Định hướng đảm bảo thực hiện quản lý trường hợp đối với người cai nghiện

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 64 - 73)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE

3.1. Định hướng đảm bảo thực hiện quản lý trường hợp đối với người cai nghiện

3.1.1.Phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng

Chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy của nhiều nước trên thế giới cũng đã chứng minh việc sử dụng rộng rãi các biện pháp bắt bớ hoặc bỏ tù người sử dụng ma tuý cùng với sự gia tăng các biện pháp trừng phạt không phải là biện pháp có hiệu quả trong việc đối phó hay kiểm soát các vấn đề liên quan đến ma tuý và sử dụng ma tuý.

Ở Mỹ, ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ trước (năm 1932) các nhà quản lý đã nhận ra rằng không thể cai nghiện ma túy thành công theo phương pháp cai nghiện bắt buộc vì tỷ lệ tái nghiện rất cao (97 - 98%). Theo đó, liệu pháp điều trị nghiện thay thế bằng methadone được sử dụng trong điều trị lạm dụng ma túy vào năm 1964 và được Chính phủ Mỹ công nhận là liệu pháp có hiệu lực từ năm 1985 (methadon được WHO - Tổ chức Y tế thế giới bổ sung vào danh mục các loại thuốc thiết yếu từ năm 2005).

Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, từ giữa những năm 1990, chính sách ma túy của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi tư tưởng phòng, chống tệ nạn xã hội. Trong đó, tập trung vào phòng, chống tệ nạn ma túy là một trong những chính sách được ưu tiên hướng tới. Năm 1997, nước ta đã tham gia ba Công ước quốc tế (1961, 1971, 1988) về phòng, chống ma túy. Những chủ trương này đã định hướng cho chính sách, pháp luật về ma túy của nước ta. Đó là các chế tài tập trung vào việc xử lý nghiêm khắc các hoạt động sản xuất, mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma túy. Nhất là coi người nghiện ma túy là người mắc tệ nạn xã hội, tùy theo

59

tính chất, mức độ vi phạm mà người nghiện ma túy bị xử lý vi phạm hành chính (xử phạt, giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) hoặc bị xử lý hình sự.

Sau khi tiếp thu kinh nghiệm và những thành tựu khoa học của thế giới, thay đổi cách ứng xử với người nghiện ma túy cho phù hợp hơn, coi người nghiện ma túy là một loại bệnh mạn tính; thay vì xử lý hành chính hoặc hình sự người nghiện ma túy vì lý do họ nghiện ma túy thì tổ chức chữa bệnh cho phù hợp với những nhóm đối tượng nghiện ma túy khác nhau. Đây là khâu đột phá trong việc xây dựng và triển khai chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy của Việt Nam.

Nghiện ma túy có thể được cai nghiện nếu người nghiện ma túy có quyết tâm, nghị lực từ bỏ, bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ của gia đình, các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và cộng đồng để giúp người nghiện ma túy hoàn lương, hòa nhập xã hội.

Theo đó chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy của Việt Nam từng bước được cải thiện đáng kể. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2008, tại Điều 34a quy định “… Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triên khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này”.

Luật Phòng, chống chống HIV/AIDS, trong đó quy định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Bộ Luật Hình sự số 37/2009/QH12 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ Điều 199 về tội sử dụng trái phép các chất ma túy.

Năm 2006, Đề án “Triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” tại Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác đã đạt được kết quả tích cực và chỉ rõ đa số bệnh nhân tham gia điều trị có những chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống, tình hình an ninh, trật tự xã hội tại các địa phương triển khai thí điểm đề án đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm rõ rệt, chỉ có 12,5% số bệnh nhân có

60

kết quả xét nghiệm heroin dương tính vào tháng thứ 9 (tính từ khi bắt đầu điều trị).

Do đó, tỷ lệ người nhiễm HIV do tiêm chích heroin giảm. Hiệu quả về kinh tế cũng cho thấy, để xây dựng một trung tâm cai nghiện cho khoảng 1.000 người, cần khoảng 70 tỷ đồng; trong quá trình điều trị, người nghiện phải chi khoảng 70 triệu đồng/người. Trong khi đó, điều trị cho 1.000 người bằng methadone thì chỉ cần 20 tỷ đồng.

Ngày 27 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó quan điểm về cai nghiện ma túy được nhấn mạnh và làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai Đề án. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của bộ não, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

Từ đó cần thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị nghiện gồm điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm. Tăng dần điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, giảm dần điều trị nghiện bắt buộc tại các Trung tâm với lộ trình phù hợp. Điều trị nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với người nghiện ma túy có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội theo quyết định của tòa án nhân dân. Tạo điều kiện cho người nghiện dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng đồng.

Nhà nước đầu tư nguồn lực và có chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác dự phòng và điều trị nghiện; hỗ trợ điều trị nghiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn. Các đối tượng khác do cá nhân và gia đình người nghiện có trách nhiệm tham gia, đóng góp.

Ngày 13 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2434/QĐ-TTg về rà soát thống kê người nghiện ma túy. Việc rà soát, thống kê người nghiện ma túy có vai trò, ý nghĩa to lớn và cấp thiết trong việc xây dựng

61

chiến lược, hoạch định chính sách, chủ trương, kế hoạch phòng, chống ma túy và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, chính sách, pháp luật về cai ma túy, cần hướng tới đạt được những mục tiêu sau đây:

Một là, giảm số người sử dụng ma túy với tính chất sử dụng gây hại.

Hai là, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ có chất lượng, hiệu quả cho người sử dụng ma túy hợp pháp, trên cơ sở họ được cung cấp đầy đủ thông tin và tự nguyện tham gia.

Ba là, giảm sự lây lan của HIV trong nhóm sử dụng ma túy và từ nhóm sử dụng ma túy ra cộng đồng.

Xây dựng chính sách, pháp luật về ma túy nói chung, về cai nghiện ma túy nói riêng có ý nghĩa và vai trò to lớn trong việc ra quyết định trong công tác phòng,chống và kiểm soát ma túy. Trên thực tế chúng ta đã thực hiện thành công một số bước của quá trình thay đổi chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy. Lợi ích về y tế và xã hội của chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đã minh chứng cho điều đó.

Chính sách, pháp luật về cai nghiên ma túy có hiệu quả sẽ phải dựa trên quyền con người, giảm được gánh nặng kinh tế mà ma túy gây ra và cải thiện được sức khỏe của người sử dụng ma túy; đồng thời nó sẽ là nền tảng cho việc ra các quyết định được ban hành từ chính sách đó.

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước một cách có hiệu quả thể hiện được quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy và đảm bảo cai nghiện có hiệu quả cao, trường hợp tái nghiện sau cai được giảm thiểu.

Tổ chức, huy động sức mạnh của các ngành các cấp trong việc đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm ma túy và giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ người nghiện ma túy. Quyết tâm cao độ và huy động sự ủng hộ của chính quyền địa

62

phương, thực hiện tốt công tác dân vận tại địa phương nơi trung tâm trú đóng.

Thực hiện tốt chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hướng nghiệp dạy nghề cho đối tượng nghiện ma túy có việc làm đảm bảo thu nhập, có lối sống lành mạnh, tích cực, tạo sự công bằng xã hội. Tạo cho quần chúng nhân dân có sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy tính giáo dục cao trong gia đình, tính nhân dân của con người trong xã hội, khuyến khích các hình tức vui chơi, giải trí lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy để ma túy không còn là vấn nạn của gia đình và toàn xã hội.

3.1.2. Phù hợp với điều kiện phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam Theo luật phòng chống ma túy, thì thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy là từ 12 đến 24 tháng, cai nghiện tự nguyện ít nhất là 06 tháng. Trong thời gian đó, người cai nghiện ma túy sẽ được học tập để nâng cao trình độ văn hoá, đào tạo nghề và lao động. Trong quá trình học tập về văn hoá và đào tạo nghề thì người cai nghiện cũng được học các kỹ năng phòng chống tái nghiện, phòng lây lan các bệnh như lao, HIV, xây dựng lối sống, nếp sống có văn hóa qua cách ứng xử và quan hệ xã hội, ý nghĩa các ngày lễ lớn của dân tộc… qua các chuyên đề và các buổi tư vấn, tham vấn. Trong các buổi nói chuyện thì các vấn đề thắc mắc của họ sẽ được giải đáp, giúp cho nghười cai nghiện yên tâm hơn và thực hiện quá trình cai nghiện tốt hơn. Nhưng một vấn đề lớn là trong cơ sở cai nghiện tập trung chưa có đủ nhân viên xã hội, những người được đào tạo về chuyên môn để cùng người cai nghiện ma túy vượt qua các khó khăn trong đời sống, đặc biệt là việc ổn định về mặt tâm lý. Người nghiện ma túy không chỉ suy nhược về mặt thể chất mà tâm lý của họ cũng có nhiều vấn đề mà không phải ai cũng có thể giúp họ, tham vấn cho họ và cùng họ vượt qua.

Trung tâm hiện nay chỉ chú trọng vào việc làm sao quản lý được người cai nghiện, không cho họ trốn, hoặc hướng dẫn họ sinh hoạt vui chơi, thể dục thể thao và lao động để không còn thời gian suy nghĩ và làm các việc không đúng. Còn về vấn đề tâm sinh lý chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian này họ cũng được tư

63

vấn, cũng được học các kỹ năng tự chăm sóc mình qua các buổi học, sinh hoạt nhóm đồng đẳng có nhân viên giáo dục tư vấn giúp đỡ và hướng dẫn. Trước khi được trở về thực hiện quản lý sau cai tại địa phương thì người cai nghiện ma túy được học chương trình về những kỹ năng phòng chống tái nghiện dành cho người sắp tài hòa nhập cộng đồng. Qua đó, nhằm cung cấp cho người cai nghiện, các thông tin về việc làm, các vấn đề tâm lý và những khó khăn họ sẽ gặp phải. Thiết nghĩ như vậy thì chưa đủ, thời gian mà người cai nghiện ở tại cơ sở cai nghiện ma túy sẽ không có hiệu quả khi gia đình không quan tâm và đồng cảm cùng họ. Chính điều này đã làm cho họ không còn niềm tin và cũng không đủ sức mạnh để thắng được sự cám dỗ của ma túy khi có cơ hội tiếp xúc với nó. Nhìn chung còn nhiều vấn đề cần chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết.

Một trong những vấn đề làm cho chúng ta quan tâm đó là sự tái nghiện của những người sau khi cai nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện về thực hiện quản lý sau cai tại địa phương. Mặc dù có người ở trung tâm từ 01 đến 02 năm hoặc có thể nhiều hơn nhưng khi được tái hòa nhập cộng đồng vẫn dễ dàng tái nghiện, từ hiện thực đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn. Nguyên nhân từ đâu, qua một thời gian làm việc ở trung tâm, được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế cuộc sống của những người sau cai nghiện ở chính quyền địa phương của họ thì còn rất nhiều vấn đề. Sau khi làm công tác bàn giao người cai nghiện đã hoàn thành thời gian theo quy định tại trung tâm cho chính quyền địa phương, tôi luôn được nghe chính quyền tham vấn cho người cai nghiện là sẽ có một đội cán sự xã hội giúp họ nhưng việc làm này thực hiện chưa đến nơi đến chốn.

Đúng là ở các phường có cán sự xã hội, những người được ít nhiều đào tạo về CTXH, họ biết nhiệm vụ và những điều mình cần làm đối với người sau cai như:

tham vấn về tâm lý, sức khỏe, các nguồn hỗ trợ về việc làm, hay những khó khăn từ xã hội mà người sau cai cần vượt qua. Nhưng không phải lúc nào người sau cai cũng được giúp đỡ bởi đội cán sự xã hội của phường với số lượng còn rất hạn chế, rất mỏng so với lượng người sau cai. Đó là chưa nói đến trình độ chuyên môn. Có nhiều cán sự xã hội vì yêu nghề, vì trách nhiệm mà không ngại nắng mưa để giúp

64

cho những người sau cai vượt qua khó khăn. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng trôi chảy, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham vấn, đôi khi các vấn đề của những người sau cai rất phức tạp thì phải cần đến một trình độ chuyên môn mới có thể kết hợp và giải quyết vấn đề. Mặc dù nhiều người trong số họ cũng được đi học các khóa ngắn hạn nhưng liệu điều đó có đủ không khi bên họ còn có rất nhiều việc cần giải quyết.

Bên cạnh người sau cai còn có gia đình của họ cũng cần phải được tham vấn, để họ có thể giúp con em của mình vượt qua các khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Có không ít người cai nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng đã mắc phải những bệnh thế kỷ như HIV/AIDS, đó là những thử thách lớn đối với gia đình, bản thân và người làm công tác xã hội. Đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy tình trạng tái nghiện ngày một gia tăng ở nước ta.

Qua những yếu tố nêu trên, chúng ta đã thấy sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên xã hội của ngành công tác xã hội. Hiện nay ngành công tác xã hội đã được đưa vào giảng dạy, là một môn học đại cương trong các ngành.

Điều này giúp cho chúng ta có một kiến thức cơ bản về công tác xã hội, từ đó có thể tự giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Nhưng quan trọng hơn là cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán sự xã hội tại trung tâm và địa phương để họ có thể làm công việc của mình một cách tốt nhất. Hi vọng trong một tương lai không xa, nước ta sẽ có một đội ngũ nhân viên công tác xã hội đủ mạnh để góp phần cùng các nhà hoạch định chính sách cải thiện các hệ lụy của các tệ nạn xã hội, góp phần đưa đất nước phát triển.

3.1.3. Phù hợp với hội nhập quốc tế

Việc kết hợp các phương pháp điều trị về tâm lý xã hội và dược lý có thể cải thiện kết quả điều trị và cần được giới thiệu tới các bệnh nhân như là một phần trong phương pháp tiếp cận toàn diện. Định hướng điều trị tổng thể, chữa bệnh toàn diện cho con người chứ không chỉ chữa cai nghiện cho người không may mắn vướng ma túy. Thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân nhằm khuyến khích tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thay đổi hành vi cá nhân và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)