Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện quản lý trường hợp đối với người cai nghiện
3.2.1. Nâng cao năng lực nhân viên
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nên người NVCTXH khi hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì còn cần phải là những người có năng lực, trình độ, kiến thức, kỹ năng vững vàng để có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đối tượng của CTXH là những người yếu thế trong xã hội, vì vậy mà các yêu cầu trên lại càng trở lên quan trọng và cần thiết hơn.
Củng cố, kiện toàn bộ máy của trung tâm trong đó người đứng đầu giữ vai trò cao nhất quyết định đến chất lượng, hiệu quả công việc của toàn đơn vị. Lãnh đạo tốt là nguồn động lực quan trọng cho nhân viên đạt được mục tiêu đề ra trong công việc. Thường xuyên đánh giá tình hình và phản hồi cho nhân viên những điều họ còn thiếu sót đồng thời phải có nhận xét thẳng thắn, chỉ ra sai phạm của nhân viên để họ khắc phục, sữa chữa. Luôn ủng hộ và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt công việc được giao.
Nhà lãnh đạo, quản lý cần hiểu tâm lý nhân viên vì tâm lý học là một phần quan trọng của khoa học quản lý. Nhà quản lý cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét những vấn đề của cấp dưới và chấp nhận rằng nhân viên này không hợp tính với nhân viên kia, bởi “chín người mười ý” và hạn chế để tâm đến những việc nhỏ nhặt liên quan đến đời sống cá nhân của nhân viên mà người lãnh đạo chỉ cần thể hiện cho nhân viên thấy được sự công bằng và hiệu quả công việc mà họ mang lại cho đơn vị là được. Thúc đẩy nhân viên làm việc một cách tự giác và chủ động thông qua việc tạo ra môi trường làm việc có quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và công khai.
Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp công tác, giao việc theo năng lực, sở trường của từng nhân viên để họ có điều kiện phát huy. Đảm bảo công minh, công bằng, bình đẳng, đúng người, đúng việc, đúng quy trình.
68
Cần tổ chức các lớp tập huấn dành cho NVCTXH, mục đích của việc mở các lớp tập huấn là nhằm giúp cho NVCTXH thấy rõ vai trò và trách nhiệm công việc của mình để từ đó họ có thái độ đúng đắn hơn với nghề nghiệp. Cũng qua các lớp tập huấn để chỉ ra vai trò quan trọng của nhân viên CTXH trong hoạt động trợ giúp đối với người cai nghiện. Thông qua đó, cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản của CTXH nhằm giúp họ làm việc có khoa học và chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này. Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn thì cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo như cử cán bộ đi học chuyên nghành CTXH tại các trường cao đẳng, đại học để họ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên. Đồng thời, bố trí hợp lý người đã được đào tạo.
Thực hiện tốt công tác truyền thông, chia sẻ các giá trị văn hóa nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn thể nhân viên, tăng cường tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong mối quan hệ đồng nghiệp. Tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, hội thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho nhân viên sau giờ làm việc.
Đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý sau cai, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện: mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ, mời chuyên gia có trình độ về công tác xã hội, chuyên gia về nghiệp vụ chuyên môn như: giáo dục, dạy nghề, tư vấn, tổ chức lao động, sản xuất, tư vấn giới thiệu việc làm...
Cuối cùng để có thể nâng cao được năng lực, trình độ thì chính bản thân người nhân viên phải luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức, cố gắng tìm hiểu, học hỏi, và trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức về CTXH để có thể trợ giúp đối tượng một cách tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nghành nghề.
3.2.2. Quan điểm của nhà quản lý
Trước tiên, nhà quản lý cần coi người nghiện là người bệnh đã chính thức xóa bỏ quan điểm coi nghiện ma túy hoàn toàn là một sự tha hóa về nhân cách.
Quan điểm mới này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm ở người nghiện ma túy và gia đình họ, giúp cho nhiều người nghiện “ẩn danh” và gia đình có thể công khai tình
69
trạng nghiện của bản thân hoặc con em mình để được giúp đỡ điều trị, cai nghiện sớm. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho công tác điều trị, cai nghiện ma túy bởi thực tế và các nghiên cứu khoa học về chăm sóc sức khỏe nói chung, điều trị nghiện ma túy nói riêng cho thấy các can thiệp dự phòng và điều trị sớm sẽ giúp giảm bớt chi phí chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
Quan điểm nghiện là một căn bệnh mãn tính cũng sẽ góp phần làm giảm áp lực về tinh thần cho các cán bộ tham gia công tác điều trị, cai nghiện khi trong xã hội không ít người vẫn cứ muốn rằng nghiện ma túy đi cai là phải thành công và coi tỷ lệ tái nghiện là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện.
Đã nói bệnh mãn tính và có bản chất tái diễn thì việc điều trị không thể một sớm một chiều.
Quan điểm điều trị nghiện ma túy là một công việc lâu dài phải kết hợp các can thiệp nhiều mặt: y tế, tâm lý, xã hội. Nghiện và điều trị nghiện ma túy cũng cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị nghiện ma túy toàn diện với các can thiệp tổng thể về nhiều mặt, đặc biệt là tầm quan trọng của điều trị nghiện ma túy với các giải pháp hỗ trợ đa dạng cho người nghiện trong và sau quá trình điều trị.
Ngoài ra còn tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xem kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng viên chức, người lao động trung tâm là tiêu chí để đánh giá, bình xét thi đua hằng năm. Nhưng trước tiên nhà quản lý cần được đào tạo, hiểu được quy trình công tác xã hội đối với người nghiện ma túy.
Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ hàng tháng, quý, đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ có kiểm điểm rút kinh nghiệm những mặt làm được và chưa làm được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Công tác cai nghiện ma túy cho người cai nghiện ma túy không chỉ tại trung tâm mà cần đẩy mạnh, nhân rộng ra cộng đồng giúp người nghiện sau cai nghiện giảm được nguy cơ tái nghiện. Đẩy mạnh công tác giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đoàn kết, thân ái giữa các người cai nghiện ma túy với nhau.
Tiếp tục đầu tư cho hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, giáo dục, chăm sóc
70
sức khỏe và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người sau cai nghiện. Tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ có việc làm ổn định cuộc sống.
Tổ chức rà soát lại cơ chế, chính sách hiện hành về dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện. Tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở tổ chức việc làm cho đối tượng như: cho thuê nhà xưởng, đất đai, ao hồ, trang thiết bị để tạo việc làm cho người sau cai nghiện.
Quán triệt mục tiêu lấy lao động làm phương pháp trị liệu chính cho quá trình cải tạo phục hồi cơ thể và nhân cách người nghiện ma túy.
Nghiêm túc quy hoạch lại công tác dạy nghề tại trung tâm theo phương châm dạy những nghề mà xã hội cần chứ không phải những nghề mà trung tâm có.
Đối tượng dạy nghề nên xét theo hoàn cảnh chứ không xét theo tài chính, ưu tiên những ngưởi không có người thân, gia đình neo đơn.
3.2.3. Tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi với điều kiện, tình hình mới
Chủ động, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của trung tâm, không trông chờ ỷ lại vào cấp trên, chủ động nghiên cứu, soạn thảo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cũng như quản lý sau cai nghiện và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với tình hình thực tiễn của trung tâm nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung.
Xử lý một cách khoa học các vấn đề mới phát sinh, sáng tạo, chủ động đề ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, hoạt động đảm bảo phục vụ tốt nhất cho học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm.
Cần phải quy hoạch cụ thể chương trình đào tạo nghề cho người cai nghiện phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người nghiện, phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe và trình độ học văn hóa vì đa số người cai nghiện có trình độ văn hóa thấp và sức khỏe hạn chế. Đồng thời dạy nghề phải phù hợp và đáp ứng cho người cai nghiện sau khi về tái hòa nhập cộng đồng có một nghề kỹ thuật để làm việc và tự kiếm sống trong môi trường xã hội.
71
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện, giải quyết tốt các vấn đề sau cai, huy động các nguồn lực của xã hội tham gia công tác cai nghiện. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự kết nối giữa các cơ sở, chương trình cai nghiện với các tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho người nghiện trong quá trình cai nghiện và phục hồi tại trung tâm. Một chương trình cai nghiện hiệu quả cung cấp không chỉ các dịch vụ điều trị trực tiếp về y tế, về tâm lý mà còn cần có các dịch vụ bổ trợ khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nghiện.
Tuyên truyền, giáo dục để quần chúng nhân dân hiểu rõ về ma túy và các tác hại của ma túy, nâng cao ý thức tham gia đấu tranh phòng chống ma túy. Hình thức tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân, đề cao vai trò của gia đình.
Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập và duy trì các điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện; phối hợp các Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn tổ chức các nhóm đồng đẳng cho người sử dụng ma túy hỗ trợ tìm việc làm, nơi ở và các nhu cầu thiết yếu cho người sau cai nghiện ma túy.
Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể; Đội công tác xã hội tình nguyện cùng Trung tâm tổ chức tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình điều trị nghiện. Phối hợp với gia đình đối tượng giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời người nghiện ma túy cai nghiện; không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy, đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả cai nghiện.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động dạy nghề cho các đối tượng xã hội trong đó có ngưởi sau cai nghiện như: ưu tiên cấp quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, thuê nhà xưởng dạy nghề với giá ưu đãi và ưu tiên mức thuế phù hợp, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, vay vốn, khuyến khích việc truyền nghề.
Tiểu kết chương 3
Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, nạn trộm cắp, cướp giật, giết người cướp của, ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ảnh hưởng đến nền kinh tế do người nghiện ma
72
túy không làm việc, tốn nhiều chi phí cho việc sử dụng ma túy, không có việc làm, nghề nghiệp ổn định. Đồng thời làm tổn hại tâm lý, sức khỏe người thân trong gia đình, các thành viên trong gia đình thường xuyên lo sợ, hoang mang, mặc cảm tự ti với hàng xóm, dòng họ. Từ đó, tổn thất về tình cảm gia đình, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...). Bản thân người nghiện ma túy mất lòng tin vào bản thân, người thân, sống buôn thả không định hướng tương lai, dễ mắc bệnh xã hội nhất là HIV/AIDS và cuối cùng dẫn đến kết thúc cuộc đời trong bế tắc không người thân bên cạnh, mọi người xa lánh. Do đó công tác cai nghiện ma túy và nâng cao hiệu quả công tác cai nghện ma túy là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định tình an ninh trật tự, an toàn xã hội góp phần trong sự nghiệp phát trển của đất nước. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác cắt cơn giải độc, đáp ứng các nhu cầu của người cai nghiện ma túy, thực hiện tốt công tác quản lý trường đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm nói riêng và người cai nghiện ma túy nói chung thì cần khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy; để khắc phục những khó khăn đó thì cần những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy.
Ở chương này luận văn đưa ra những định hướng: Phù hợp quan điểm chủ trương của Đảng; điều kiện phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam; phù hợp yếu tố hội nhập quốc tế . Đồng thời đưa ra những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm:
Nâng cao năng lực nhân viên viên công tác xã hội; quan điểm của nhà quản lý và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi với điều kiện, tình hình mới.