Lý luận về hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 24 - 31)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYẾTTẬT VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.2. Lý luận về hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

* Khái niệm việc làm

Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mìnhvà các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13, các nhà thống kê về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra quan niệm về người có việc làm như sau: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động

19

mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận tiền công hay hiện vật [3, tr.47]. Theo pháp luật của Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 9 Chương 2 của Bộ luật lao động cũng như tại Khoản 2 Điều 3 của Luật việc làm, đều định nghĩa: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [22].

Như vậy, việc làm là hoạt động lao động của con người nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, bao gồm:

- Việc làm hưởng lương: Những người làm các công việc được trả tiền lương hoặc tiền công bằng tiền hoặc hiện vật theo hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng lời nói) với một người khác, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Người khuyết tật thường phải đối mặt với nhiều rào cản để có được việc làm hưởng lương.

- Việc làm tự chủ: Những người làm các công việc tự làm hoặc các công việc gia đình để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho các công việc đó. Việc làm tự chủ là cơ hội kiếm sống chính cho người khuyết tật ở các nước thu nhập thấp.

* Khái niệm tư vấn việc làm

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tư vấn là đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định” [16, tr.457]. Các hoạt động tư vấn trong thực tế như tư vấn xây dựng, tư vấn pháp luật, tư vấn việc làm,...

Tư vấn việc làm được xem như là hoạt động cung cấp thông tin về thị trường lao động, cho lời khuyên về học nghề, về công việc, trợ giúp những khó khăn tâm lí hay hướng dẫn cho người lao động khi họ có nhu cầu tìm việc làm.

* Khái niệm giới thiệu việc làm

Giới thiệu việc làm là hoạt động trong đó các tổ chức hoặc cá nhân có những thông tin về chỗ việc làm còn trống và giới thiệu cho người tìm việc đến địa chỉ của người sử dụng lao động để tìm hiểu và có thể đi đến thỏa thuận về việc làm; hoặc thông tin về người có nhu cầu làm việc cung cấp cho người sử dụng lao động tiếp xúc và có thể đi đến những thỏa thuận tuyển dụng [33, tr.32].

20

* Khái niệm đào tạo nghề

Cuốn “Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam” của Viện Khoa học lao động và Xã hội và Tổ chức GIZ phối hợp xây dựng đã định nghĩa: “Đào tạo nghề là việc cung cấp kỹ năng, kiến thức một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho các cá nhân có đủ khả năng thực hiện công việc, nghề nghiệp hoặc một nhóm công việc, nghề nghiệp phù hợp” [33, tr.29]. Theo Luật giáo dục nghề nghiệp, đã có khái niệm:

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và h c nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người h c để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa h c để nâng cao trình độ nghề nghiệp [21]. Khái niệm “Đào tạo nghề nghiệp” theo Luật giáo dục nghề nghiệp là một khái niệm mới, đầy đủ và bao quát nhất.

* Khái niệm tự tạo việc làm

Bộ tài liệu Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm: “Tự tạo việc làm là một thuật ngữ chỉ các hoạt động kinh tế ở cả các khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức do một cá nhân hoặc một nhóm sở hữu, tổ chức hoạt động và quản lý [34, tr.25]. Khu vực kinh tế chính thức được điều chỉnh bởi Chính phủ và bao gồm việc làm trong khu vực công và tư nhân, ở đó người lao động được thuê dựa trên hợp đồng với mức lương cùng với những lợi ích như lương hưu và bảo hiểm y tế. Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực không được kiểm soát trong nền kinh tế quốc gia. Khu vực kinh tế này bao gồm sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, giao thương nhỏ, các công ty gia đình, các đơn vị kinh doanh nhỏ sử dụng một vài công nhân và nhiều hoạt động tương tự [34, tr.5].

Như vậy có thể hiểu, tự tạo việc làm là quá trình người khuyết tật tự tạo ra của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người khuyết tật và gia đình họ.

Trong phần lớn trường hợp, người khuyết tật vẫn cần những sự hỗ trợ về chính sách, về vật chất, sự khích lệ về tinh thần để họ có khả năng tự tạo ra những việc làm phù hợp với bản thân.

21

1.2.2. Nội dung của hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

Việc làm có thể là lao động chân tay, lao động trí óc hoặc có thể cả lao động chân tay và lao động trí óc. Việc làm có thể là những công việc thủ công, truyền thống gia đình hoặc những công việc dựa vào công nghệ hiện đại, đòi hỏi trình độ kiến thức, chuyên môn kỹ thuật hoặc tay nghề cao. Người khuyết tật có việc làm hưởng lương thông qua tuyển dụng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; hoặc có việc làm tự chủ do bản thân người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, nhóm người khuyết tật tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại tự tạo việc làm.

Theo Từ điển Tiếng Việt, từ “hỗ trợ” được giải nghĩa là: “Giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào” [16, tr.457]. Hỗ trợ việc làm là các hoạt động trợ giúp để người khuyết tật có việc làm. Có nhiều hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động nói chung cũng như cho người khuyết tật nói riêng. Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu 4 nội dung hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật là:

hỗ trợ tư vấn việc làm, hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm.

* Hỗ trợ tư vấn việc làm

Trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau nên người khuyết tật còn e ngại chưa quyết định xem có nên đi làm hay không. Một số người khuyết tật còn chưa nắm được thông tin về loại hình công việc và tự kỳ thị về vấn đề khuyết tật của mình nên e ngại trong các vấn đề việc làm. Hỗ trợ tư vấn việc làm nhằm giúp người khuyết tật lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng; lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm. Do đó, hỗ trợ tư vấn việc làm rất quan trọng, trước hết là để xóa bỏ những mặc cảm khiến người khuyết tật còn chưa muốn tiếp cận với việc làm, thứ hai là để làm rõ các băn khoăn, thắc mắc cho người khuyết tật từ đó khích lệ, động viên người khuyết tật về quyền của họ trong các hoạt động việc làm.

22

Trên thực tế hoạt động tư vấn việc làm hiện nay còn nhiều hạn chế do việc tư vấn đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhiệt tình và nhiều kiến thức kỹ năng chuyên môn mà không phải cán bộ nhân viên nào cũng có. Tuy nhiên nếu người khuyết tật không được tư vấn, không được gỡ bỏ những rào cản về tâm lý và những thiếu hụt về thông tin thì kể cả họ “được” đi làm thì cũng mang tính chất ép buộc, bị động và sẽ không duy trì được việc làm lâu dài.

Với các nội dung của hoạt động tư vấn, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện một cách cụ thể như sau:

- Vai trò người tạo sự thay đổi: Nhân viên xã hội bằng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn sẽ đưa ra những can thiệp để giúp người khuyết tật nhận thức ra vấn đề để có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cụ thể là ở đây sẽ giúp người khuyết tật đưa ra quyết định tham gia vào các hoạt động việc làm

- Vai trò là người tư vấn: Nhân viên xã hội tư vấn, cung cấp thông tin cho người khuyết tật về các vấn đề việc làm, làm việc với những nhà chuyên môn khác trong lĩnh vực này để giúp người khuyết tật có được những dịch vụ tốt nhất.

- Vai trò là người tham vấn: Nhân viên xã hội trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như nhân viên xã hội tham gia tham vấn giúp người khuyết tật và gia đình giải quyết các khó khăn về tâm lý, gỡ bỏ những rào cản để họ có thể tiếp cận được tới dịch vụ hỗ trợ việc làm.

* Hỗ trợ giới thiệu việc làm

Sau hoạt động tư vấn việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm là công cụ rất hữu ích để hỗ trợ người khuyết tật có được việc làm. Hỗ trợ giới thiệu việc làm nhằm giới thiệu người khuyết tật cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động. Trên thực tế, tư vấn để người khuyết tật có được tâm thế sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động đã khó. Tuy nhiên việc sau đó giúp họ có được một công việc phù hợp và ổn định cũng là một thách thức không hề nhỏ vì trên thực tế ngay cả người bình thường tìm được việc cũng đã khó. Với rất nhiều rào cản còn đang tồn tại hiện nay thì việc người khuyết tật tự đi xin việc là rất khó khăn đối với

23

họ. Do đó rất cần thiết phải có một “cầu nối” giữa doanh nghiệp và người khuyết tật để các bên đến được với nhau.

Để làm được việc này, cán bộ hỗ trợ cần phải nắm chắc được các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, hiểu được những nhu cầu, mong muốn, những đặc điểm riêng và năng lực của người khuyết tật để có thể giới thiệu họ tìm được những công việc phù hợp. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi mong muốn của doanh nghiệp và nhu cầu của người khuyết tật chưa hoàn toàn khớp nhau thì cán bộ hỗ trợ sẽ giúp khỏa lấp những lỗ hổng đó để người khuyết tật có thể hưởng được những lợi ích tốt nhất trong vấn đề việc làm.

Với các nội dung của hoạt động giới thiệu việc làm, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện một cách cụ thể như sau:

- Vai trò là người đánh giá, kết nối dịch vụ: Với vai trò này, nhân viên xã hội sẽ đánh giá năng lực người khuyết tật, đánh giá về điều kiện, môi trường và tính chất công việc của các doanh nghiệp từ đó kết nối họ tới những cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với khả năng của người khuyết tật. Vai trò là người kết nối các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho người khuyết tật các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có.

- Vai trò là người biện hộ: Là người bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối. Ví dụ như có một số doanh nghiệp không sẵn sàng tiếp nhận người khuyết tật hoặc trong quá trình làm việc lại không áp dụng những quy định về việc làm đối với người khuyết tật. Như vậy nhân viên xã hội sẽ biện hộ những quyền lợi chính đáng của người khuyết tật.

* Hỗ trợ đào tạo nghề

Hỗ trợ đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Trong thực tế, các cuộc nghiên cứu và khảo sát đều chỉ ra rằng phần lớn người khuyết tật thường có những hoàn cảnh khó khăn. Họ sẽ bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội. Phần lớn người khuyết tật có trình độ học vấn không cao. Đây cũng là một trong những rào cản khá lớn

24

trong việc tiếp cận các dịch vụ việc làm. Thực tế sẽ khó có doanh nghiệp nào muốn thuê hoặc tuyển dụng một người không có năng lực chuyên môn và tay nghề. Do đó nâng cao năng lực cho người khuyết tật thông qua các hoạt động đào tạo nghề để họ có đủ khả năng tìm được những công việc phù hợp là rất quan trọng. Tóm lại, mục đích của hoạt động đào tạo nghề là giúp nâng cao năng lực cho người khuyết tật, trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người khuyết tật để họ có đủ khả năng tham gia vào thị trường lao động.

Với các nội dung của hoạt động đào tạo nghề, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện một cách cụ thể như sau:

- Vai trò là người tư vấn: Nhân viên xã hội tư vấn, cung cấp thông tin cho người khuyết tật về các vấn đề việc làm, làm việc với những nhà chuyên môn khác trong lĩnh vực này để giúp người khuyết tật có được những dịch vụ tốt nhất.

- Vai trò là người tham vấn: Ngoài việc giúp người khuyết tật và gia đình giải quyết các khó khăn về tâm lý, gỡ bỏ những rào cản để họ có thể tiếp cận được tới dịch vụ đào tạo nghề. Hơn nữa trong hoạt động này, nhân viên xã hội còn giúp tham vấn để giải quyết các vấn đề khó khăn nẩy sinh trong quá trình học nghề. Ví dụ tham vấn giải quyết các vấn đề như mâu thuẫn với bạn bè, giáo viên dạy nghề hoặc những rào cản xuất phát từ sự kỳ thị từ cộng đồng.

* Hỗ trợ tự tạo việc làm

Đây là hoạt động mà người khuyết tật bằng những nỗ lực cá nhân hay từ những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để tự tạo ra những công việc phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Việc tự tạo việc làm sẽ khiến người khuyết tật chủ động hơn, cảm giác được công nhận được nâng cao hơn và giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, người khuyết tật là nhóm đối tượng yếu thế và họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó mặc dù người khuyết tật có mong muốn tự tạo việc làm nhưng cũng cần có những hỗ trợ từ bên ngoài. Cụ thể là các hoạt động vay vốn tín dụng để người khuyết tật tự tạo việc làm và phát triển sản xuất là rất quan trọng. Qua nghiên cứu có thể thấy một số địa phương đã tích cực tổ chức xây dựng mô hình tự tạo việc làm của người khuyết tật có hiệu quả như thông

25

qua hoạt động vay vốn tín dụng để hỗ trợ sinh kế thông qua các hoạt động như mua con giống, trồng trọt, phát triển nhóm sản xuất quy mô nhỏ, nghề thủ công.

Với các nội dung của hoạt động tự tạo việc làm, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện một cách cụ thể như sau:

- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: Là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng từ đó huy động nguồn lực để hỗ trợ người khuyết tật trong việc tự tạo việc làm.

- Vai trò là người tư vấn: Giống như vai trò trong hoạt động tư vấn việc làm, ở đây nhân viên xã hội cũng sẽ cung cấp kiến thức, đưa ra những lời tư vấn để giải đáp thắc mắc, gỡ bỏ những rào cản và khích lệ người khuyết tật trong hoạt động tự tạo việc làm

- Vai trò là người biện hộ: Nhân viên xã hội sẽ dựa trên quyền lợi chính đáng của người khuyết tật được quy định trong luật, các pháp lệnh và nghị định để đảm bảo những lợi ích tối đa cho người khuyết tật trong lĩnh vực tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)