Thực trạng việc làm và hoạt động hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 60)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ

2.2. Thực trạng việc làm và hoạt động hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

2.2.1. Thực trạng việc làm đối với người khuyết tật

Khảo sát 180 NKT thì chỉ có 47 NKT có việc làm (chiếm tỷ lệ 26,1%) và có đến 133 NKT không có việc làm (chiếm tỷ lệ 73,9%), tỷ lệ % về tình trạng việc làm của NKT thể hiện qua biểu đồ 2.1 dưới đây:

37

Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm của người khuyết tật (Tỷ lệ %)

Đây là một thực trạng đáng lưu tâm nếu như xét trên khía cạnh “Quyền” và

Nhu cầu của NKT trong lĩnh vực việc làm.

Ngoài ra, số liệu khảo sát cũng cho thấy, phần lớn NKT vẫn còn khả năng lao động, thể hiện: 22,2% NKT là không có khả năng lao động và đến 52,8% NKT nói rằng họ vẫn ít nhiều còn khả năng lao động, 25% NKT khẳng định họ hoàn toàn có khả năng lao động. Như vậy có thể thấy một bất cập khá lớn trong bức tranh về vấn đề việc làm của NKT, đó là NKT đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu, có khả năng lao động nhưng thực tế có không nhiều NKT hiện nay có việc làm.

* Đối với người khuyết tật không có việc làm

Cũng ở biểu đồ 2.1 ở trên cho thấy: trong 73,9% NKT không có việc làm thì chỉ một số rất ít NKT (6,7%) thuộc hộ gia đình khá, giàu, có điều kiện về kinh tế nên không có nhu cầu việc làm. Phần lớn đều có nhu cầu việc làm nhưng một số lý do nào đó hiện tại chưa có việc làm. Trong đó 11,1% NKT là nội trợ gia đình, những trường hợp này khi khảo sát cả NKT và gia đình của họ đều nghĩ rằng NKT sẽ không xin được việc làm và chỉ có ở nhà nội trợ giúp việc gia đình là chính;

22,2% NKT cho rằng sức khỏe mình kém, hầu hết họ có tâm lý mặc cảm, tự ti rằng không thể xin việc làm và cũng không làm được công việc gì; có đến 33,9% NKT trả lời họ không đi làm là do không tìm được việc làm, trong một số trường hợp trước đây đã từng có việc làm. Như vậy đa số NKT mong muốn có việc làm nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên họ vẫn chưa có được việc làm. Điều này càng đáng

38

lưu tâm khi biến số “Người khuyết tật không tìm được việc làm” được so sánh tương quan với biến số “Khả năng lao động của người khuyết tật” theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tương quan giữa người khuyết tật không tìm được việc làm và Khả năng lao động của người khuyết tật

STT Nội dung Số người khuyết tật không tìm được việc làm

Tỷ lệ %

1. Có khả năng lao động 14 23.9

2. Có khả năng 1 phần 46 75.4

3. Không có khả năng 1 .7

Tổng 61 100

Như đã phân tích, số NKT ở đây đang có nhu cầu việc làm và quan trọng hơn là họ có khả năng lao động. Do đó việc hỗ trợ họ có được việc làm là rất khả thi nếu chúng ta có những hỗ trợ phù hợp. Điều cần thiết là phải tìm hiểu được rõ nguyên nhân không tìm được việc làm là gì để từ đó đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp. Biểu đồ dưới đây sẽ mô tả cụ thể về những nguyên nhân dẫn đến không tìm được việc làm của nhóm NKT này.

Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân người khuyết tật không tìm được việc làm (Tỷ lệ %)

Với những nguyên nhân không tìm được việc làm thể hiện ở biểu đồ trên, có thể thấy việc NKT có học vấn thấp và thiếu chuyên môn là những yếu tố chính cản trở việc họ có việc làm. Do đó rất cần thiết phải nâng cao trình độ và tay nghề chuyên môn cho NKT để họ có được việc làm. Một yếu tố cũng đáng được quan tâm là do người khuyết tật còn đang thiếu các thông tin về việc làm. Như vậy các hoạt động truyền thông và tư vấn việc làm là rất quan trọng.

39

* Đối với người khuyết tật có việc làm

Qua khảo sát, đối với những NKT có chuyên môn thì việc làm của họ là: sửa chữa đồ điện tử, máy vi tính, điện thoại; trang trí điện thoại, laptop; may mặc; sửa khóa; xoa bóp; nấu ăn; uốn tóc, làm đẹp; dạy nhạc, vẽ; thủ công mỹ nghệ. Những người khuyết tật không có chuyên môn thường là làm các công việc bán vé số, phụ bán hàng ăn, bán hàng tạp hóa, làm các công việc phụ với gia đình.

Thu nhập từ việc làm của NKT thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội.

Theo số liệu khảo sát, thu nhập bình quân của NKT là 2.668.085 đồng/người/tháng bằng 65,5% so với mức thu nhập bình quân chung của người lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 4.071.000 đồng/người/tháng (theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa). Thu nhập của NKT còn khá thấp là do những yếu tố về đặc điểm riêng của họ. Trên thực tế NKT vẫn làm việc như những người bình thường khác nên họ xứng đáng được trả công hợp lý hơn để đảm bảo cuộc sống cũng như duy trì công việc này.

Hầu hết, NKT có được việc làm là do bản thân họ tự nỗ lực là chính. Điều này, thể hiện qua kết quả khảo sát trong 47 NKT có việc việc làm cho thấy 44,7% NKT tự tạo việc làm (bán vé số, bán hàng rong, làm việc tại nhà,..), 40,4% là tự xin việc làm. Số còn lại 10,6% NKT có được việc làm cũng là do bạn bè hoặc người thân giới thiệu. Chỉ có 2,1% NKT có việc làm là nhờ Trung tâm DVVL và nhân viên CTXH giới thiệu. Như vậy, có thể thấy vai trò của các cơ quan cung cấp dịch vụ là còn rất hạn chế trong việc hỗ trợ người khuyết tật có được việc làm.

2.2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật 2.2.2.1. Hỗ trợ tư vấn việc làm

Về lý thuyết, hoạt động tư vấn việc làm sẽ giúp NKT được chia sẻ, giải tỏa cảm xúc và gỡ bỏ những băn khoăn, thắc mắc thậm chí là những cảm xúc tiêu cực và tự ti của bản thân để có thể đi đến quyết định “nên” hay “không nên” tham gia vào thị trường lao động. Do đó nếu việc tư vấn việc làm không tốt thì NKT sẽ không sẵn sàng để làm việc. Điều đó sẽ dẫn đến việc các hoạt động như giới thiệu việc làm, học nghề hay tự tạo việc làm sẽ không có hiệu quả.

40

Qua khảo sát, số lượng NKT được tư vấn việc làm lại không nhiều 57 người chiếm 31,7% và số người chưa được tư vấn việc làm là 123 người chiếm đến 68,3%. Mặc dù số lượng NKT được tư vấn việc làm không nhiều, nhưng NKT đánh giá khá cao về sự cần thiết của hoạt động tư vấn việc làm tới khả năng tìm được việc làm của họ.

Biểu đồ 2.3: Ý kiến của người khuyết tật về các mức độ cần thiết của tư vấn việc làm (Tỷ lệ %)

Nhìn vào biểu đồ 2.3 thì có đến 47,4% NKT cho rằng thông tin về việc làm mà họ được tư vấn là cần thiết và 29,8% là rất cần thiết. “Bản thân chúng tôi luôn nỗ lực để có việc làm, tuy nhiên ngay cả người bình thường cũng đã khó có việc làm huống chi là NKT. Hơn nữa nhiều NKT như chúng tôi thiếu các thông tin cũng như còn tự ti, mặc cảm nên chưa sẵn sàng để đi làm. Tâm lý đã không ổn định thì việc đi làm cũng khó. Do đó nếu được tư vấn, giải tỏa cảm xúc thì sẽ rất hữu ích với NKT trong quá trình làm việc (PVS, Nam, 45 tuổi, NKT).

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có Trung tâm DVVL, Trung tâm CTXH và một số tổ chức có chức năng tư vấn việc làm cho NKT. Vậy nguyên nhân nào khiến nhiều NKT vẫn chưa được tư vấn việc làm và thực sự hiệu quả của việc tư vấn việc làm đang ở mức độ như thế nào khi có những người được tư vấn nhưng vẫn chưa có được việc làm.

Số liệu biểu đồ 2.4 dưới đây cho thấy số lượng NKT được nhận dịch vụ tư vấn việc làm rất hạn chế và cũng không phải là thông qua những dịch vụ chuyên nghiệp.

41

Biểu đồ 2.4: Hình thức người khuyết tật được tư vấn việc làm (Tỷ lệ %)

Có đến gần một nửa số NKT (27 người chiếm 47,1%) đã trả lời rằng họ được bạn bè, người thân tư vấn và giới thiệu đến chỗ làm chứ họ cũng không biết đến những cơ sở hay trung tâm nào cả. Hình thức tư vấn việc làm chuyên nghiệp lại ít được NKT tiếp cận tới. Một điểm đáng lưu ý là chính quyền địa phương và cụ thể là cán bộ địa phương lại là người tư vấn việc làm nhiều nhất cho NKT, trong khi đó không phải là chức năng chính của họ. Trung tâm DVVL và Trung tâm CTXH là những nơi đảm bảo tính chuyên môn cũng như có nhiều thông tin về việc làm để có thể tư vấn cho NKT nhưng lại chưa thể hiện được vai trò của mình. Có nhiều lý do như trung tâm mới được thành lập, đội ngũ nhân viên ít, không có kinh phí để truyền thông hoặc là do bản thân NKT còn không biết thông tin hoặc e ngại tiếp cận những dịch vụ này. Bản thân người khuyết tật không tự tin vào khả năng của mình, tự ti và còn mặc cảm nên h cũng chưa tiếp cận với chúng tôi (PVS, Nam, 39 tuổi, Nhân viên Trung tâm DVVL Khánh Hòa). NKT tiếp cận và có quan hệ mật thiết với đội ngũ cán bộ địa phương nên khi đội ngũ này nắm rõ những thông tin về các cơ sở Trung tâm DVVL hoặc Trung tâm CTXH để ngoài việc tư vấn, cán bộ có thể giới thiệu NKT đến những cơ sở có chức năng chuyên môn như vậy thì khả năng sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn. Ngoài ra, những hình thức như hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm,… không được lựa chọn. Đây đều là những hình thức khá tốt trong việc tư vấn việc làm phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn có rào cản và khó khăn nhất định nên NKT vẫn chưa tiếp cận được những hình thức tư vấn việc làm này. Đối với những người được tư vấn, mức độ hữu ích của hoạt động này là khá lớn. Điều này lý giải vì sao NKT lại đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động này.

42

Sau khi được tư vấn, NKT cảm thấy cảm xúc của mình tích cực hơn khá nhiều. Như đã trình bày trong Chương 1, đặc điểm tâm lý của NKT thường rơi vào trạng thái tiêu cực, chán nản khi không có việc làm, không hòa nhập được cộng đồng. Thường là do họ tự ti, không tin vào năng lực cũng như do những sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến quyết định tìm việc. Tuy nhiên nếu được tư vấn một cách chuyên nghiệp thì những cảm xúc này sẽ được giảm thiểu đi đáng kể. Trên thực tế nếu có được sự đồng cảm chia sẻ của người tư vấn thì những cảm xúc tiêu cực sẽ được giải tỏa nhiều.

Biểu đồ 2.5: Những thay đổi của người khuyết tật sau khi được tư vấn việc làm (Tỷ lệ %)

Theo biểu đồ 2.5, có đến 78,9% NKT cho rằng họ có cảm xúc tích cực hơn sau khi được tư vấn. Những nội dung tiếp theo thì mới ở mức độ khá như 54,4% NKT cho biết họ cảm thấy bớt tự ti về bản thân và 50,9% NKT tự tin hơn vào năng lực bản thân. Việc giảm bớt cảm xúc tiêu cực có thể chỉ cần sự chia sẻ và đồng cảm thì việc giúp NKT tự tin hơn cũng như bớt tự ti vào bản thân đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn hơn. Sự tự ti xuất phát từ đặc điểm của NKT khi họ thấy mình không bằng người khác cũng như chịu nhiều tác động từ cộng đồng do đó những nguyên nhân này muốn xử lý được cũng cần phải cả quá trình mà đôi khi còn phải được dẫn chứng từ các hoạt động thực tiễn. “Có trường hợp khi tôi tư vấn cho một người khuyết tật, anh ta bị tai nạn giao thông nên đã mất đi 1 tay và 2 chân. Thực sự anh ta đã rất buồn chán và trong 1 thời gian dài tự ti vào bản thân vì cảm thấy không còn năng lực. Đi xin việc ở đâu h cũng tìm m i cách từ chối. Do đó chúng

43

tôi tư vấn cách nào cũng khó hiệu quả vì thực tế anh ta đã bị từ chối nhiều. Với những người như vậy cần phải đưa h vào các hoạt động nhóm cùng là người khuyết tật thì mới giúp h bớt tự ti đi được chứ tư vấn suông dường như sẽ không có kết quả tốt (PVS, Nữ, 31 tuổi, Nhân viên Trung tâm CTXH). Ngoài ra, nhiều NKT sau khi được tư vấn còn được nâng cao kiến thức trong lĩnh vực việc làm. Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng vì nhiều khi chính do thiếu thông tin và kiến thức về việc làm cũng như kiến thức về bản thân họ cũng sẽ khiến nảy sinh cảm xúc tiêu cực và tâm lý tự ti, chán nản. Việc cung cấp kiến thức và thông tin sẽ giúp NKT vững tin hơn nhiều trong khi tìm kiếm việc làm. Mặc dù có nhiều lợi ích tích cực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên một trong những kết quả quyết định và quan trọng nhất trong hoạt động tư vấn việc làm là việc NKT sẽ quyết định đi tìm việc hoặc sẵn sàng để làm việc thì tỷ lệ này lại chưa cao. Chỉ có 49,1% NKT cho rằng họ đã quyết định tìm việc sau khi nhận được hoạt động tư vấn này. Trên thực tế khi NKT chưa muốn đi làm thì có rất nhiều lý do phức tạp dẫn đến việc này. Do đó để thay đổi quyết định của họ sẽ cần phải có thời gian và những can thiệp mang tính chuyên môn mà không phải nhân viên nào cũng làm được. “Tôi đã được bạn bè, người thân và cả nhân viên tư vấn về việc làm, nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng để quyết định đi làm. Trước kia tôi đã từng bị phân biệt đối xử ở nơi làm việc nên tôi rất nhạy cảm khi nói đến việc làm. Có lẽ tôi phải cần thêm một thời gian nữa mới có thể sẵn sàng đi làm trở lại (PVS, Nữ, 33 tuổi, NKT).

Nhìn chung, tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho NKT nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nhận được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của NKT được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả chính bản thân NKT còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này.

2.2.2.2. Hỗ trợ giới thiệu việc làm

Hoạt động giới thiệu việc làm không chỉ giúp NKT có thể tìm được việc mà quan trọng hơn nó còn đóng góp đảm bảo cho NKT sẽ có được việc làm ổn định và

44

lâu dài vì “Người tìm đúng việc và Việc tìm đúng người”. Tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ việc làm cho NKT đã khá rõ. Tuy nhiên hoạt động này đang được triển khai trong thực tế như thế nào? Nghiên cứu sẽ tập trung vào mô tả và phân tích ở những nội dung dưới đây.

Đa số NKT tiếp cận dịch vụ giới thiệu việc làm, đều cho rằng hoạt động giới thiệu việc làm là cần thiết và rất cần thiết. Điều này, thể hiện qua biểu đồ 2.6 thì có đến 35,9% NKT cho là rất cần thiết và 41% NKT cho là cần thiết.

Biểu đồ 2.6: Ý kiến của người khuyết tật về các mức độ cần thiết của giới thiệu việc làm (Tỷ lệ %)

Thực tế đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc hỗ trợ NKT có được việc làm ổn định. Hoạt động giới thiệu việc làm không đơn thuần chỉ là giới thiệu NKT đến những nơi có nhu cầu tuyển lao động mà còn là sự đánh giá tỉ mỉ giữa khả năng của NKT và những yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó giới thiệu NKT đến những cơ quan có những yêu cầu phù hợp với năng lực của NKT. Tuy nhiên đây không phải là một hoạt động đơn giản.“Công ty chúng tôi gần đây có giới thiệu việc làm cho 2 trường hợp là người khuyết tật, và cả 2 đều không đến được với việc làm vì do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra cũng còn một số yếu tố từ cả phía người khuyết tật và các doanh nghiệp nên hiệu quả hoạt động này còn có những hạn chế nhất định (PVS, Nam, 38 tuổi, Giám đốc Cty TNHH nguồn nhân lực Khánh Hòa). Như vậy về mặt nhận thức, NKT đều thấy được tầm quan trọng của hoạt động này. Trên thực tế, khi NKT được hỏi: Anh/chị đã bao giờ được giới thiệu việc làm hay chưa, thì tương tự như hoạt động tư vấn việc làm, kết quả cho thấy chưa nhiều NKT được giới thiệu việc làm. Thực tế khảo sát 180 NKT thì có 39

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)