Đánh giá đặc tính kháng ệnh mốc sương của các con lai soma ằng lây nhiễm nhân tạo và ằng chỉ thị phân tử

Một phần của tài liệu Tạo thể lai mang gen kháng bệnh mốc sương bằng dung hợp tế bào trần giữa khoai tây dại và khoai tây trồng (Trang 74 - 89)

4.1.5.1. Đánh giá tính kháng bệnh mốc sương của các con lai soma bằng lây nhiễm nhân tạo và chỉ thị phân tử

a. Thí nghiệm 11: Phân lập nấm Phytophthora infestans và đánh giá độc tính của nguồn nấm bệnh thu thập được

Mẫu nấm mốc sương được phân lập từ mẫu lá bệnh thu thập ở các vùng trồng khoai tây tại Hà Nội và Lạng Sơn. Nguồn nấm đƣợc nuôi trên các lát củ, sau 6 – 7 ngày triệu chứng của nấm xuất hiện trên lát cắt củ.

Quan sát thấy trên bề mặt lát củ xuất hiện vết chết hoại, chuyển màu nâu xám, hình thành một lớp nấm trắng mịn ăn lan khắp lát củ. Đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh mốc sương trên củ khoai tây do nấm Phytopthora infestans gây ra.

Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy sợi nấm có cấu tạo đơn bào, không màu, cành bọc động bào tử không màu, phân nhiều nhánh cấp 1 so le với nhau.

Bọc động bào tử quan sát đƣợc có dạng hình quả chanh yên hoặc hình trứng, có núm nhỏ ở đỉnh. Bọc bào tử động bài tử hình thành ở đỉnh nhánh theo kiểu vô hạn khiến cho nhánh có các chỗ phình ra, thót vào (hình 4.9). Đây là đặc điểm riêng biệt của cành bọc động bào tử nấm P. infestans so với các loài Phytophthora khác.

Qua quan sát các triệu chứng bệnh và đặc điểm hình thái của hệ sợi nấm và bọc động bào tử của chủng nấm phân lập dưới kính hiển vi (bảng 4.12), nghiên cứu đã khẳng định chủng nấm phân lập mang các đặc điểm đặc trƣng về hình thái của nấm mốc sương Phytopthora infestans.

Hình 4.9. Bọc động bào tử và cành bọc động bào tử của nấm mốc sương (quan sát dưới kính hiển vi)

Bảng 4.12. Đặc điểm hình thái của nấm P. infestans trong quá trình nu i cấy

Chỉ tiêu theo dõi Đặc điểm

Dạng tản nấm Xốp, đâm tia nhanh, phát triển mạnh trên bề lát cắt củ Màu sắc tản nấm Hình thành lớp nấm xốp, trắng mịn

Màu sắc bề mặt lát củ Trên bề mặt lát củ xuất hiện các vết chết hoại, chuyển màu nâu xám, bề mặt khô

Sợi nấm Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhánh nhiều

Bào tử nấm Bọc động bào tử có dạng quả chanh yên, bầu dục, có núm nhỏ ở đầu. Hình thành ở đỉnh cành bào tử

Bảng 4.13. Phản ứng của một số giống khoai tây với 2 mẫu mốc sương thu thập từ Hà Nội và Lạng Sơn

Tên giống

Kích thước vết hoại tử trên lá điểm

Đánh giá sai khác về tính độc Chủng Hà Nội Chủng Lạng Sơn

Đánh giá iểu hiện ệnh (Mean±SD)*

PO7 3,0 ± 0,5 3,8 ±.2 Không sai khác

Solara 5,2 ± 2,2 4,6 ± 0,3 Không sai khác

KT2 5,0 ± 0,5 5,6 ± 1,3 Không sai khác

VC38-6 5,0 ± 1,0 6,0 ± 0,5 Không sai khác

KT3 6,2 ± 1,2 5,8 ± 1,7 Không sai khác

Atlantic 5,2 ± 2,2 5,6 ± 2,8 Không sai khác

Delikat 4,0 ± 0,25 4,8 ± 0,7 Không sai khác

(Chú thích: * Mean= giá trị trung bình của kích thước vết hoại tử trên lá với 5 lần lặp lại trong đó 1=

kháng; 9 = nhiễm; SD là sự sai khác giữa 5 lần lặp lại.)

Nguồn nấm bệnh phân lập đƣợc từ 2 vùng sinh thái khác nhau đều thể hiện tính độc trên các giống khoai tây trồng tại Việt Nam, thể hiện mức độ gây bệnh khá cao trên các đối tƣợng khảo sát. Qua bảng 4.13 cho thấy các chủng nấm phân lập được từ 2 địa phương đều thể hiện tính độc trên các giống khoai tây trồng tại Việt Nam, thể hiện mức độ gây bệnh khá cao trên các đối tƣợng khảo sát. Sau khi xử lý số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác về tính độc giữa 2 chủng nấm đƣợc phân lập. Nguồn nấm bệnh này hoàn toàn có thể sử dụng cho các thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo. Biểu đồ so sánh tính độc của 2 chủng nấm phân lập

0 1 2 3 4 5 6 7

PO7 Solara KT2 VC 38.6 KT3 Atlantic

giống

nh độc

lạng sơn hà nội

Hình 4.10. So sánh tính độc của 2 nguồn nấm bệnh phân lập từ Hà Nội và Lạng Sơn

b. Thí nghiệm 12: Đánh giá tính kháng bệnh mốc sương của các con lai soma bằng lây nhiễm nhân tạo trên lá đơn tách rời

Các thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo đƣợc thực hiện trên mẫu lá của các vật liệu nghiên cứu trồng trong chậu vại ở thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa. Kết quả đƣợc thể hiện trên bảng 4.14.

Kết quả đánh giá bằng lây nhiễm nhân tạo cho thấy các dòng khoai tây dại sử dụng để dung hợp S.bulbocastanum, S. tarnii S. pinnatisectum đều có đặc tính kháng cao với bệnh mốc sương (điểm đánh giá kích thước vết hoại tử nằm trong khoảng từ 1,0 – 1,8), trong khi các giống khoai tây trồng Delikat, Agave, Atlantic, Quarta, Rasant có tính kháng bệnh mốc sương khá thấp (điểm đánh giá vết hoại tử nằm trong khoảng từ 3,6-4,6). Các con lai soma của tổ hợp lai giữa S.

tarnii; S. pinnatisectum với các giống khoai tây trồng Delikat, Atlantic, Rasant và Agave hầu như không làm thay đổi khả năng kháng bệnh mốc sương. Chỉ có các con lai soma của tổ hợp lai giữa loài dại S. bulbocastanum với giống khoai

tây trồng Delikat có tính kháng rất cao với bệnh mốc sương. Điều này chứng tỏ dòng dại S.bulbocastanum có khả năng chuyển đặc tính kháng bệnh mốc sương của nó cho các giống khoai tây trồng thông qua dung hợp.

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá tính kháng ệnh mốc sương của các con lai soma và dòng ố m ằng lây nhiễm nhân tạo trên lá đơn tách rời

Tên dòng giống Kí hiệu Kích thước vết hoại tử Điểm Mean±SD 1

Sự hình thành ào tử nấm Điểm Mean±SD 2

S.bulbocastanum blb2G 1,0 ± 0,0 1,0±0,0

S. tarnii trn3G 1,0 ± 0,0 1,0±0,0

S. pinnatisectum pnt2G 1,8±0,2 1,0±0,0

cv.Delikat 4,0±0,1 2,8±0,0

cv.Atlantic 3,6±0,1 2,0±0,0

cv.Rasant 4,6±0,0 2,0±0,0

cv.Agave 4,6±0,0 2,2±0,0

trn 3G+cv.Delikat

SHtrn3G+Delikat 857/5 5,2±0,0 2,8±0,0

SHtrn3G+Delikat 851/2 4,0±0,1 2,0±0,0

SHtrn3G+Delikat 849/5 4,2±0,2 2,3±0,0

SHtrn3G+Delikat 849/4 5,2±0,2 3,0±0,0

SHtrn3G+Delikat 838/11 4,0±0,0 2,3±0,0

trn 3G+cv.Rasant

SHtrn3G+Rasant 1/6 4,4±0,1 1,0±0,0

SHtrn3G+Rasant 3/9 4,4±0,0 1,8±0,0

SHtrn3G+Rasant 3/7 4,4±0,0 2,3±0,0

SHtrn3G+Rasant 3/5 6,0±0,0 3,0±0,0

trn 3G+cv.Agave

SHtrn3G+Agave 4/12 4.,6±0,1 2,3±0,1

SHtrn3G+Agave 4/13 3,4±0,0 1,3±0,1

SHtrn3G+Agave 4/20 5,0±0,1 2,5±0,1

SHtrn3G+Agave 4/22 3,8±0,0 1,5±0,0

SHtrn3G+Agave 7/3 - -

SHtrn3G+Agave 7/4 4,2±0,3 2,0±0,0

SHtrn3G+Agave 7/7 4,2±0,3 1,5±0,0

blb 2G+cv.Delikat

SHblb2G+Delikat 2281/10 1,8±0,2 1,0±0,0

SHblb2G+Delikat 2283/5 2,4±0,0 1,3±0,1

SHblb2G+Delikat 2292/4 1,6±0,0 1,0±0,0

SHblb2G+Delikat 2295/1 1,4±0,1 1,0±0,0

Tên dòng giống Kí hiệu Kích thước vết hoại tử Điểm Mean±SD 1

Sự hình thành ào tử nấm Điểm Mean±SD 2 pnt 2G+cv.Delikat

SHpnt2G+Delikat 2196/4 4,0±0,1 3,0±0,0

SHpnt2G+Delikat 2199/6 4,6±0,1 2,5±0,1

SHpnt2G+Delikat 2197/6 - -

SHpnt2G+Delikat 2204/3 4,0±0,1 2,3±0,0

SHpnt2G+Delikat 2235/1 5,4±0,0 2,7±0,0

pnt2G+cv.Atlantic

SHpnt2G+Atlantic 257/2 - -

SHpnt2G+Atlantic 245/6 4,8±0,0 2,5±0,1

SHpnt2G+Atlantic 248/1 4,0±0,1 2,3±0,1

SHpnt2G+Atlantic 254/1 - -

SHpnt2G+Atlantic 257/1 - -

Chú thích: SH: con lai soma; 1 Mean= giá trị trung bình của kích thước vết hoại tử trên lá với 5 lần lặp lại; SD là sự sai khác giữa 5 lần lặp lại.

Điểm 1: không có vết bệnh ở cả mặt trước và mặt sau lá; điểm 2: có 1 điểm ở bề mặt sau lá;

không có vết bệnh ở bề mặt trước lá; điểm 3: 1-4 % vùng lá bị nhiễm bệnh, khoảng 4 cm2; điểm 4: 5-12%

diện tích lá bị nhiễm bệnh; điểm 5: 13-30% diện tích lá bị nhiễm bệnh; điểm 6: 31-55% diện tích lá bị nhiễm bệnh; điểm 7: 56-78% diện tích lá bị nhiễm bệnh; điểm 8: 79-96% diện tích lá bị nhiễm bệnh; điểm 9: 97-100% diện tích lá bị nhiễm bệnh.

2 Đo sự hình thành bào tử nấm ở bề mặt sau của lá: điểm 1: từ không có triệu chúng vết bệnh hoạc vết hoại tử 2-4mm; điểm 2: nhiễm trung bình 5-55% diện tích bề mặt lá; điểm 3: 56-100% diện tích lá bị nhiễm bệnh. (-) không đánh giá

Hình 4.11. Sự biểu hiện vết bệnh trên lá sau 6 ngày lây nhiễm

Chú thích: 136= blb 2G, 144 = cv.Delikat, 50, 51, 52, 53 là con lai soma 2281/10; 2283/5; 2292/4; 2295/1)

c. Thí nghiệm 13: Đánh giá tính kháng bệnh mốc sương của các con lai soma bằng lây nhiễm nhân tạo trên lát cắt củ

Sau 7-9 ngày lây nhiễm trên các lát cắt củ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh mốc sương. Đánh giá và cho điểm đặc tính kháng bệnh mốc

sương của các đối tượng nghiên cứu dựa trên mức độ biểu hiện triệu chứng và sự hình thành bào tử trên quan sát đƣợc trên lát cắt củ. Kết quả đánh giá đƣợc biểu hiện tại bảng 4.15.

Bảng 4.15. Kết quả đánh giá tính kháng ệnh mốc sương của các con lai soma và dòng ố m ằng lây nhiễm nhân tạo trên lát cắt củ tu er slice test

Tên dòng giống Kí hiệu

Kích thước vết hoại tử trên lát củ điểm

(Mean±SD)

Sự hình thành ào tử nấm trên lát củ điểm Mean±SD

Atlantic cv.Atlantic 4,0±0,0 4,2±0.0

Rasant cv.Rasant 4,5±0,2 3,5±0,2

Delikat cv.Delikat 5,5±0,3 4,6±0,0

Agave cv.Agave 4,7±0,1 2,7±0,1

S.bulbocastanum blb2G 1,0±0,0 1,0±0,0

S.tarnii trn3G 1,0±0,0 1,0±0,0

S. pinnatisectum pnt2G 1.8±1,7 1,00±0,0

pnt2G+Atlantic 245/6 - -

pnt2G+Atlantic 248/1 2,2±1,7 1,0±0,0

pnt2G+ Rasant 2044/1 2,8±0,7 1,0±0,0

blb2G+Delikat 2281/10 1,0±0,0 1,0±0,0

blb2G+Delikat 2283/5 1,0 0,0 1,0±0,0

blb2G+Delikat 2292/4 1,0±0,0 1,0±0,0

blb2G+Delikat 2295/1 1,0±0,0 1,0+-0,0

trn3G+Delikat 838/11 1,4±0,3 1,0±0,0

trn3G+Delikat 851/2 2,6±0,3 1,0±0,0

pnt2G+Delikat 2195/2 1,2±0,2 1,0±0,0

pnt2G+Delikat 2196/4 - -

trn3G+Rasant 1/6 - -

trn3G+Rasant 3/9 1,0±0,0 1,0±0,0

trn3G+Rasant 3/7 1,6±0,3 1,0±0,0

trn3G+Agave 4/22 - -

trn3G+Agave 4/12 - -

trn3G+Agave 7/7 1,4±0,8 1,0±0,0

trn3G+ Agave 7/4 1,0 0,0 1,0±0,0

Chú thích: Mean= giá trị trung bình của kích thước vết hoại tử trên lát cắt củ với 5 lần lặp lại trong đó 1= kháng; 9= nhiễm; SD là sự sai khác giữa 5 lần lặp lại: điểm 1: không có vết bệnh; điểm 2: 1% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh (20mm2); điểm 3: 0,5-5% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh (150mm2); điểm 4: 6-12%

diện tích lát củ bị nhiễm bệnh (300mm2); điểm 5: 25% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh; điểm 6: 43% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh; điểm 7: 62% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh; điểm 8: 85% diện tích lát củ bị nhiễm bệnh; điểm 9: 96-100% diện tích củ bị nhiễm bệnh. (-) không đánh giá.

Kết quả cho thấy rằng tất cả các dòng giống đều có biểu hiện kháng khác nhau với nguồn mốc sương đã phân lập. 4 con lai soma của tổ hợp lai S.

bulbocastanum với giống khoai tây trồng Delikat có biểu hiện kháng cao với bệnh mốc sương. Một số con lai soma của tổ hợp lai giữa dòng dại S. tarnii với khoai tây trồng cũng có biểu hiện kháng cao với bệnh mốc sương trên củ.

Tổng hợp các kết quả lây nhiễm nhân tạo trên lá đơn tách rời và trên lát cắt củ cho thấy các con lai soma của tổ hợp lai giữa S.bulbocastanum và Delikat có tính kháng bệnh mốc sương rất cao. Các con lai này tiếp tục được kiểm tra khả năng có mặt của gen kháng bệnh mốc sương.

d. Thí nghiệm 14: Đánh giá tính kháng bệnh mốc sương của các con lai soma bằng lây nhiễm nhân tạo trên đồng ruộng (Field test)

Các vật liệu sẽ tiếp tục được đánh giá khả năng kháng bệnh mốc sương trên đồng ruộng, sử dụng dung dịch lây nhiễm với nồng độ 20.000 bọc động bào tử/ml. Thí nghiệm lây nhiễm đƣợc tiến hành vào chiều tối mát, duy trì nhiệt độ khoảng 180C- 250C, ẩm độ khoảng 70-80%. Triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 1 tuần sau lây nhiễm. Tiến hành đo đếm mỗi tuần 1 lần trong suốt quá trình diễn biến của bệnh (7 lần). Kết quả đƣợc tính theo chỉ số tích lũy bệnh theo thời gian (bảng 4.17). Hệ số kháng bệnh điều chỉnh theo độ thành thục (∆)rAUDPC > 0 cho thấy giống rất mẫn cảm với bệnh, (∆)rAUDPC < 0 nghĩa là giống có khả năng kháng cao với bệnh trong đó giá trị tuyệt đối của (∆)rAUDPC càng nhỏ thì khả năng kháng bệnh càng cao.

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá các con lai soma và các dòng ố m về khả năng kháng ệnh mốc sương trên đồng ruộng và đánh giá sự thành thục của cây

Tình trạng cây/

tổ hợp lai

Tình trạng cây ký hiệu

Cấp ệnh trung bình (leaflet assay)

Hệ số kháng ệnh điều chỉnh theo độ

thành thục (ΔrAUDPC)

Sự thành thục của cây

1- Chín sớm; 9-Chín

muộn Giống thương

phẩm Delikat 5,0 (1) S 0,311 (2) 4,8

Loài dại S. bulbocastanum 1,0 R - -

Blb + Delikat SH 2282/4 1,0 R -0,352 6,0

SH 2283/5 1,4 R -0,248 6,5

SH 2283/9 1,8 R -0,324 6,0

SH 2292/4 1,0 R -0,030 7,4

Giống khoai tây trồng Delikat rất mẫn cảm với bệnh trong khi các con lai soma của dòng giống này với dòng dại S. bulbocastanum có khả năng kháng bệnh cao (bảng 4.16). Thông qua đánh giá về sự thành thục trên đồng ruộng cũng cho thấy có sự tương quan giữa tính kháng bệnh mốc sương với sự thành thục của các kiểu gen khác nhau. Các kiểu gen có tính kháng bệnh cao thì thường là chín muộn và ngược lại. Có nhiều khả năng liên quan đến sự liên kết hay tương tác giữa các gen dẫn đến kết quả trên. Con lai SH 2292/4 có độ chín muộn trong khi các con lai khác có độ chín trung bình (bảng 4.16). Như vậy có sự tương quan chặt chẽ giữa tính kháng bệnh mốc sương và độ chín của cây. Điều này nói nên rằng diễn biến của bệnh trên đồng ruộng khá phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố của tự nhiên, do nhiều gen kiểm soát và đƣợc cho là tính kháng có ý nghĩa quan trọng nhất (tính kháng về số lƣợng- Quantatitive resistance)

Hình 4.12. Sự biểu hiện tính kháng trên đồng ruộng của con lai soma blb2G + Delikat (SH2283/5)

e. Thí nghiệm 15: Đánh giá sự có mặt của gen kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị phân tử

Cho đến nay đã có 4 gen kháng có nguồn gốc từ loài dại Solanum bulbocastanum thuộc vùng lặp giàu leucine (NBS-LRR) đƣợc phát hiện và nhân dòng, bao gồm: Gen Rpi-blb1 (van der Vossen et al., 2003; Wang et al., 2008) hay còn đƣợc biết đến với tên RB (Song et al., 2003), định vị trên nhiễm sắc thể số VIII, gần chỉ thị CT64 và thuộc một cụm 4 gen kháng tương đồng (resistance gene analogues – RGAs) (van der Vossen et al., 2003); gen Rpi-blb2 (van der Vossen et al., 2005) nằm trên nhiễm sắc thể số VI gần chỉ thị CT119; gen Rpi-blb3 (Lokosou et al., 2009) định vị trên nhiễm sắc thể số IV gần chỉ thị TG339 và nằm trong cụm gen kháng mốc sương đặc hiệu chủng (R2, Rpi-abpt, R2-like); gen Rpi-bt1 (Oosumi et al., 2009) có đƣợc từ phép lai giữa S. bulbocastanumS. tuberosum.

Trong thí nghiệm này, để phát hiện gen kháng Rpi-blb1 chúng tôi đã sử dụng 2 cặp mồi 1/1’ và blb1 trong đó cặp mồi 1/1’ nhân đoạn DNA có kích thước 213bp (Colton et al., 2006) và cặp mồi blb1 nhân đoạn DNA có kích

SH 2283/5

thước 820bp liên kết chặt với gen Rpi-blb1 (Wang et al., 2008). Kết quả như hình 4.13-A, 4.13-B và 4.13-C.

Hình 4.13- A. Kết quả điện di sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu 1 1’

Chú thích: Ladder (giếng 1); blb (giếng 2); SHblb2G+Deli - 2281/10 (giếng 3); SHblb2G+Deli - 2283/5 (giếng 4); SHblb2G+Deli - 2292/4 (giếng 5); SHblb2G+Deli - 2295/1 (giếng 6); Delikat (giếng 7);

pnt 2G (giếng 8); trn 3G (giếng 9); cph (giếng 10); 1031 (giếng 11); 1032 (giếng 12).

Hình 4.13-B. Kết quả điện di sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu blb1

Chú thích: Ladder (giếng 1); blb (giếng 2); SHblb2G+Deli - 2281/10 (giếng 3); SHblb2G+Deli - 2283/5 (giếng 4); SHblb2G+Deli - 2292/4 (giếng 5); SHblb2G+Deli - 2295/1 (giếng 6); Delikat (giếng 7); pnt 2G

(giếng 8); trn 3G (giếng 9); cph (giếng 10); 1031 (giếng 11); 1032 (giếng 12).

Sản phẩm phản ứng PCR khi chạy với cặp mồi 1/1’ chỉ xuất hiện ở các giếng 2, 3, 4, 5 và 6 tương ứng với vị trí của dòng khoai tây dại S. bulbocastanum và các con lai soma giữa Delikat và S. bulbocastanum nhƣng không xuất hiện vạch băng ở vị trí của dòng Delikat. Tất cả các vạch băng của blb và con lai soma đều rõ ràng, có cùng kích thước, đối chiếu với thang chuẩn kích thước 100bp chúng tôi nhận thấy kích thước của sản phẩm PCR xấp xỉ 213bp bằng với kích thước của đoạn DNA liên kết chặt với gen Rpi-blb1 đƣợc nhân lên nhờ cặp mồi 1/1’.

Kết quả chạy PCR với cặp mồi Blb1 cũng cho thấy sản phẩm PCR chỉ xuất hiện tại vị trí của dòng khoai tây dại S. bulbocastanum và các con lai soma giữa Delikat và S. bulbocastanum. Đối chiếu kết quả PCR với thang chuẩn có kích thước 1kb cho thấy các vạch băng đều có cùng kích thước xấp xỉ 820bp, tương đương với kích thước đoạn DNA liên kết với gen Rpi-blb1 được nhân lên nhờ cặp mồi Blb1.

Thí nghiệm đánh giá sự có mặt của gen kháng Rpi-blb2 có nguồn gốc thừ loài dại S. bulbocastanum cũng đƣợc chúng tôi thực hiện, trong đó sử dụng cặp mồi đặc hiệu blb2 nhân đoạn DNA có kích thước khoảng 773bp (Wang et al., 2008) . Tuy nhiên việc kết quả không phát hiện đƣợc gen kháng Rpi-blb2 có mặt trong các con lai soma.

Để đánh giá sự có mặt của gen Rpi-blb3 chúng tôi sử dụng cặp mồi blb3 nhân đoạn DNA có kích thước 618bp tiến (Wang et al., 2008).

Hình 4.13-C. Kết quả điện di sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu blb3

Chú thích: Ladder (giếng 1); blb (giếng 2); SHblb2G+Deli - 2281/10 (giếng 3); SHblb2G+Deli - 2283/5 (giếng 4); SHblb2G+Deli - 2292/4 (giếng 5); SHblb2G+Deli - 2295/1 (giếng 6); Delikat (giếng 7); pnt 2G

(giếng 8); trn 3G (giếng 9); cph (giếng 10); 1031 (giếng 11); 1032 (giếng 12).

Kết quả của phản ứng PCR khi chạy với cặp mồi blb3 cho thấy sản phẩm PCR chỉ có mặt tại các giếng số 2,3,4,5 và giếng số 6 tương ứng với vị trí của dòng khoai tây dại S. Bulbocastanum và các con lai soma của tổ hợp lai giữa Delikat và S. bulbocastanum, không có sản phẩm PCR ở các giếng còn lại. Các vạch băng hiển thị khá rõ nét và có cùng kích thước, khi đối chiếu với các vạch băng của ladder 100bp tiêu chuẩn chúng tôi nhận thấy kích thước của các vạch băng đều xấp xỉ 618bp, bằng với kích thước đoạn DNA liên kết với gen Rpi-blb3.

Nhƣ vậy dòng dại S.bulbocastanum, các con lai soma của tổ hợp lai giữa S.bulbocastanum với giống khoai tây trồng Delikat (2281/10, 2283/5, 2292/4 và 2295/1) đều có mang gen kháng bệnh mốc sương Rpi-blb1Rpi-blb3. Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo. Điều này thêm một lần nữa khẳng định được đã chuyển được đặc tính kháng bệnh mốc sương từ loài khoai tây dại S.bulbocastanum vào các con lai soma thông qua dung hợp tế bào trần.

4.1.5.2. Đánh giá các con lai soma về các tính trạng nông sinh học Thí nghiệm 16: Đánh giá các con lai soma về các tính trạng nông sinh học

Cùng với khả năng kháng bệnh hại thì khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất chất lượng khoai tây thu đƣợc khi trồng. Các con lai soma lục bội là kết quả của phép lai tế bào trần giữa các dòng khoai tây dại nhị bội với các giống khoai tây trồng tứ bội sẽ mang các tính trạng của cả bố và mẹ. Chính vì thế, để chọn ra đƣợc những dòng lai soma khoai tây mang những tính trạng nông sinh học giống với khoai tây trồng là rất cần thiết. Kết quả đánh giá các đặc tính hình thái, sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa của các con lai soma đƣợc thể hiện trên bảng 4.17; hình 4.14.

Một phần của tài liệu Tạo thể lai mang gen kháng bệnh mốc sương bằng dung hợp tế bào trần giữa khoai tây dại và khoai tây trồng (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)