Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 36 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy

1.4.1. Đặc điểm của đối tượng

Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên thô lỗ. Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ơ với công việc, với những vui buồn trong cuộc sống.

Đặc biệt do tính lệ thuộc vào ma túy nên người nghiện phải tìm đủ mọi cách để đảm bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy. Cho nên, họ đã làm cho bản thân và gia đình tan nát về vật chất, tinh thần, đạo đức…

Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma túy là họ luôn tìm cách gây “Lây lan về tâm lý”: họ thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái, sung sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng.

Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm sinh lý

31

có khác nhau ở từng người nghiện khác nhau. Ví dụ: nghiện thuốc phiện có biểu hiện rối loạn về tâm lý, nói điệu, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể (về thực thể thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run). Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, hoa liễu, lao, các bệnh về gan và các bệnh thần kinh khác nên ngày càng bị suy thoái về thể chất và tinh thần, tha hóa về đạo đức nhân cách. Do bị lệ thuộc vào ma túy nên người nghiện ma túy thường phải tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu, vì vậy họ dễ sa vào con đường phạm tội.

Nghiện Morfin, Heroin gây cảm giác sảng khoái do hưng phấn vùng khứu não làm tăng trí tưởng tượng, làm mất buồn rầu, sợ hãi, tạo nên trạng thái lạc quan, nhìn màu thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói… Nghiện Cocain kích thích thần kinh trung ương gây sảng khoái, khoái cảm, ảo giác, giảm mệt mỏi, hết đói khát.

1.4.2. Yếu tố tâm lý, xã hội, ý thức xã hội

Tham vấn là yếu tố để chuẩn bị tâm lý cho người nghiện, để thuyết phục người nghiện tự nguyện, tự giác bỏ ma túy và chuẩn bị tinh thần thật tốt để bước vào giai đoạn cắt cơn. Tư vấn với cá nhân người nghiện là điều bất kì nhân viên nào đang làm việc ở trung tâm cũng thực hiện được. Trong quá trình tư vấn cần có sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí người nghiện để thấu hiểu họ, lắng nghe họ nói, quan tâm nhiều hơn đến cảm thông với họ. Đồng thời, biết lợi dụng nghịch cảnh của họ và nội quy chặt chẽ của trung tâm để hướng đối tượng đến sự cộng tác trong điều trị.

Cảm giác mặc cảm, tội lỗi của các bậc cha mẹ có con cái bị nghiện và để bảo vệ uy tín nên không ít người đã cản trở con đến điều trị các trung tâm. Trường hợp bất đắc dĩ họ phải đưa người thân đến trung tâm thì thái độ của họ không hợp tác, có khi tỏ ra chống đối và còn can thiệp vào tiến trình điều trị.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ về nghiện ma túy và công tác cai nghiện ma túy chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến hạn chế trong chỉ đạo, đầu tư và tổ chức thực hiện công tác cai nghiện phục hồi. Đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện chưa

32

được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Việc tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy.

Sự kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nghiện còn phổ biến trong cộng đồng dân cư làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện ma túy. Số người nghiện gia tăng nhanh với sự phức tạp về các loại ma túy sử dụng gây khó khăn trong công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và trung tâm.

1.4.3. Yếu tố hội nhập quốc tế

Việt Nam đã gia nhập công ước Liên hợp quốc về quyền con người, do đó việc cai nghiện ma túy bắt buộc và quản lý trường hợp đối với người nghiện túy đều tôn trọng quy định điều khoản công ước liên hợp quốc, luôn xem người nghiện ma túy là người bệnh cần được chữa trị. Vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy, luôn tuân thủ các nguyên tắc:

Tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nghiện ma túy.

Bố trí cơ sở vật chất cho Trung tâm đảm bảo cho người sử dụng ma túy và thân nhân người sử dụng ma túy tiếp cận một cách thuận lợi nhất.

Tư vấn, trợ giúp, kết nối các dịch vụ điều trị nghiện nhanh chóng, chất lượng đáp ứng nhu cầu người sử dụng ma túy.

Đảm bảo tính riêng tư, bí mật thông tin của người sử dụng ma túy.

Đảm bảo tính tự nguyện, tôn trọng quyền tự quyết của người sử dụng ma túy, không áp đặt, không phán xét.

33 Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)