Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
1.2. Cơ sở lý luận của quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy
18
Nghiện ma túy là bệnh mãn tính rất khó chữa và có đặc tính dễ tái nghiện vì vậy cần có sự kiên trì sự bền bỉ của những người quản lý, điều trị cai nghiện ma túy.
Do đó, việc áp dụng công tác xã hội vào quy trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy là phương pháp tốt nhất.
Quy trình Quản lý trường hợp gồm 05 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và đánh giá sơ bộ
Khi nhận thông báo từ cá nhân, tổ chức hay từ bộ phận tiếp nhận thông tin của Trung tâm, NVQLTH chính là nhân viên xã hội phải nhanh chóng khai thác những thông tin cần thiết về đối tượng và gia đình đảm bảo đủ thông tin tiếp nhận. Cùng lúc cán bộ quản lý trường hợp cần đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe thể chất và tâm lý của đối tượng, môi trường sống và làm việc của đối tượng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời đặc biệt trong tình huống cần hỗ trợ khẩn cấp đảm bảo an toàn tính mạng của đối tượng.
Bước 2: Thu thập thông tin và đánh giá toàn diện
Sau khi đã có thông tin sơ bộ về đối tượng, NVQLTH cần phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành và đoàn thể có liên quan tiến hành thu thập thêm thông tin nhằm xác minh lại thông tin đã thu được và bổ sung thông tin cần thiết khác. Mục đích của bước này nhằm có được những bằng chứng cụ thể liên quan đến các thông tin đã được cung cấp. Để tiến hành xác minh thông tin, cán bộ QLTH và các đối tác phải tổ chức gặp gỡ đối tượng, gia đình và các bên liên quan để có được những bằng chứng cụ thể liên quan đến vấn đề và nhu cầu của đối tượng. Trên thực tế, nhu cầu của đối tượng có thể là rất nhiều, tuy nhiên dựa trên tính cấp thiết và nguồn lực sẵn có, NVQLTH có thể tiến hành lựa chọn các nhu cầu ưu tiên. Để kết thúc bước 2, NVQLTH cần đưa ra những kết luận cụ thể về vấn đề và các nhu cầu cần ưu tiên của đối tượng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp hoặc chuyển gửi nếu nhu cầu của đối tượng vượt quá khả năng đáp ứng của Trung tâm.
Bước 3: Lập kế hoạch can thiệp
Dựa trên cơ sở kết luận của bước 2, cán bộ và nhóm liên ngành bao gồm những cán bộ thuộc các đơn vị, ngành liên quan cùng thảo luận để đưa ra kế hoạch
19
can thiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu nói trên. Một kế hoạch can thiệp cần có:
- Các mục tiêu: được xây dựng dựa trên nhu cầu của đối tượng. Mục tiêu phải cụ thể và phải phản ánh được kết quả cần đạt được trong thời gian nhất định.
- Các hoạt động: được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu nói trên.
- Tổ chức thực hiện: nêu rõ ai là người sẽ thực hiện hoạt động, nguồn lực đang có và cần huy động để thực hiện hoạt động, hoạt động thực hiện trong bao lâu.
Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tham gia tối đa của đối tượng để đảm bảo kế hoạch được phù hợp và thực thi với đối tượng.
Bước 4: Triển khai kế hoạch can thiệp
Sau khi có kế hoạch can thiệp, nhân viên xã hội thực hiện chức năng điều phối, khai thác và kết nối các nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Một mặt cán bộ phải làm việc với đối tượng và gia đình để cung cấp cho họ những kỹ năng để họ tự giải quyết các vấn đề của mình, mặt khác phải phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện cung cấp dịch vụ cho đối tượng và gia đình theo đúng kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, cán bộ sẽ phải thường xuyên giữ mối liên lạc giữa đối tượng và người cung cấp dịch vụ để đảm bảo rằng kế hoạch thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu. Ở bước này, cán bộ cần phải tiến hành vận động nguồn lực từ cộng đồng, có thể là vật chất, con người hay mối quan hệ, để giúp đối tượng giải quyết được vấn đề của mình.
Bước 5: Kết thúc
Ở bước này, NVQLTH cần đánh giá lại tình trạng của đối tượng xem mục tiêu hỗ trợ đối tượng có đạt được không: các vấn đề đã được giải quyết chưa, có yếu tố mới nào nảy sinh cho đối tượng và gia đình không. Trong trường hợp đối tượng đã giải quyết được vấn đề của mình và không có yếu tố mới nảy sinh, cán bộ có thể kết thúc sự hỗ trợ ở đây. Trong trường hợp vấn đề của đối tượng chưa được giải quyết hoặc có vấn đề mới nảy sinh, cần phải đánh giá lại lập kế hoạch trợ giúp khác.
Xuyên suốt trong quá trình quản lý trường hợp, NVQLTH cần tuân thủ công tác ghi chép tài liệu của đối tượng theo đúng mẫu biểu bảng và quy định đã được thống nhất trong trung tâm. Tất cả các hoạt động nghiệp vụ cần phải lưu hồ sơ theo quy định và cất trữ ở nơi an toàn để đảm bảo nguyên tắc bảo mật.
20
1.2.2. Kinh nghiệm về công tác cai nghiện ma túy của các nước trên thế giới
Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC), trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người nghiện các chất ma túy, trong đó có khoảng 163 triệu người nghiện cần sa, 34 triệu người nghiện các loại ma túy tổng hợp, 15 triệu người nghiện thuốc phiện và heroin, 14 triệu người nghiện cocain… Đây là số liệu có hồ sơ kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế số người nghiện lớn hơn nhiều. Đáng lo ngại là, nhu cầu tiêu thụ các chất gây nghiện mới ngày càng tăng cao.
Hiện nay theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh Châu Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á đã công nhận có ba phương pháp cai nghiện ma túy: Trước tiên là cai thiệp vào thể lý bằng y học như: thuốc, giải phẫu, châm cứu… Kế đó là dựa vào tâm lý để trị liệu bằng một số phương pháp tích cực như: tư vấn, sinh hoạt, dạy nghề… Thứ ba là liệu pháp tâm linh: các tôn giáo, thiền… Ba phương pháp này được áp dụng một cách có hiệu quả ở các quốc gia trên.
Riêng ở Thái Lan, theo kinh nghiệm truyền miệng và chưa có bằng chứng khoa học hay công trình nghiên cứu tại Việt Nam chứng minh thì người nghiện ma túy được đưa vào Chùa, đứng trước tượng Phật và thực hiện các nghi lễ để thanh lọc, tống khứ mọi tội lỗi ra khỏi con người và sau đó người nghiện trở thành người mới và thế nguyền trước Phật sẽ không quay lại đam mê cũ. Tiếp đến, đối tượng được điều trị tại Chùa và hỗ trợ bằng các phương pháp để phục hồi thể lý. Đồng thời, người nghiện ma túy phải tuân theo các quy tắc điều trị như: tham thiền, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay…
Tác giả Lê Hiền – Ánh Tuyến, trang điện tử của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm thì hiện nay ở Thái Lan có 5 mô hình phục hồi cho người nghiện ma túy cơ bản đang được triển khai tại Thái Lan, gồm: Mô hình Matrix, mô hình Jirasa, mô hình Cộng đồng trị liệu, mô hình FAST và mô hình Care
+ Mô hình Matrix: Áp dụng theo mô hình Matrix của Hoa Kỳ. Theo mô hình
21
này, sau khi giải độc ma túy, người nghiện sẽ tham gia một chương trình phục hồi kéo dài trong 16 tuần với các khóa tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm về các kỹ năng phục hồi cơ bản, các kỹ năng phòng ngừa tái nghiện, các buổi giáo dục tư vấn dành cho người đối ngẫu, gia đình người nghiện, các hỗ trợ về xã hội kết hợp với thử nước tiểu tìm chất ma túy. Mô hình này được thực hiện với những bệnh nhân nghiện cần sa, các loại ma túy tổng hợp, cả bệnh nhân tự nguyện và bệnh nhân bắt buộc.
+ Mô hình Jirasa: Được phát triển dựa trên các nguyên lý phục hồi về tâm lý xã hội ứng dụng cho phù hợp với đặc điểm văn hóa của Thái Lan, kết hợp với việc dạy các giáo lý đạo Phật cho người nghiện ma túy. Bên cạnh đó, các cán bộ y tế, giáo dục, các chức sắc của đạo Phật cũng được vận động và tập huấn để tham gia thực hiện việc phục hồi cho người nghiện theo mô hình này.
+ Mô hình Cộng đồng trị liệu (TC): Thực hiện theo nguyên mẫu mô hình cộng đồng trị liệu tại Hoa Kỳ, mô hình TC tại Thái Lan kéo dài 1- 2 năm và thực hiện theo 3 nguyên lý: tạo môi trường gia đình giữa những người nghiện tham gia chương trình, sử dụng áp lực tích cực của bạn bè và sử dụng các gương điển hình (hình mẫu) cho người nghiện noi theo. Các hoạt động của mô hình TC được thực hiện theo 4 nhóm; đó là các hoạt động quản lý và sửa đổi hành vi, các hoạt động phục hồi về tâm lý và tình cảm, các hoạt động mang yếu tố tâm linh và các hoạt động về dạy nghề, hướng nghiệp.
+ Mô hình FAST: Đây là một mô hình TC cải biên với 4 thành phần chính, gồm Gia đình (F-Family); các hoạt động điều trị thay thế (A-Alternative Treatment Activities); Tự giúp đỡ (S - self help) và Cộng đồng trị liệu (T - Theraputic Community). Mô hình này được chia làm 3 hình thức: ngắn hạn (4-6 tháng); trung hạn (6-8 tháng) và dài hạn (8-12 tháng).
+ Mô hình Care (CARE Model): Là một mô hình cai nghiện được vận dụng từ mô hình Cộng đồng trị liệu cho phù hợp với điều kiện quản thúc phạm nhân trong nhà tù và thành lập “Nhà tình thương” để chữa trị cho các phạm nhân nữ nghiện ma túy trong nhà tù.
22
C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, C.Mác nói: “ Bất kỳ mọi sự không hoàn thiện nào đó của cuộc sống trần gian thì thượng đế bảo đảm cho sự tất thắng”. Vì lẽ đó, trong hoàn cảnh khốn cùng người công giáo vẫn có niềm tin mãnh liệt của mình dành cho thượng đế là điều tất yếu. Một số nước như Braxin và Đức các tu sĩ và linh mục cùng một số giáo dân khởi xướng việc điều trị bằng phương pháp tâm linh và đã có kết quả chống tái nghiện cao nhưng với điều kiện người nghiện phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc, luật lệ trong quá trình điều trị.
Hầu hết các kinh nghiệm trên từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm này để áp dụng và thực tiễn quy trình chăm sóc, điều trị người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện, sau cai nghiện và phục hồi.
1.2.3. Nhu cầu dịch vụ Công tác xã hội đối với quản lý đối với người cai nghiện ma túy
Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy hướng đến giúp người cai nghiện nâng cao năng lực, khả năng hiểu biết, ứng phó với các vấn đề của bản thân đối tượng nhờ vào các nguồn lực hỗ trợ, các dịch vụ xã hội. Đồng thời, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy, sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, thay đổi cách nhìn định kiến của xã hội về người nghiện ma túy. Tài liệu thực hành Quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma túy do Ths. Lê Thị Mỹ Hiền chủ biên nêu các nhu cầu dịch vụ Công tác xã hội đối với quản lý đối với người cai nghiện ma túy có thể bao gồm: can thiệp dự phòng, can thiệp giảm tác hại, can thiệp chuyên sâu, tư vấn điều trị.
a) Can thiệp dự phòng
Giáo dục, truyền thông hướng đối tượng đến thay đổi hành vi sử dụng từ không an toàn sang áp dụng các biện pháp an toàn hơn, truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và một số bệnh khác.
Các chương trình truyền thông nhóm nhỏ đối với người có nguy cơ như hướng dẫn tiêm chích an toàn, trao đổi bơm kim tiêm sạch, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách. Mục tiêu cuối cùng mà truyền thông hướng tới là sự thay đổi hành vi.
23
Tuy nhiên, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi, thực hiện và duy trì, củng cố hành vi mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại ở cả phía người truyền thông và ý chí, quyết tâm cao của người được thuyết phục đó chính là khách hàng.
Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó khách hàng hoàn toàn tự nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên.
Đây là một quá trình mà sau khi được tư vấn, đối tượng sẽ đưa ra quyết định việc lựa chọn xét nghiệm HIV. Quyết định này hoàn toàn là sự lựa chọn của đối tượng và quá trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện được đảm bảo giữ bí mật.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm và tư vấn hỗ trợ tiếp tục. Một số nội dung khác cũng có thể được đề cập đến trước hoặc sau xét nghiệm hoặc trong thời gian người được tư vấn chờ đợi kết quả xét nghiệm. Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cho khách hàng tập trung vào các hoạt động như: Tư vấn về khả năng lây nhiễm HIV khi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy và qua quan hệ tình dục, về cai nghiện và dự phòng tái nghiện. Tư vấn về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi, tìm kiếm việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện được tuân thủ theo các nguyên tắc: Đảm bảo tính bí mật; tự nguyện, tuân thủ quy định của pháp luật về xét nghiệm HIV, giới thiệu chuyển tiếp và lựa chọn dịch vụ.
b) Can thiệp giảm tác hại
Giảm tác hại là việc áp dụng các biện pháp khuyến khích người sử dụng ma túy, bạn tình của họ thực hành nhằm giảm những tác động không mong muốn liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Một số biện pháp can thiệp giảm hại như: sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị duy trì nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và các biện pháp can thiệp khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Hoạt động của
24
chương trình can thiệp giảm tác hại gồm 03 hoạt động chính: một là, cấp phát 100%
bao cao su; hai là, cấp phát bơm kim tiêm sạch cho đối tượng tiêm chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm; ba là, chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho những đối tượng sử dụng ma túy và đối tượng di biến động.
c) Can thiệp chuyên sâu
* Cắt cơn, giải độc
Đây là hình thức phổ biến ở Việt Nam từ hai thập kỷ nay, cắt cơn, giải độc thường được thực hiện tại nhà của người nghiện, tại cơ sở y tế tư nhân hoặc tại các trung tâm cai nghiện tập trung của nhà nước, tư nhân. Cắt cơn thường được dùng với các thuốc hỗ trợ cắt cơn là các loại thuốc an thần kinh nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cai. Song cần khẳng định điều trị cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu của điều trị và nếu chỉ có điều trị cắt cơn đơn thuần thì không có hiệu quả gì đáng kể để giải quyết vấn đề sử dụng ma túy lâu dài. Bởi vì phương pháp này chỉ giải quyết được về mặt thể chất, trong khi đó nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ cần phải điều trị lâu dài và cần phải đi kèm với các hỗ trợ khác về tâm lý, xã hội hiệu quả.
* Cai nghiện tại Trung tâm
Là biện pháp được áp dụng đối với người sử dụng ma túy đã lệ thuộc quá nhiều vào ma túy, đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã cai tại trung tâm nhưng kết quả không như mong đợi, tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc được quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Biện pháp cai nghiện tự nguyện cũng được áp dụng cho người không thuộc diện cai nghiện bắt buộc và xin cai nghiện tự nguyện tại trung tâm, thời gian cai nghiện không được thấp hơn 6 tháng, các chế độ quản lý do giám đốc Trung tâm quy định. Quy trình cai nghiện theo quy định tại Thông tư 41/2010/TTLT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y Tế, bao gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loại. Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Giai đoạn 3: Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành