Thực trạng về Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 46 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI

2.2. Thực trạng về Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm

2.2.1. QLTH với người cai nghiện ma túy

QLTH với người sử dụng ma túy là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ (cá nhân, gia đình người sử dụng ma túy), xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ phục hồi với việc sử dụng chất gây nghiện hoặc với các vấn đề khác.

Quản lý trường hợp còn là sự phối hợp giữa các dịch vụ hỗ trợ xã hội và lâm

41

sàng chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ những người hiện đang có nhiều nhu cầu phức tạp, chủ yếu vì mục đích bảo vệ và chăm sóc dài hạn.

*QLTH với người sử dụng ma túy có một số đặc điểm cơ bản:

- Việc cung cấp các dịch vụ khác nhau đối với người sử dụng ma túy là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giúp đỡ người sử dụng ma túy.

- Phương pháp tiếp cận đối với người sử dụng ma túy cần nêu cao vai trò của nhân viên quản lý trường hợp với những khả năng, năng lực cần có ở họ, để có kế hoạch tốt nhất (bao gồm việc đánh giá chi tiết nhu cầu hỗ trợ, xây dựng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả) giúp người sử dụng ma túy thực hiện các yêu cầu trong quy trình cai nghiện hoặc sử dụng các biện pháp thay thế.

- Nhân viên quản lý trường hợp cần có những phương pháp bảo đảm cho khách hàng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ về chuyên môn (cai nghiện, cắt cơn, điều trị thay thế, các liệu pháp tâm lý xã hội...) một cách toàn diện nhất.

2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của người cai nghiện ma túy tại trung tâm a. Nhu cầu về chăm sóc y tế.

Bảng 2.2: Nhu cầu về chăm sóc Y tế của người cai nghiện ma túy

Nhu cầu Y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Cắt cơn, giải độc 70 100%

Xét nghiệp HIV, xét nghiệm thường qui 60 85,7%

Điều trị các bệnh thông thường 70 100%

Điều trị các bệnh mắc phải 70 100%

Điều trị bằng Methadone 21 30%

Qua kết quả khảo sát 100% người nghiện ma túy rất cần được sự hỗ trợ chăm sóc về y tế trong quá trình cai nghiện, cũng như điều trị các bệnh thường khác. Do ảnh hưởng của việc sử dụng các chất kích thích lâu ngày nên sức khỏe người nghiện giảm sút nghiêm, gây rối loạn sinh lý, gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn tuần hoàn, rối loạn chức năng thần kinh, đồng thời có một số người trước khi vào trung

42

tâm cai nghiện họ đã trải qua những lần cai nghiện như tự mua thuốc về nhà cai nhưng khả năng cắt cơn không như mong đợi. Chỉ có mộ số ít người cai nghiện không có chịu làm xét nghiệm HIV là không phải họ không có nhu cầu, nhưng họ có tâm lý lo sợ, khủng hoảng, không vượt qua được cú sốc khi xét nghiệm HIV có kết quả dương tính.

Theo như chia sẻ của một bạn (nam, 28 tuổi) đã trải qua thời gian cắt cơn giải độc 15 ngày: “Trước kia vì mặc cảm, sợ mọi người biết mình nghiện ma túy, cũng như chưa biết dịch vụ cai nghiện tại trung tâm. Tôi đã tự tìm hiểu mà mua thuốc về nhà tự cắt cơn nhưng không thành công và bị vật vã rất nhiều nên tôi chịu không nổi đã sử dụng ma túy trở lại, nay được sự giúp đỡ của y, bác sỹ tại trung tâm nên tôi đã cắt được cơn vật vã và không còn sợ hãi nũa”. Do đó, nhu cầu được chăm sóc về mặt y tế của người nghiện ma túy là rất cần thiết và quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình cai nghiện ma túy.

b. Nhu cầu về được tư vấn, tham vấn tâm lý

Bảng 2.3: Nhu cầu về được tư vấn, tham vấn tâm lý

Nhu cầu Số lượng Tỷ lệ

Được tiếp cận và sử dụng dịch vụ, điều trị toàn diện với các phương pháp điều trị

thích hợp cho từng người nghiện. 65 92,8%

Được tư vấn quy trình cắt cơn, giải độc 60 85,7%

Được tư vấn để giảm căng thẳng khi

không có ma túy 70 100%

Được tư vấn kỹ năng từ chối, chống tái

nghiện. 62 88,6%

Được tư vấn về kỹ năng sống 45 64,2%

Không có người nghiện ma túy nào không muốn bỏ ma túy: Họ đã cố gắng bỏ và cũng có lần bỏ được nhưng rồi lại tái nghiện. Sự thất bại nhiều lần của bản thân, cũng như sự lôi kéo của bạn bè đã làm cho họ mất niềm tin nơi bản thân,

43

buông trôi cho số phận, không tin rằng mình có thể từ bỏ được ma túy. Vì thế cần phải hỗ trợ, tư vấn để họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thích hợp cho bản thân.

Theo chia sẻ của một người cai nghiện tại trung tâm (nữ, 30 tuổi, đã qua 02 lần cai nghiện ma túy): “Trước kia khi đi cai nghiện ma túy về tôi thường giam minh ở trong nhà không tiếp xúc với mọi người bên ngoài vì sợ tiếp xúc bị bạn bè rủ rê lại tái nghiện, nhưng được khoảng một tháng đầu, nhưng một lần đi uống cà phê tôi bị bạn rủ sử dụng ma túy, nên tôi đã sử dụng và tái nghiện. Do đó tôi rất muốn được làm sao mà mình từ chối sự rủ rê của bạn bè, để tránh khỏi ma túy”. Từ chia sẻ của bạn nữ trên chúng ta thấy rằng người cai nghiện ma túy rất cần được tư vấn các kỹ năng sống và kỹ năng từ chối để chống tái nghiện.

c. Nhu cầu về mặt xã hội

Bảng 2.4: Nhu cầu về mặt xã hội

Nhu cầu Số lượng Tỷ lệ

Được quan tâm, chia sẻ, tôn trọng 55 78,6%

Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử 60 85,7%

Được yêu thương, quan tâm, hỗ trợ, động

viên từ gia đình 45 64,3%

Sớm được hòa nhập với cộng đồng 70 100%

Bảng trên cho thấy nhu cầu về mặt xã hội của NCNMT là rất cao, chứng tỏ rằng NCNMT cũng như những người bình thường khác. Do đó, chúng ta cần hỗ trợ họ bằng cả tấm lòng yêu thương, chân thật, chấp nhận họ, tin tưởng ở khả năng thay đổi lối sống của họ. Chúng ta cần luôn luôn lắng nghe họ, quan tâm đến vui buồn, điểm mạnh, sở trường của họ để khen ngợi, cỗ vũ, khích lệ đúng lúc, giúp họ thay đổi dần hình ảnh của bản thân và luôn nhắc nhở họ: “Bạn là con người, một người có đầy đủ khả năng sống và làm việc như bao người bình thường mà không có ma túy”.

Được sống trong tình thương của gia đình và cộng đồng là nhu cầu của tất cả mọi người, đối với người cai nghiện ma túy thì nhu cầu đó lại càng quan trọng hơn bất kì ai. Họ rất cần tình yêu thương vì sau khi cai nghiện, người nghiện thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi do họ nhận thức được về hoàn cảnh, tình

44

trạng sức khỏe cũng như những điều họ đã gây ra cho gia đình và bạn bè. Chính vì vậy, tình yêu thương và sự đồng cảm là liều thuốc giúp họ vơi đi những nỗi đau, nếu không có sự đồng cảm này thì người nghiện dễ tái sử dụng ma túy để xoa dịu nỗi đau mất mát.

Người cai nghiện ma túy rất cần được sự tin tưởng, tôn trọng nhân phẩm của mọi người. Lòng tin của mọi người làm tăng thêm sức mạnh cuộc sống cho người cai nghiện. Việc cai nghiện thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện, sự nỗ lực chủ quan của người nghiện và sự trợ giúp của mọi người. Việc đặt niềm tin vào người cai nghiện là giúp cho họ vượt qua khó khăn của sự cám dỗ và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Theo chia sẻ của một bạn nam (32 tuổi, cai nghiện lần thứ 2): “Trước kia em cũng là sĩ quan trong quân đội nhưng nghe theo lời bạn bè em đã vướng vào ma túy. Em đã tự cai nhiều nhiều lần nhưng không thành công và đã vào trung tâm cai nghiện lần 2. Em vào trung tâm lần này quyết tâm từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời nhưng thầy cô ở trung tâm cũng chưa tin tưởng quyết tâm của em vì còn nghi ngờ em về tái sử dụng như những lần cai nghiện trước đây làm em rất buồn. Cha mẹ em cũng rất ít vào thăm em vì họ đã không còn tin tưởng em có thể từ bỏ ma túy được vì trước kia em đã hứa với cha mẹ nhiều lần nhưng không thực hiện được. Trước kia em là niềm tự hào của cha mẹ bao nhiêu, giờ là nỗi buồn, thất vọng bấy nhiêu.

Lần cai nghiện này em rất cần được sự quan tâm của các thầy cô tại trung tâm và sự quan tâm của cha mẹ, em hứa sẽ cai nghiện được để cha mẹ vui lòng”.

d. Nhu cầu được học nghề, tạo việc làm

Bảng 2.5. Nhu cầu học nghề và việc làm của người nghiện ma túy

Nhu cầu Số lượng Tỷ lệ

Được học nghề 45 64,3%

Có việc làm ổn định 38 54,3%

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy nhu cầu được học nghề và có việc của người nghiện rất lớn. Nhưng người sau cai nghiện lại rất ngại tiếp xúc với các cơ

45

quan, ban ngành, đoàn thể ở địa phương nên công tác tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và hỗ trợ vay vốn và giải quyết việc làm gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do tình hình sức khỏe, các tiêu chuẩn để cá nhân các đối tượng làm hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng đúng theo quy định về cho vay nên chưa thực hiện được. Do vậy, công tác phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn, giải quyết việc làm đối với người sau cai đã tiến bộ, tái hòa nhập cộng đồng chưa phát huy hiệu quả cao.

Tạo cho người cai nghiện một việc làm ổn định là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Hoạt động lao động giúp cho người cai nghiện tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Lao động với một nghề nào đó người cai nghiện thấy được giá trị đồng tiền, giá trị của sự lao động, giá trị của chính bản thân mình. Thông qua lao động, người cai nghiện được quan hệ với mọi người khác một cách bình đẳng, tìm thấy niềm vui, tình yêu thương với người khác ở xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc củng cố và duy trì kết quả cai nghiện, giúp người cai nghiện đối phó với việc tái nghiện.

Vì vậy, cần vận dụng mọi điều kiện giúp người nghiện ma túy sau cai nghiện có được kiến thức cơ bản về một nghề hay một việc làm để có thu nhập ổn định cuộc sống và dần dần phấn đấu để nâng cao đời sống.

2.2.2. Thực trạng nội dung tiến trình về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

a. Quá trình hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại trung tâm

Thời gian qua dù Đảng, Nhà nước và các ngành các cấp đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống ma túy nhưng tệ nạn này vẫn liên tục gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng cao, diễn biến ngày càng phức tạp, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, không có nghề nghiệp, không có việc làm ổn định, nhận thức còn hạn chế và bị sự tác động của bạn bè xấu, môi trường sống phức tạp đã làm tha hóa, biến chất nhiều người từ người lương thiện trở thành con nghiện và lao vào ma túy như con thiêu thân. Tỷ lệ người nghiện heroin và ma túy tổng hợp ngày càng tăng theo cấp số nhân và lây nhiễm HIV cũng ngày càng tăng và diễn biến khá phức tạp.

46

Kết quả khảo sát từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý học viên và học viên đang cai nghiện tại Trung tâm cho thấy, khi học viên vào Trung tâm, các bước thủ tục bao gồm: Làm các thủ tục tiếp nhận theo quy định, tiến hành khám sức khỏe, lập bệnh án và tiến hành cắt cơn giải độc. Sau thời gian này học viên ổn định sẽ tiến hành tư vấn, tham vấn, giáo dục theo chương trình của Bộ quy định, đồng thời tiến hành lên kế hoạch hỗ trợ. Kế hoạch hỗ trợ của Trung tâm hiện tại chỉ thực hiện các công việc sau:

- Phân loại học viên và xem xet nhu cầu của từng học viên về học văn hóa, nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm, nhu cầu hỗ trợ về y tế, trợ giúp pháp lý, để tiến hành tổ chức các hoạt động hỗ trợ. Trung tâm liên kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ về đào tạo nghề (các cơ sở dạy nghề); cơ sở dạy văn hóa; cơ sở dự phòng và điều trị bệnh... theo khả năng hiện có của Trung tâm.

- Tổ chức các buổi tư vấn, giáo dục về kiến thức pháp luật; kiến thức trong điều trị nghiện; giáo dục về hành vi nhân cách; giáo dục về phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc...

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như: Giao lưu văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao (bóng đó, bóng chuyền, cầu long, đá cầu...) với các đơn vị bạn.

- Tổ chức lao động sản xuất, lao động trị liệu theo khả năng và sức khỏe của từng người: Thực hiện các hoạt động lao động trị liệu (sản xuất nông nghiệp); gia công các mặt hàng có liên quan đến các nghề được trang bị, tổ chức cho học viên tham gia lao động vừa nhằm mục đích trị liệu, vừa có thu nhập cho học viên..

- Bình xét đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch rèn luyện của bản thân hàng tuần, bình xét thi đua. Nôi dung họp tổ đội để nhận xét về kết quả rèn luyện của bản thân, chủ yếu là tập trung vào việc biểu dương khen thưởng, hình thức khen thưởng thấp nhất là nêu gương người tốt, việc tốt trước toàn thể học viên và cao nhất là xét giảm thời gian chấp hành quyết định bắt buộc.

- Trang bị dần kiến thức, nghề nghiệp để tái hòa nhập cộng đồng: Sau khi được học nghề và tham gia lao động thực hiện các nghề được học, sắp hết thời gian chấp hành quyết định. Trung tâm sàng lọc để hỗ trợ, tư vấn, tham vấn nhằm trang bị

47

kiến thức kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với mọi người khi về hòa nhập cộng đồng. Giai đoạn này chủ yếu tập trung trang bị kiến thức về phòng, chống tái nghiện.

- Kết nối với nơi cư trú để tái hòa nhập cộng đồng: Trung tâm liên hệ với.

chính quyền, đoàn thể nơi cư trú và gia đình học viên, để tiến hành bàn giao về nơi cư trú tái hòa nhập cộng đồng. Việc bàn giao để địa phương tiếp tục quản lý sau cai được thực hiện nghiêm túc theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ về quản lý người nghiện sau cai nghiện.

- Khích lệ, xây dựng mối quan hệ tình cảm, quan hệ xã hội bền chặt trong cuộc sống của người sau cai nghiện. Từ tình cảm đó, nếu khéo giữ gìn sẽ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nghiện ma túy sau cai nghiện khi chưa có công ăn việc làm đồng thời đội ngũ nhân viên làm công tác chăm sóc, giám sát, giúp đỡ cũng có được những thông tin trung thực.

b. Đánh giá mức hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại trung tâm

* Thực trạng đội ngũ nhân viên giáo dục – tư vấn.

Khi được hỏi về quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy tại trung tâm được thực hiện như thế nào, một cán bộ lãnh đạo trung tâm cho biết: “Trung tâm cũng có lập hồ sơ cá nhân và mở hồ sơ quản lý từng học viên. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của trung tâm còn hạn chế nên trung tâm chưa thực hiện hiệu quản hồ sơ quản lý case. Đội ngũ nhân viên y tế chưa đáp ứng được việc chăm sóc đối tượng, nhân viên xã hội chưa được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội nên việc thực hiện hồ sơ case còn lúng túng, khả năng tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của học viên chưa sâu…nên việc thực hiện hồ sơ case chỉ mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu và hiệu quả không cao”.

Thông qua phỏng vấn sâu nhân viên quản lý trường hợp tại trung tâm, được biết 100% nhân viên thực hiện công tác quản lý trường hợp chưa được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội, mà chỉ dựa vào tài liệu và các lớp tập huấn ngắn hạn.

Vậy nên trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ kết nối còn hạn chế, chưa khai thác

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục Lao động Xã hội Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)