh tiến triẻn từng đợt: khi ấu trùng hoạt động mạnh thì u sán sưng to, đỏ. Khi ấu trùng tạm nghỉ, da mi trỏ lại bình thưòng, u sán thu nhỏ lại. Nếu sán chết thì u trỏ thành mềm nhu một u mỏ.

Bệnh lí giải phẫu: Ư sán thưòng nằm trong tổ chức liên kết của mi hay hốc mắt. c ắ t ngang một u sán đi từ ngoài vào trong ta thấy: một tỏ chức liên kết bao bọc u sán; lóp trung gian dày vói cấc tế bào đại thực, tế bào bánh xe, tế bào lympho và các bạch cầu ưa axit; một lóp thẩm lậu bạch cầu đa số là ưa axit;

một hốc trung tâm chứa ấu trùng sán.

Chan đoán xác định bệnh căn cứ vào: u có tính chất viêm, ngứa; u tiến trien từng đợt khi to, khí nhỏ.

Tuy nhiên cũng có trường hợp chẩn đoán bệnh khó khăn.

Có the bị nhầm vói viêm tuyến lệ, u tuyến lệ, viêm tấy hốc mắt.

Từ 1961 Phan Dân, Đỗ Dương Thái và Nguyễn Duy Hoà đã dùng sán lấy ỏ đùi ếch làm kháng nguyên trên nội bì để chẩn đoán các u sán nhái ỏ mắt. Đã tiêm nội bì kháng nguyên sán nhái cho 108 nguòi, 101 ngiíòi thường, 7 ngưòi có các u khác ở mắt. tấl cả kết quả đều âm tính. Trên 10 ca chắc chắn có u sán ỏ mẳt: kết quả dưổng tính rất rõ rệt.

Diầu trị: theo Nguyễn Xuân Nguyên cách xử trí phải tuỳ theo tùng trưòng hộp:

Nếu còn hiện tượng viêm: tiêm kháng sinh (penicilin, streptomycin) và cortison.

Nếu u sán đã hết viêm: mỏ lấy toàn bộ u.

Nếu u sán nằm trong hốc mắt gây lồi mắt phải khâu mắt rồi mổ láy u sán.

Nếu bệnh nhân bị viêm mủ nhãn cầu cần cắt bỏ nhãn cầu rồi tiêm kháng sinh.

Biến dạng của mi mắt

Quặm (xem biến chúng của bệnh mắt hột): Quặm là sự uốn cong vào trong của một phần hay toàn bộ của sụn mi, kéo theo hàng chân lông mi. những lông mi này có thẻ mọc xiêu đâm vào giác mạc. Kết quả là phần triíóc của nhãn cầu bị kích thích liên tục. Có nhiều hình thái quặm:

Quặm tuổi già: Quặm tuỏi già thường gặp ỏ những ngưòi từ 65 - 75 tuoi, phần lón quặm ngưòi già là ỏ trên những mắt bị lõm do mỡ hốc mắt bị tiêu, làm giảm áp lực của nhãn cầu đối vói bò trên của sụn mi.

Quặm do sẹo: Bệnh xảy ra sau những biến chứng của bệnh mắt hột, của các bệnh mi mắt và kết mạc, của bỏng mắt do sức nóng và hoá chất. Sụn mi mắt bị uốn vào trong, kết mạc mi có sẹo kèm theo, đôi khi lại có dính mi một phần.

Lộn mỉ: Lộn mi là sự lộn ra ngoài của bò tự do ở mi mắt, nó làm mất sự tiếp xúc của mi mắt vói nhãn cầu. Trưòng hợp bị lộn mi dưói thì nguòi ta luôn luôn bị chảy nưóc mắt, mắt nhắm không kín; đôi khi làm cho giác mạc bị hở ra ngoài. Có nhiều loại lộn mi:

Lộn mi do sẹo thường là do co rút da mi.

Nguyên nhân: là do chấn thương, do di chúng của bỏng, do các bênh viêm nhiễm ở đa như: bệnh chàm, bệnh vảy cá.

Lộn mi bẩm sinh: giống lộn mi do sẹo, lộn mi bẩm sinh do cả bốn mi bị ngắn lại. Thuòng 2 bên đều bị. Hai mi dưới bị sệ xuống.

Trong khi khám một trường hợp lộn mi bẩm sinh phải chú ý đến nhũng dị tật về mặt phối hợp như hội chúng dị tật

Goldenhar (loạn sản mắt, tai: u dạng da ở rìa; tật khuyết ở mi, rò ở vùng tai...), dị tật của xương hốc mắt.

Nếp quạt che góc trong của mắt (epicanthus): Đó là một nếp da cơ có độ cong lõm quay về phía ngoài, che phủ phía góc mi trong. Nếp da này hoặc là bảm sinh hoặc là mắc phải khi bị một chấn thương vùng hốc mắt - mũi.

Thông thường thương ton này có cả ở 2 bên mắt và đối xứng, thưòng phối hợp vói những tật của hốc mắt - mặt; nếp quạt đôi khi phối hợp vói một chứng hẹp khe mi.

Tật dính bơ mi (ankyloblepharon): Đó là một tật bam sinh của mi mắt do hai mi của trẻ không tách ra được. Tật này có the làm cho hai bò mi bị dính một phần hoặc toàn phần.

Hai mi có thẻ tách ra dễ dàng; nhung cũng có khi sau hai mi chỉ có một nhãn cầu không phát triền (nhãn cầu bé. giác mạc đục...).

Bệnh học của s ự vận động mi mắt

Co quắp mi: là sự nhắm mắt không cố ý các mi mắt bởi sự co thắt của cơ vòng cung mi. Nó có the xảy ra trong những trường hợp khác nhau:

Co quắp mi triệu chứng: đây là một sự co cứng phản xạ do một kích thích của dây thần kinh sinh ba và các dây thần kinh the mi; phải tìm một thương ton của giác mạc, của kết mạc.

của mống mắt.

Đau dây thần kinh V: đau dây thần kinh V hay kèm theo chảy nưóc mắt một bên,

Co thắt nửa mặt vô căn: đây là một hội chúng có nguồn gốc trung ương kèm theo một lác lệch liên hợp (deviation conjuguee) của đầu và 2 mắt. Đôi khi có kèm theo cơn động kinh, có thẻ có di chứng liệt mặt.

Hở mi: Hỏ mi do liệt mặt chu biên là hình thái thường gặp nhất do cơ vòng cung mi bị yếu. Mi trên bị co rút nhẹ bởi tăng hoạt động của cơ nâng mi thứ phát và do sự yếu của cơ vòng.

Chứng này có thẻ kèm theo lộ giác mạc, đe doạ gây viêm giác mạc. Hỏ mi còn có the gặp trong lộn mi do sẹo, trong một vài chúng co rút của mi mắt, của một vài trưòng hợp lồi mắt.

Điều trị hở mi tuỳ theo nguyên nhân: khâu mắt có trong.

Khâu mắt có ngoài. Mói đây ngưòi ta đề nghị lầm phẫu thuật nối mặt - mặt (anastomose fascio - faciale)

Sụp mi'. Sụp mi bẩm sinh: Đây là một tật di truyền của mi mắt. Tật này đôi khi có tính chất gia đình. Bệnh có the bị một bên mắt. Cũng có khi bị cả hai bên mắt; thường bệnh nhân hay ngửa đầu về phía sau, nhăn cơ trán, cố gắng mở mắt đẻ có thẻ nhìn bằng hai mắt; về lâu dài tránh hai mắt bị mò do không dùng đến, lác sụp mi bẳm sinh hay kèm vói những tật bảm sinh khác của mắt và của những cơ quan khác.

Sụp mi mắc phải có thể là: Sụp mi do thần kinh (neurogène) trong liệt dây thần kinh III; ngoài sụp mi còn bị lác liệt phân kì kèm theo song thị nếu vành mi lên. Động tác đưa mắt lên trên, đua mắt xuống dưóì và đưa mắt vào trong đều không thực hiện được. Đôi khi thêm vào đó còn có liệt điều tiết và giãn đồng tử. Sụp mi có the có nhiều nguyên nhân. Ngoài những nguyên nhân nhiễm khuẩn, còn có những bệnh đặc biêt của hệ thống thần kinh, các nhiễm độc, các u não. 0 đây phải kẻ riêng ra hội chúng Claude Bernard Horner, nó bieu hiện bằng liệt cơ Miiller do tổn hại của thần kinh giao cảm; ngiíòi ta còn bị co đồng tử, nhãn cầu thụt vào trong. Nguyên nhân có thẻ là:

tồn hại thần kinh giao cảm ỏ vùng hành tuỷ, của tưỷ sống cồ hay của những vừng đỉnh phoi.

Sụp mi do cơ nguòi ta còn có thẻ phân biệt: Sụp mi ngưòi già: trong đó cơ nâng mi và cơ Miiller mất đi một phần trướng lực kèm theo tình trạng teo mỡ của hốc mắt.

Một phần của tài liệu Bách khoa thư bệnh học tập 3 (phần b bệnh) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)