Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 71)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

2.3.1. Yếu tố đặc điểm riêng của người khuyết tật

Với đặc thù là NKT, các yếu tố từ bản thân của họ có ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định và hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ việc làm.

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm riêng của người khuyết tật đến hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Số TT

Yếu tố đặc điểm riêng của người khuyết tật

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người Tỷ lệ % 1 Đặc điểm về tâm lý

(tự ti, mặc cảm) 68 37,8 76 42,2 27 15,0 9 5,0 2 Đặc điểm về sức

khỏe, khiếm khuyết 41 22,8 52 28,9 74 41,1 13 7,2 3 Đặc điểm về trình độ

học vấn, chuyên môn 92 51,1 59 32,8 25 13,9 4 2,2 4 Đặc điểm về hoàn

cảnh của NKT 86 17,8 45 25,0 81 45,0 22 12,2

Số liệu bảng 2.2 cho thấy, trong yếu tố đặc điểm riêng của NKT thì tác động nhiều nhất là đặc điểm trình độ học vấn và chuyên môn của NKT. Có đến 51,1%

NKT trả lời rằng đây là yếu tố “Rất ảnh hưởng” và 32,8% cho rằng yếu tố này “Ảnh

55

hưởng vừa” tới các hoạt động việc làm của họ. Thực tế, trình độ học vấn và chuyên môn của NKT tại Việt Nam rất thấp, 41,01% số NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%; về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì có tới 93,4% số người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5% [4, tr.6]. Thực trạng trình độ học vấn và chuyên môn của NKT tại thành phố Nha Trang cũng rất thấp (đã trình bày về đặc điểm của NKT trong mục 2.1.2 nêu trên). NKT có trình độ thấp dẫn đến tình trạng rất khó tìm được việc làm. Như vậy, có thể thấy đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc quyết định tham gia vào thị trường lao động cũng như trong các hoạt động hỗ trợ việc làm. “Tôi bị khuyết tật từ bé nên việc h c tập gặp nhiều khó khăn và đã phải bỏ dở chương trình h c. Giờ đi xin việc làm cần bằng cấp và tay nghề chuyên môn thì tôi chịu thôi (PVS, Nam, 33 tuổi, NKT).

Cùng quan điểm trên, chị NBH chia sẻ: “Một trong những khó khăn và thách thức cho chúng tôi trong quá trình tư vấn và giới thiệu việc làm là người khuyết tật còn hạn chế về trình độ h c vấn và chuyên môn. Do đó dù có muốn đi làm thì cũng không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp (PVS, Nữ, 48 tuổi, Nhân viên Trung tâm DVVL). Ngoài yếu tố hạn chế kiến thức thì tâm lý tự ti cũng ảnh hưởng tới các hoạt động hỗ trợ việc làm của NKT. Qua khảo sát, NKT cho rằng do bị khuyết tật không bằng người bình thường nên họ ngại tham gia vào các hoạt động.

Hiện nay, các chính sách, pháp luật cũng đã hỗ trợ NKT nhiều hơn trong các hoạt động việc làm. Do đó, NKT cần gạt bỏ tâm lý tự ti và chủ động vươn lên.“Hội viên người mù chúng tôi động viên khắc phục tâm lý mặc cảm, tự ti để chủ động tham gia vào các lớp h c nghề phù hợp với sức khỏe của mình. Nhờ những nỗ lực cố gắng đó mà nhiều anh chị em h c được nghề mát-xa, nghề làm chổi, tăm tre, thủ công mỹ nghệ, tự xin việc làm tại các doanh nghiệp hoặc tự tổ chức làm nên đã có công việc làm và thu nhập ổn định (PVS, Nam, 48 tuổi, NKT). Một số yếu tố như sức khỏe, dạng tật và mức độ khuyết tật cũng như hoàn cảnh của NKT cũng ảnh hưởng hạn chế đến hỗ trợ việc làm. Chẳng hạn, NKT sức khỏe yếu hoặc mức độ khuyết tật nặng sẽ khó khăn đáp ứng được yêu cầu công việc, khó tìm được việc

56

làm phù hợp. Các đặc điểm của NKT không những chỉ ảnh hưởng hạn chế mà còn có mặt tích cực là NKT thường có ý chí, nghị lực vươn lên rất mạnh, họ rất cần cù với công việc. Mặt khác, khi đã có việc làm ổn định thì hầu như họ không nhảy việc, vì hiện nay nhảy việc của người lao động cũng là vấn đề gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. “Công việc NKT làm ở đây là gia công khung hình, khung ảnh, bắn đinh đóng khung, làm nẹp; những việc nặng như đóng thùng chuyển sản phẩm người bình thường làm. NKT rất chịu khó, h làm chăm chỉ, không đòi hỏi mà gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn” (PVS, Nữ, 43 tuổi, Phó giám đốc DNTN Nhật Ân).

Tóm lại, trong nhóm các yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật thì đặc điểm về trình độ học vấn và chuyên môn của người khuyết tật có ảnh hưởng nhiều nhất đến hỗ trợ việc làm.

2.3.2. Yếu tố môi trường bên ngoài

Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài trong nghiên cứu ở đây là các yếu tố từ gia đình, cộng đồng và môi trường tiếp cận của người khuyết tật.

Bảng 2.3: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài đến hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Số TT

Yếu tố môi trường bên

ngoài

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người Tỷ lệ

% 1 Yếu tố từ gia

đình 86 47,8 67 37,2 23 12,8 4 2,2

2 Yếu tố từ cộng

đồng 44 24,4 52 28,9 56 31,1 28 15,6

3 Yếu tố từ môi

trường tiếp cận 23 12,8 73 40,6 75 41,7 9 5,0 Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, yếu tố xuất phát từ cộng đồng và môi trường tiếp cận lại không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới việc làm của NKT. Theo báo cáo tổng kết 5 năm (2011-2015) thực hiện Luật người khuyết tật của thành phố Nha Trang thì hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật về NKT được các cấp chính quyền nỗ lực đẩy mạnh. Hoạt động truyên truyền ngoài việc tập trung phổ biến các chính sách trợ giúp NKT của Nhà nước, còn nêu những gương điển hình

57

NKT vươn lên trong cuộc sống, gương điển hình người bảo trợ giúp đỡ NKT và đồng thời tuyên truyền cho cộng đồng không được có những hành vi, thái độ phân biệt đối xử NKT, kỳ thị NKT. Các chính sách, hoạt động trợ giúp NKT từ y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, bảo trợ xã hội đến dạy nghề, việc làm đều được triển khai. Thành phố đã từng bước đầu tư nâng cấp sửa chữa các công trình giao thông (đường giao thông, bến xe buýt, ..), công trình y tế (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế), công trình giáo dục (trường học, cơ sở dạy nghề) phù hợp với NKT. Nhờ đó nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, quan điểm với NKT của cộng đồng. Vì vậy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử giảm đi khá nhiều, môi trường tiếp cận đã và đang được cải thiện. Điều đó phần nào lý giải số liệu trong nghiên cứu này khi cho chúng ta thấy đó không phải là những yếu tố ảnh hưởng lớn.

Ở đây, khá ngạc nhiên khi yếu tố ảnh hưởng lớn nhất từ môi trường bên ngoài lại xuất phát từ chính trong gia đình họ. Nhiều người trong gia đình cũng do chưa tin tưởng vào bản thân NKT, còn thương con mình sợ sức khỏe không đảm bảo hoặc đôi khi còn do ngại với mọi người bên ngoài về việc khuyết tật của con em mình nên giữ NKT ở nhà mà không tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động việc làm. “Ba mẹ em không muốn cho em đi đâu cả, chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc ngồi ngoài ngõ thôi. Cũng có lần em nói với ba muốn ra ngoài tìm việc nhưng ba em nói rằng sức khỏe không đảm bảo, sợ đi lại khó khăn nên cứ ở nhà giúp đỡ gia đình những công việc nội trợ hoặc những công việc lặt vặt là được rồi (PVS, Nữ, 23 tuổi, NKT).

Tóm lại, xuất phát từ thực trạng trên, các chính sách hỗ trợ cũng như các hoạt động cần hướng tới nâng cao nhận thức không chỉ người dân trong cộng đồng mà cần có những can thiệp chuyên sâu tới từng gia đình có người khuyết tật để nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm cho họ.

2.3.3. Yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm

Các yếu tố ảnh hưởng từ cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm trong nghiên cứu là các yếu tố từ thông tin dịch vụ việc làm cung cấp cho NKT, địa điểm các cơ sở có dịch vụ hỗ trợ việc làm, các thủ tục khi giao dịch việc làm của NKT.

58

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm đến hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Số TT

Các yếu tố ảnh hưởng từ cơ sở cung cấp dịch vụ

hỗ trợ việc làm

Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng

vừa

Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

% 1 Yếu tố từ không cung

cấp thông tin DVVL 45 25,0 32 17,8 88 48,9 15 8,3 2 Yếu tố từ địa điểm cơ sở

dịch vụ việc làm 30 16,7 49 27,2 63 35,0 38 21,1 3 Yếu tố từ thủ tục trong

giao dịch việc làm 5 2,8 35 19,4 86 47,8 54 30,0 Như vậy, số liệu bảng 2.4 cho thấy việc các trung tâm/cơ sở không cung cấp thông tin đến NKT được coi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới NKT trong việc hỗ trợ việc làm. Rõ ràng khi không biết về nơi cung cấp DVVL thì NKT khó có thể tiếp cận được dịch vụ vì bản thân họ còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống kể cả về vấn đề tâm lý, xã hội cũng như kinh tế.“Tôi bị khuyết tật từ bé. Sống trong gia đình tôi cũng muốn làm gì có ích để giúp đỡ m i người. Tôi rất muốn đi làm nhưng không biết có việc nào phù hợp với bản thân không? Nghe nói có các trung tâm có thể giúp chúng tôi nhưng tôi cũng chẳng biết ở đâu, không biết có cần giấy tờ thủ tục gì không hay có phải đóng tiền cho h không? (PVS, Nữ, 28 tuổi, NKT). Như vậy việc thiếu thông tin đang là một trong những nguyên nhân cản trở NKT với các DVVL. Theo đánh giá chung, các trung tâm và cơ sở cũng đã có những hoạt động tuyên truyền về dịch vụ, tuy nhiên các thông tin tuyên truyền chỉ hướng đến những nhóm đối tượng chung. Những DVVL dành riêng cho NKT còn hạn chế. Hơn nữa nhiều NKT sống trong gia đình có mức trung bình thấp và ở xa trung tâm thành phố nên khó tiếp cận thông tin. Do đó, các trung tâm cần quan tâm hơn tới những đặc điểm riêng của nhóm NKT này để từ đó có những phương pháp, cách thức cung cấp thông tin có thể đến được với NKT.

Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng địa điểm xa cũng ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động việc làm của họ. Qua tìm hiểu đa phần NKT gặp khó khăn trong quá trình đi từ nơi ở đến cơ sở hỗ trợ việc làm. Một phần nữa là gia đình NKT cũng không yên tâm khi con em mình đi học xa. Một số nơi địa bàn điều kiện

59

đi lại còn khó khăn nên hầu hết NKT ở những địa bàn này đều mong muốn được hỗ trợ học nghề tại địa điểm gần nhà và mong muốn có sự hỗ trợ để tự làm việc tại nhà.

“Với người bình thường thì không sao nhưng chúng tôi là NKT đi lại quanh nhà đã khó khăn huống chi từ nhà tôi ra thị trấn khá xa nên chúng tôi cũng ngại vì nếu đi như vậy lại phải phiền đến người nhà phải đưa đón. (PVS, Nữ, 37 tuổi, NKT).

Chia sẻ với những khó khăn trên, một cán bộ quản lý của trung tâm DVVL cho biết

“Nhiều NKT cũng rất mong muốn có việc làm nhưng khoảng cách từ nhà h đến trung tâm cũng là một thách thức. Ngày bình thường thì không sao chứ những ngày nắng nóng hoặc mưa gió thì thực sự khó khăn cho h . Tuy nhiên chúng tôi cũng không biết phải làm gì do cơ sở vật chất của trung tâm không đảm bảo để h ở lại, còn nếu phải thuê nhà quanh đây thì NKT không đủ khả năng do mức độ hỗ trợ của Nhà nước không đủ (PVS, Nam, 46 tuổi, Nhân viên Trung tâm DVVL). Còn về vấn đề thủ tục thì không phải là khó khăn với NKT vì trên thực tế NKT sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc học nghề miễn phí khi họ có giấy xác nhận khuyết tật.

2.3.4. Yếu tố năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm

Như đã trình bày về đặc điểm của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm trong mục 2.1.2 nêu trên, chủ yếu là đội ngũ nhân viên tư vấn của Trung tâm DVVL, nhân viên CTXH của Trung tâm CTXH và cộng tác viên CTXH. Đối với các yếu tố xuất phát từ đội ngũ nhân viên ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ việc làm của NKT được cụ thể hóa thành các hoạt động chủ yếu mà họ thường làm trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho NKT. Cụ thể các yếu tố kể đến ở đây là khả năng tư vấn cho NKT và gia đình, khả năng kết nối giữa NKT và doanh nghiệp tuyển dụng và khả năng huy động nguồn lực để hỗ trợ việc làm cho NKT.

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của yếu tố năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm đến hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Số TT

Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc

làm

Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng

vừa

Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

% 1 Khả năng tư vấn cho

NKT và gia đình 16 8,9 27 15,0 51 28,3 86 47,8

60 Số

TT

Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc

làm

Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng

vừa

Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

% 2

Khả năng kết nối giữa NKT và doanh nghiệp tuyển dụng

45 25,0 76 42,2 41 22,8 18 10,0

3

Khả năng huy động nguồn lực để hỗ trợ việc làm cho NKT

31 17,2 47 26,1 77 42,8 25 13,9 Bảng 2.5 cho thấy, trong những yếu tố kể trên, khả năng kết nối giữa NKT và doanh nghiệp tuyển dụng là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới NKT. Có đến 67,2%

NKT cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng tới họ trong các hoạt động hỗ trợ việc làm.

Thực tế, dù các hoạt động hỗ trợ việc làm có tốt đến đâu đi chăng nữa nhưng cuối cùng NKT vẫn không tìm được việc làm thì cũng không đạt được mục đích. Điều đó lý giải vì sao NKT lại cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng nhất tới họ vì có thể thấy yếu tố này là yếu tố gần nhất quyết định việc NKT có thể tìm được việc làm hay không. Vì đã kết nối NKT tới được các doanh nghiệp phù hợp thì gần như là NKT sẽ có được việc làm. Ngược lại nếu như không kết nối họ được tới các doanh nghiệp thì các hoạt động như tư vấn, học nghề cũng vẫn chưa đảm bảo NKT có việc làm.“Đối với tôi khả năng của cán bộ giúp tôi đến được với các doanh nghiệp là quan tr ng nhất. Chúng tôi cũng rất cố gắng và nỗ lực khi tìm việc làm nhưng còn nhiều khó khăn lắm. Thế nên điều giúp chúng tôi tốt nhất trong quá trình hỗ trợ việc làm là kết nối tới các doanh nghiệp tuyển dụng (PVS, Nam, 37 tuổi, NKT).

Tuy nhiên, để thực hiện được hoạt động này đòi hỏi nhân viên CTXH cần phải có được nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Trước hết nhân viên CTXH cần đánh giá tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức để cộng đồng cũng như các doanh nghiệp tạo ra những môi trường thuận lợi cũng như môi trường mở để NKT có thể tiếp cận được với việc làm. Sau đó nhân viên CTXH cần có khả năng đánh giá được năng lực của NKT. Dựa trên những thông tin có được, nhân viên CTXH sẽ kết nối NKT tới những doanh nghiệp phù hợp.

61

Như vậy, đối với các trung tâm và bản thân nhân viên công tác xã hội cần nâng cao năng lực cho bản thân về những nội dung kiến thức và kỹ năng này.

2.3.5. Yếu tố cơ chế, chính sách

NKT thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và càng gặp nhiều khó khăn hơn trong các hoạt động việc làm. Do đó họ rất cần những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để có thể tham gia một cách hiệu quả vào thị trường lao động, việc làm.

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế, chính sách đến hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Số TT

Các yếu tố ảnh hưởng từ cơ chế,

chính sách

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Số

người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

%

Số người

Tỷ lệ

% 1 Nội dung chính

sách 82 45,6 51 28,3 42 23,3 5 2,8

2 Thực hiện chính

sách 38 21,1 61 33,9 57 31,7 24 13,3

3 Các biện pháp chế

tài 2 1,1 45 25,0 81 45,0 52 28,9

Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy, NKT quan tâm nhiều tới các chính sách hiện hành hỗ trợ gì cho họ. Các yếu tố khác như việc thực hiện chính sách và các biện pháp chế tài không ảnh hưởng nhiều.

Trong những năm gần đây, NKT được thụ hưởng nhiều chế độ chính sách hơn từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, dạy nghề và việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao giải trí, du lịch, bảo trợ xã hội, công nghệ thông tin, tiếp cận các công trình nhà ở, giao thông, các công trình công cộng. Riêng nội dung chính sách về dạy nghề và việc làm đối với NKT hiện nay được thể hiện trong nhiều luật: Luật người khuyết tật có 1 chương với 4 điều quy định về dạy nghề và việc làm, Bộ luật lao động có một mục riêng với 3 điều quy định về lao động là NKT, Luật việc làm đã có quy định về hỗ trợ việc làm đối với NKT và hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là NKT, Luật giáo dục nghề nghiệp có chính sách hỗ trợ đối với NKT tham gia học nghề và hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với NKT. Các chính sách tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để NKT có nhiều cơ hội công việc và việc làm, hòa nhập cộng đồng. NKT hầu như họ biết và quan tâm đến

Một phần của tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)