Địa bàn và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 39 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI

2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2 được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ. Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.

Theo Tài liệu từ Trung tâm xúc tiến du lịch Bến Tre, Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Bến Tre và tám huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách, Thạnh Phú, 164 xã, phường và thị trấn. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 790 USD. Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp. Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển và diện tích các huyện ven biển nên thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực…

Toàn tỉnh hiện có 2.886 doanh nghiệp và 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực, thu hút trên 100.000 ngàn lao động với thu nhập ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.710 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trong nước đạt 3.359,5 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 350,5 tỷ đồng, sản phẩm chủ yếu là thuỷ hải sản, các sản phẩm chế biến từ dừa, thủ công mỹ nghệ. Bến Tre đã hình thành khu công nghiệp Giao Long và khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư là 283,5 triệu USD. Các loại hình thương mại hiện đại cũng đang từng bước hình thành với các dự án: Trung tâm thương mại Bình Đại, Ba Tri và Châu Thành.

34

Bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng vậy, đi liền với sự phát triển trên sẽ kéo theo một số thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người, nhu cầu tận hưởng cuộc sống và các dịch vụ xã hội ngày càng tăng. Chính vì thế, để đảm bảo cho sự tận hưởng cuộc sống, thói quen lười lao động đã kéo theo hàng loạt các tệ nạn xã hội phát sinh. Trong đó, tệ nạn ma túy liên tục gia tăng cả về quy mô, số lượng người nghiện ma túy, tái nghiện sau cai.

Theo số liệu báo cáo hoạt động năm 2015 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre hiện tại toàn tỉnh có 1.109 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (nam 1.053 người, nữ 56 người) tăng so với năm 2014 là 69 người. Trong đó phát sinh mới 61 người, tái nghiện 08 người (hết hạn tù về 04 người, cai nghiện trở về 04 người). Hầu hết người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự (tiền án 199 người, tiền sự 910 người). Người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp 481 người, 558 người chích heroin và 59 người hút cần sa. Trong tổng số 1.109 người nghiện ma túy có 882 người sống ngoài cộng đồng thì có 113 người điều trị bằng thuốc methadone, 107 người bỏ địa phương, 284 người đang chấp hành trong các trại giam, cơ sở giáo dục , trường giáo dưỡng, 120 người đang cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre chỉ có một Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động xã hội thực hiện chức năng cai nghiện ma túy, ngoài ra còn có Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trực thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre.

2.1.2. Đặc điểm của trung tâm và đối tượng cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

* Lịch sử hình thành

Quá trình thành lập: Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được thành lập từ năm 1989 với tên gọi là Trại Giáo dục - Dạy nghề Phụ nữ trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục số chị em hoạt động mại dâm.

35

Đến tháng 8 năm 1994 được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Dạy nghề, với nhiệm vụ tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục số chị em hoạt động mại dâm và điều trị bệnh, cai nghiện ma túy và giáo dục dạy nghề cho các đối tượng ma túy.

Đến tháng 9 năm 2000 UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ quản lý, điều trị, chăm sóc đối tượng tâm thần lang thang, được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. Đến tháng 7 năm 2010 đổi tên thành Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và đến tháng 9 năm 2010 chuyển về cơ sở mới, địa chỉ: Ấp Tân An, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với nhiệm vụ tiếp nhận quản lý 02 đối tượng người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy.

* Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng. Đồng thời Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nhiệm vụ của Trung tâm là tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, chăm sóc, tư vấn cho đối tượng người nghiện ma túy (kể cả đối tượng tự nguyện) theo quy trình quy định.

Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm, dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn. Đồng thời, tổ chức cho đối tượng tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hội để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp, để đối tượng tự tìm việc làm và tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội.

36

Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương pháp, quy trình về chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất Trung tâm:

- Cơ cấu tổ chức: Tổng số công chức, viên chức trung tâm là 47. Bao gồm:

Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 01 Phó giám đốc.

Các phòng:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính.

+ Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe.

+ Phòng Giáo dục Tư vấn – Lao động Sản xuất.

+ Phòng Quản lý sau cai nghiện ma túy.

+ Phòng Bảo vệ.

- Cơ sở vật chất: Trung tâm được phân chia gồm 02 khu:

+ Khu vực làm việc của công chức, viên chức: Khu vực hành chính, phòng Y tế, phòng trực Bảo vệ, nhà xưởng, bếp ăn…

+ Khu vực phòng ở, sinh hoạt của học viên chia làm 04 khu (Khu A: học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; Khu B: học viên nữ; Khu D: học viên mới vào, Khu C: học viên tự nguyện và học viên sau cai nghiện ma túy).

*Vài nét về khách thể nghiên cứu

Để nghiên cứu và đánh giá về thực trạng và nội dung tiến trình quản lý trường hợp đối với người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm, chúng tôi tiến hành

37

chọn mẫu ngẫu nhiên để khảo sát 70 /120 người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm kết quả như sau:

* Giới tính

Về giới tính, hiện tại theo khảo sát trong 70 người đang cai nghiện tại trung tâm thì số nữ giới và nam giới như sau: nữ nghiện ma túy 10 người (chiếm tỷ lệ 14,28%), nam nghiện ma túy 60 người (chiếm tỷ lệ 85,72%). Trong xã hội Việt Nam, việc đàn ông chơi bời đôi khi lại được cho rằng đó là “đặc điểm” giới nhưng phụ nữ nếu có những hành vi giống nam thì khó được thông cảm hơn và điều đó được coi là xấu xa, tồi tệ hơn nam giới nghiện chích. Do vậy với phụ nữ nghiện chích ma túy sẽ đối mặt thêm một khó khăn liên quan đến định kiến và các chuẩn mực giới mà xã hội gán cho họ. Từ những định kiến trên phụ nữ sử dụng ma túy bị kỳ thị nặng nề hơn so với nam giới bởi những chuẩn mực giới tại Việt Nam thường trông đợi phụ nữ là những người hướng đến gia đình và chăm sóc con cái. Chính vì vậy người dân cộng đồng và cả nam giới sử dụng ma túy đều có xu hướng đánh giá xấu, đánh giá thấp những phụ nữ sử dụng ma túy.

Độ tuổi (từ 12 đến 18 tuổi: 08 người, từ 18 đến 30 tuổi: 57 người, trên 30 tuổi: 05 người. Tổng số 70 người nghiện ma túy)

Bảng 2.1. Độ tuổi của người nghiện ma túy

Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

Từ 12 đến dưới 18 08 11,43

Từ đủ 18 đến 30 57 81,43

Trên 30 05 7,14

Cộng 70 100

Theo số liệu thống kê mẫu nghiên cứu người đang cai nghiện ma túy tại trung tâm thì nhóm người nghiện ma túy là trong độ tuổi xuân sức và đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Độ tuổi này cũng là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.

Nhưng do những hậu quả của nghiện ma túy gây ra, các đối tượng bị nghiện lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

38

* Trình độ học vấn

Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cai nghiện ma túy

14.3 %

42.85 % 35.71 %

7.14 % Không biết chữ

Tiểu học Trung học cơ sở

Trung học phổ thông, có chứng chỉ nghề nhưng không nghề nghiệp ổn định

Nhìn vào số liệu bảng thống kê ta thấy đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp: 10 người không biết chữ; 30 người có trình độ văn hóa từ tiểu học;

25 trung học cơ sở nhưng chưa qua đào tạo nghề; 05 người có trình độ trung học phổ thông, có chứng chỉ nghề nhưng không có nghề nghiệp ổn định, thói quen dựa dẫm vào gia đình. Qua đó, cho thấy nhu cầu được học văn hóa là rất cao và phải có thời gian lâu dài trong giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ nghề nghiệp việc làm….

* Thực trạng về nghề nghiệp của người nghiện ma túy

Theo số liệu thống kê mẫu nghiên cứu người đang cai nghiện ma túy tại trung tâm thì nhóm người nghiện ma túy có nghề nghiệp như sau:

Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp của người nghiện ma túy

1.42 % 8.6 %

7.14 % 4.28 % 17.14 % 50 %

11.42 %

Cán bộ công chức - viên chức.

Công nhân.

Buôn bán và kinh doanh.

Lao động nông nghiệp.

Học sinh, sinh viên.

Không nghề nghiệp.

Nghề khác.

39

Nhìn vào số liệu ta thấy đa số người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tại trung tâm là không có nghề nghiệp ổn định và là học sinh, sinh viên nên việc dễ vướng vào tệ nạn ma túy và họ rất cần được đào tạo nghề nghiệp ổn định để tái hòa nhập cộng đồng có vệc làm ổn định để không tái nghiện.

Trong cuộc phỏng vấn sâu với một người nghiện ma túy (nam, 26 tuổi, nhà ở Thành phố Bến Tre) đang cai nghiện tại Trung tâm được gần 10 tháng tâm sự: “Em năm nay đã 26 tuổi, sau thời gian cai nghiện rất muốn có nghề nghiệp ổn định khị tái hòa nhập cộng đồng có việc làm ổn định, nhưng em không biết học nghề gì và khi về cộng đồng có ai nhận mình vào làm không. Vì lần trước em cai nghiện về không có việc làm nên bạn bè lôi kéo nên em đã tái nghiện”.

Với người người bình thường, không nghề nghiệp, học có bằng cấp đầy đủ nhưng cơ hội tìm kiếm việc làm còn khó khăn. Còn đối với người cai nghiện ma túy, không nghề nghiệp và do yếu tố định kiến của xã hội nên cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp đối với người cai nghiện ma túy là vấn đề rất khó khăn.

* Về tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 2.3: Tình trạng hôn nhân của người cai nghiện ma túy

74.28 %

25.72 % Chưa có vợ/chồng.

Có vợ/ chồng.

Theo kết quả khảo sát tỷ lệ người cai nghiện ma túy chưa có gia đình chiếm tỷ lệ rất cao (74,28%) vì họ là người trẻ tuổi, sống dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình nên phần đồng sống buông thả, không có trách nhiệm. Qua cuộc trò chuyện và kỹ năng quan sát trong quá trình công tác, những người cai nghiện tại trung tâm có gia đình, có con. Đây cũng là động lực giúp học có ý chí cai nghiện, vượt qua được

40

những cám dỗ của ma túy mà về với gia đình. Còn những người chưa lập gia đình họ thường không có động lực, mục tiêu ý chí được vượt qua những cám dỗ của ma túy nên khả năng cai nghiện thành công không cao. Từ nguyên nhân này của người nghiện một vấn đề đặt ra là tổ chức cai nghiện và QLTH thế nào cho thật hiệu quả đối với người nghiện loại ma túy này.

* Loại ma túy sử dụng

Biểu đồ 2.4: Loại ma túy sử dụng

30 %

45.7 % 24.3 %

Cần sa, thuốc phiện, Heroin.

Ma túy tổng hợp.

Heroin + Ma túy tổng hợp.

Kết quả khảo sát cho thấy người cai nghiện ma túy đang có xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp vì cho rằng đây là thể hiện đẳng cấp, chạy theo phong trào...và người cai nghiện ma túy cũng có xu hương sử dụng cả 02 loại ma túy là heroin và ma túy tổng hợp do đó quá trình cắt cơn, giải độc và phục hồi chức năng rất phức tạp. Từ đặc điểm này của người nghiện một vấn đề đặt ra là tổ chức cai nghiện và QLTH như thế nào cho thật hiệu quả đối với người nghiện loại ma túy này.

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)