Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYẾTTẬT VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật
* Tự ti, mặc cảm: Là những người ngại hòa nhập với cộng đồng xã hội. Phần lớn người khuyết tật thường tự ti mặc cảm nên ngại đi học, ngại tiếp cận với mọi người cũng như ngại tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm. Điều đó đã khiến cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ giáo dục, y tế, việc làm của họ hạn chế từ đó khiến họ trở thành những người yếu thế trong xã hội. Không những thế đại đa số người khuyết tật học nghề chưa đến nơi đến chốn vì gia đình không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm việc được. Chính điều này đã tạo ra một rào cản thật sự cho người khuyết tật trong việc tìm kiếm việc làm. Họ rất khó vượt qua được điều này nếu như không có sự giúp đỡ, quan tâm của người khác và hơn hết là của toàn xã hội.
* Sức khỏe: Hầu hết những người khuyết tật đều có sức khỏe không tốt. Họ bị khiếm khuyết về cơ thể nên sức khỏe không thể như người bình thường. Đây cũng là điều hạn chế rất lớn đến khả năng tìm được việc làm của người khuyết tật. Họ
26
không thể nhanh nhẹn như những người khác nên hiệu quả công việc sẽ không bằng được người bình thường. Mặt khác, họ cũng thường xuyên ốm đau nên rất cần có người kề bên để chăm sóc. Chính những điều này đã tạo ra sự e ngại cho các nhà tuyển dụng khi tuyển lao động là người khuyết tật. Đó cũng là một hạn chế ảnh hưởng khá lớn tới các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.
* Thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết, thiếu thông tin: Họ không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn vốn ưu đãi. Thậm chí sau khi học nghề và có chứng chỉ của các trung tâm dạy nghề, người khuyết tật vẫn thiếu thông tin về nhà tuyển dụng, không biết đến chính sách việc làm cho người khuyết tật, hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Việc thiếu thông tin sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm cũng như các chính sách để họ tự tạo việc làm. Do đó rất cần thiết phải có những quan tâm, giải pháp cho vấn đề này.
1.3.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm từ môi trường bên ngoài gần nhất với người khuyết tật là gia đình, người thân. Xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ, tình yêu thương con cái hoặc ngại để mọi người xung quanh biết nên nhiều gia đình còn chưa tạo điều kiện và ngăn cản người khuyết tật tham gia vào các hoạt động việc làm và hỗ trợ việc làm. Như vậy, đây là một trong những rào cản lớn cần phải có những biện pháp can thiệp.
Các thành viên trong cộng đồng cũng có thể có một số người lệch lạc về cách nhìn thẩm mỹ, kỳ thị người khuyết tật, họ có thái độ kinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật, cho rằng đây là những người vô tích sự chẳng làm được gì.
Những điều này cũng là nguyên nhân khiến người khuyết tật cảm thấy mình thật lẻ loi giữa cuộc đời, cảm giác mặc cảm, tự ti lại càng tăng lên. Họ không đủ tự tin để vượt qua được những định kiến khắc nghiệt của xã hội. Một số người sử dụng lao động có thể kỳ thị, chưa tin vào khả năng của người khuyết tật cũng như chưa có được những công việc phù hợp với năng lực của người khuyết tật; cho rằng khả năng làm việc của người khuyết tật sẽ không có năng suất, hiệu quả so với người
27
bình thường, thời gian làm việc cũng không nhiều hơn, người khuyết tật không thể làm tăng ca do điều kiện sức khỏe. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần người kiêm được một lúc nhiều việc hoặc một số nghề đòi hỏi ngoại hình cũng hạn chế thị trường việc làm của người khuyết tật. Còn những doanh nghiệp lớn thì nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật lại càng ít. Họ yêu cầu những người nhanh nhẹn, hoạt bát, có thể đi công tác xa,... mà những điều này thì người khuyết tật không thể đáp ứng được. Thực tế cũng có một vài trường hợp người khuyết tật vì nhiều lý do khác nhau nên còn chưa hoàn thành xuất sắc công việc. Tuy nhiên mỗi người đều có những điểm mạnh và người khuyết tật cũng vậy. Nếu các doanh nghiệp hiểu được điều đó và tạo điều kiện để người khuyết tật phát huy điểm mạnh của họ thì người khuyết tật sẽ luôn thực hiện tốt công việc của mình.
Người khuyết tật có thể vượt qua được rào cản tâm lý về những khiếm khuyết của mình nhưng không thể vượt qua được những rào cản bằng bêtông của các công trình công cộng từ bậc tam cấp đến nhà vệ sinh không phù hợp, phương tiện giao thông công cộng (ví dụ như xe buýt thiếu bộ phận nâng xe lăn). Điều này làm cho người khuyết tật rất khó khăn trong việc đi lại, làm giảm rất đáng kể khả năng xin được việc làm của người khuyết tật. Đó cũng là thực trạng khiến người khuyết tật khó khăn khi hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm.
1.3.3. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm
Khi tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm, ngoài đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp thì môi trường và điều kiện từ các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng có tác động lớn tới người khuyết tật. Các yếu tố có thể kể đến là sự quan tâm không đúng mức của cán bộ quản lý tới hoạt động này dẫn đến thông tin cung cấp còn chưa đầy đủ. Một số cơ sở còn quá xa để người khuyết tật có thể tiếp cận và cũng không có cơ chế và giải pháp để giúp dịch vụ đến được với người khuyết tật. Ngoài ra các yếu tố như thủ tục rườm rà cứng nhắc cũng được kể đến như là những rào cản ngăn trở việc người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm.
28
1.3.4. Yếu tố từ năng lực nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội thực hiện công việc hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật thực tế hiện nay bao gồm: đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động tại các cơ sở dịch vụ việc làm; đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn; đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại trung tâm công tác xã hội.
Năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở đây có thể được hiểu ở ba khía cạnh là thái độ, kiến thức và kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật trong các hoạt động, trong đó có việc làm. Khác với những nhân viên hỗ trợ việc làm thông thường, những nhân viên ở đây khi làm việc với người khuyết tật ngoài những kiến thức và sự hiểu biết về các doanh nghiệp và các thông tin về việc làm thì họ cũng cần nắm rõ những đặc điểm của người khuyết tật, những nhu cầu, mong muốn và những khả năng của người khuyết tật để có những hỗ trợ phù hợp. Hơn nữa như đã trình bày ở trên, có rất nhiều rào cản tâm lý cũng như những định kiến xã hội ngăn cản hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Hỗ trợ người khuyết tật trong lĩnh vực này đòi hỏi sự kiên nhẫn, thái độ mềm mỏng và những kỹ năng đặc thù để có thể đồng cảm, khích lệ họ trong các hoạt động tìm việc, học nghề cũng như tự tạo việc làm. Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ nhân viên phần lớn là chưa có những bằng cấp chuyên môn phù hợp. Điều đó sẽ hạn chế nhiều tới hiệu quả công việc.
Ngược lại, thực tế đã chứng minh với những nhân viên có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp sẽ thực hiện công việc của họ rất tốt. Đây là một yếu tố mà các nhà quản lý lãnh đạo cần lưu tâm trong việc can thiệp toàn diện để có thể hỗ trợ người khuyết tật có được việc làm một cách hiệu quả nhất.
1.3.5. Yếu tố từ cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Điều đó là hoàn toàn đúng vì ngay cả khi người khuyết tật gỡ bỏ được các rào cản tâm lý, doanh nghiệp đồng lòng, năng lực cán bộ tốt thì nếu không có hành lang pháp lý và những chính sách hỗ trợ thì người khuyết tật cũng như bản thân doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình hoạt
29
động. Luật người khuyết tật hay Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 đã và đang là những công cụ hữu ích và hiệu quả trợ người khuyết tật trong các hoạt động học nghề và tìm việc. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà chuyên môn thì ngoài việc tiếp tục có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho người khuyết tật và các doanh nghiệp thì rất cần bổ sung thêm những chính sách liên ngành, phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành. Như vậy hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao hơn nhiều.