2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.5.1. Nhóm các nhân tố bên trong
Các chỉ số về tình hình tài chính trong 03 năm gần nhất thể hiện qua Bảng 2.11như sau:
Bảng 2.11 Các chỉ số tài chính từ năm 2012 – 2014
TT Các chỉ số tài chính Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Đòn bẩy tài chính
1 Tỷ lệ nợ/ Vốn
(D/A) = Tổng nợ/ tổng vốn 0,9555 0,9615 0,8560 2 Tỷ lệ nợ/ vốn CSH (đòn cân nợ)
D/E = Tổng nợ/ Vốn CSH 21,4482 24,971 5,9430 3 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ 0,9997 0,9998 0,9991 4 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR)
CR = TSLĐ/ NNH 1,0064 0,8878 1,0014
5 Khả năng thanh toán nhanh (QR)
QR = (TSLĐ - TK)/ NHH 0,8765 0,6860 0,9189
Vòng quay tài sản
6 Vòng quay tài sản (hiệu suất tài sản)
A = DT/ TTS 1,2393 1,9053 3,1519
7 Vòng quay hàng tồn kho
Vtk = GVHB/ Gtk 9,6883 9,7611 43,6400
Suất sinh lời
8 Suất sinh lời trên tổng vốn (ROA)
ROA = LR/ Tổng vốn 0,0404 0,0417 0,1143
9 Lợi nhuận biên tế = LR/DT 0,0326 0,0219 0,0363 10 Suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)
ROE = LR/ Vcsh 0,9069 1,0827 0,7934
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cơ khí Hàng hải)
Cơ cấu vốn:Tỷ lệ nợ trên tổng vốn của Công ty trong 03 năm gần đây rất cao: Năm 2012 là 95,55%, năm 2013 là 96,15% và năm 2014 là 85,60%. Điều này có nghĩa là vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là từ nguồn vốn đi vay, vốn vay chiếm trên 95% tổng vốn và gấp 21,4 lần vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2012; đến năm 2013 tỷ lệ nợ tăng lên 96,15% tổng vốn và gấp gần 25 lần vốn chủ sở hữu; đến năm 2014 thì tỷ lệ nợ có giảm nhưng vẫn chiếm trên 85% tổng vốn và gấp gần 6 lần vốn chủ sở hữu. Việc cơ cấu vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh và dẫn đến rủi ro tiềm ẩn lớn. Việc Công ty có cơ cấu vốn như trên vì đây là Công ty chiếm 100% vốn của nhà nước, được Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và Tập đoàn Dầu khí hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi Công ty chuyển sang hình thức TNHH 1 TV, vốn nhà nước chiếm chỉ còn trên 85% thì tỷ lệ nợ cao sẽ tác động phần nào đến quá trình sản xuất do phải thanh toán các khoản nợ đến hạn và sự hỗ trợ sẽ giảm đi.
Ngoài ra, toàn bộ vốn vay trên chủ yếu là nợ ngắn hạn trong khi khả năng thanh toán còn chưa cao, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh, năm 2012 là 87,65%, năm 2013 là 68,6% và năm 2014 là 91,89%.
Tốc độ tăng tưởng: Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn từ 2012- 2014 là -0,38%; 94,97%; 108,17%; 18,08% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương ứng là 30,29%; 68,65%; 215,52%; 3,62%. Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao (ngoại trừ doanh thu năm 2014 giảm), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này không đều, phụ thuộc vào số lượng dự án của công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao chứng tỏ công ty có khả năng thực hiện nhiều dự án lớn, uy tín và thương hiệu ngày càng được cải thiện trên thị trường trong nước và khu vực. Mặc dù doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty rất thấp vì chi phí đầu tư đầu tư các trang thiết bị máy móc quá lớn do đang trong thời kỳ đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng năng lực thi công, ngoài ra chi phí nhân công cũng khá lớn cũng đã làm giảm lợi nhuận ròng của Công ty. Bên
cạnh đó trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn xảy ra tình trạng lãng phí nhiều, công tác quản lý chưa cao nên dẫn đến làm thất thoái vật tư, lãng phí nguồn lực.
Hiệu suất sử dụng tài sản: Nhìn vào hiệu suất sử dụng tài sản trong 3 năm vừa qua 2012-2014 khá thấp là do Công ty đã tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu thi công và nâng cao năng lực cạnh tranh như cẩu 550 tấn, xe nâng 20 tấn, máy cắt thép tấm, máy lốc tôn, máy cắt ống profile… Tuy nhiên do đặc thù của việc đóng mới công trình dầu khí rất ít tồn kho, thực hiện quyết toán ngay khi dự án hoàn thành nên vòng quay hàng tồn kho khá cao, năm 2012 là 9,68;
năm 2013 là 9,76 và năm 2014 là 43,64.
Hiệu quả kinh doanh: Suất sinh lợi trên tổng vốn và lợi nhuận biên tế của Công ty khá thấp (năm 2012 là 4,04%/ 3,26%, năm 2013 là 4,17%/ 2,19% và năm 2014 là 11,43%/ 3,63. Ta có thể thấy rằng mặc dù doanh thu cao nhưng tỷ suất lợi nhuận công ty khá thấp là do chi phí đầu tư và chi phí trả nợ quá lớn (cơ cấu nợ trong các năm quá cao) và nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp, vì vậy mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khá cao (năm 2012 là 90,69%; năm 2013 là 108,27% và năm 2014 là 79,34%).
Nhìn chung, năng lực sản xuất kinh doanh của công ty khá, vốn điều lệ công ty thấp, vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay dẫn đến rủi ro cao trong kinh doanh. Tuy nhiên do có sự hỗ trợ tài chính rất lớn từ Tổng Công ty PTSC và Tập đoàn PVN nên công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư lớn để đáp ứng tốt nhu cầu thi công các dự án và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa trong thời gian sắp tới.
2.5.1.2. Nguồn nhân lực
Chúng ta đều biết rằng trong bất kỳ điều kiện sản xuất nào thì nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xây dựng trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động và tổ chức của nó sẽ tác động trực tiếp đến tiến độ, biện pháp và chất lượng thi công của công trình. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ lao động về kỹ thuật, chuyên môn cao
phảinhiều, có tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 1869 người, với trình độ chuyên môn cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Cơ cấu nhân sự của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải năm 2014
Theo loại lao động Số người
% Phân loại theo giới tính Theo chức vụ Số người
Nữ 146 7.81% Chủ tịch 1
Lao động dài hạn 1164 62.28% Nam 1723 92.19% Giám đốc 1
Lao động ngắn hạn 705 37.72% Tổng 1869 100% Phó Giám đốc 4
Tổng 1869 100% Chủ tịch Công
đoàn/Thanh niên
2
Theo loại lao động (Trực tiếp tạo ra SP) Phân loại theo độ tuổi Trưởng Phòng 10
Lao động gián tiếp 729 39.00% Dưới 18 0 0.00% Phó Phòng 35
Lao động trực tiếp 1140 61.00% Từ 18 tới 20 0 0.00% Trưởng Xưởng 5
Tổng 1869 100% Từ 21 đến 25 176 9.42% Phó Xưởng 17
Phân theo trình độ Từ 26 đến 30 746 39.39% Tổ trưởng 119
Tiến sĩ 2 0.11% Từ 31 đến 35 440 23.54% Tổ phó 178
Thạc sĩ 42 2.25% Từ 36 đến 40 273 14.61% Trưởng đội 1
Đại học 650 34.78% Từ 41 đến 45 144 7.70% Phó đội 2
Cao đẳng 79 4.23% Từ 46 đến 50 78 4.17% Chuyên gia 1
Trung cấp 298 15.94% Từ 51 đến 55 37 1.98% Nhân viên 580
CNKT 723 38.68% Từ 56 đến 60 4 0.21% Đốc công 23
Sơ cấp 32 1.71% Từ 61 đến 65 0 0.00% Nhóm trưởng 4
LĐPT 43 2.30% Tổng 1869 100% Công nhân 886
Tổng 1869 100% Tuổi trung bình 32.75 Tổng số 1869
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải) Qua bảng cơ cấu lao động của công ty chúng ta nhận thấy trình độ sau đại học là 64 người chiếm tỉ trọng 2,36%, lao động có trình độ đại học là 650 người, chiếm tỷ trọng 34,78% trên tổng số lao động toàn công ty. Trong đó có đầy đủ trình độ chuyên môn về các lĩnh vực mà công ty đang thực hiện (mua sắm, thiết kế, thi công) đây là tỷ lệ tương đối hợp lý. Tuy nhiên hiện nay công ty đang chuyển mình sang hình thức quản lý dự án là nòng cốt. Các nhân lực lao động trực tiếp sẽ được thuê ngoài (out sourcing) khi có dự án. Do đó tỷ lệ kỹ sư, đội ngũ quản lý dự án phải ngày càng được nâng cao.
Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp là 377 người, chiếm tỷ trọng 20,17%.
Lực lượng lao động này chủ yếu được bố trí dưới các đội thi công giúp đốc công, tổ trưởng trong việc giám sát công nhân thi công và thống kê khối lượng thi công, xuất nhập vật tư, chấm công lao động. .
Công nhân kỹ thuật là 723 người, chiếm tỷ trọng 36,68%. Đây là đội ngũ lao động trực tiếp như thợ hàn, thợ lắp, lái cẩu …Đội ngũ công nhân này liên tục được trau dồi tay nghề làm nòng cốt trong các tổ thi công. Khi dự án cần nhiều nhân lực, công ty sẽ ký hợp đồng cung cấp nhân lực với các công ty cung cấp nhân lực, khi đó các công nhân kỹ thuật của công ty có trách nhiệm hướng dẫn các nhân lực này để đảm bảo chất lượng công trình.
Còn số lượng lao động phổ thông hiện tại là 75 người, chiếm tỷ trọng 4%.
Các nhân sự này có nhiệm vụ bảo vệ, tạp vụ, lao động phổ thông thuần túy.
2.5.1.3. Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Theo mô hình cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải được trình bày ở hình 2.1trên là mô hình chung thường được các doanh nghiệp áp dụng. Ngoài những ưu điểm thì mô hình này còn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất là sự phối hợp hoạt động giữa các phòng, ban chưa được đồng bộ, công việc đôi khi còn trùng lắp, chồng chéo. Chẳng hạn như khi triển khai dự án đấu thầu ngoài phòng kế hoạch chủ trì thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công thì đòi hỏi phải có sự phối hợp đầy đủ cán bộ của các phòng như kế toán, kỹ thuật, tổ chức - hành chính tham gia nhưng mỗi bộ phận chuyên môn này nhiều khi vì mục tiêu nhiệm vụ riêng của phòng mình nên chưa chú trọng vào công việc chung chi nên thông thường mỗi khi chuẩn bị đấu thầu là công việc phòng kế hoạch lại bị quá tải vì phải tập trung nhân lực vào công việc này, dẫn đến là sao nhãng các nhiệm vụ khác mà phòng được phân công.
Thứ hai là công sức của các cán bộ, nhân viên tham gia vào đấu thầu không được nhìn nhận, đánh giá đúng mức. Vì vậy, họ chưa nhận thức được trách nhiệm
của họ, xem đó là nhiệm vụ của phòng kế hoạch chứ không phải là nhiệm vụ chung của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thứ ba là đội ngũ lao động gián tiếp tại văn phòng vẫn còn cao lên tới 45 người, việc bố trí phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo chỉ đạt khoảng 80%. Điều này dẫn đến làm giảm năng suất lao động chung của toàn công ty.
Theo mô hình tổ chức Quản lý dự án ở bảng 2.2 có các ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểu: nhân viên trong ban quản lý có vai trò trách nhiệm cụ thể, có điều kiện để trao đổi và phát triển chuyên môn của mình.
- Nhược điểm:Khi nhân sự tham gia dự án thì hầu như không thực hiện các công việc tại phòng ban như công tác đấu thầu, công tác nghiên cứu phát triển công nghệ thi công mới.
Tất cả những hạn chế trên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đấu thầu, đến năng lực cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.Vì vậy, cần phải có sự sắp xếp, phân công lại sao cho hiệu quả hơn.
2.5.1.4. Khả năng liên kết, liên danh
Liên danh, liên kết là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp trong xây dựng áp dụng để nâng cao về mọi mặt các năng lực của mình trong đấu thầu xây lắp và thi công dự án.Tuy vậy, công ty vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc liên danh, liên kết.Cho đến nay công ty trong các lần đấu thầu của công ty vẫn thực hiện độc lập, chưa chú trọng liên danh với các công ty khác, kể cả với các công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty.
Khi công ty bắt đầu tiến vào các thị trường mới ở nước ngoài thì điều này càng quan trọng vì việc liên kết với các công ty am hiểu về các thị trưởng này sẽ giúp công ty nhanh chóng thâm nhập thị trường.
2.5.1.5. Chiến lược Marketing
Trong nền kinh tế thị trường thì các hoạt động marketing có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần, củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải thì hoạt động marketing hiện nay còn chưa được chú trọng đúng mức.Hiện tại, công ty có phòng Phát triển Kinh doanh chuyên trách về lĩnh vực đấu thầu tuy nhiên vai trò của phòng chưa thật sự được thực hiện một cách đầy đủ. Phòng chủ yếu thực hiện công tác đầu mối, chuẩn bị hồ sơ khi công ty thực hiện đấu thầu mà chưa chú trọng tới công tác tiếp xúc khách hang, tìm kiếm thông tin từ các đốit hủ cạnh trạnh.
Công ty cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng Website của mình nhằm để quảng bá thương hiệu và thu thập thông tin nhưng nhìn chung nội dung Website còn sơ sài, thông tin rất ít và không được cập thường xuyên. Các thông tin ngay từ khi đưa lên mạng cho đến nay hầu như không thay đổi.
Nhìn chung, cho đến nay công ty chưa xây dựng được một chính sách, chiến lược marketing cụ thể nào cả để phục vụ cho công tác đấu thầu của mình.
2.5.1.6. Công tác tổ chức đấu thầu
Công tác đấu thầu của công ty hiện nay được tiến hành theo các trình tự sau:
tìm hiểu thông tin, nghiên cứu hồ sơ mời thầu, tham dự sơ tuyển, lập hồ sơ dự thầu, nộp và tham gia mở thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này nên lãnh đạo của công ty không ngừng đầu tư tăng cường về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho bộ phận này. Hiện nay, công ty đã xây đựng được một đội ngũ nhân viên có trình độ tốt trong công tác chuẩn bị tham gia đấu thầu. Máy móc, thiết bị và các phần mềm tính toán chuyên dụng cũng được trang bị đầy đủ để phục vụ cho công tác lập dự toán.
Có thể nói đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu có sự trưởng thành nhiều mặt theo năm tháng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định, như đã nói ở trên các nhân sự khí tham gia thực hiện dự án hầu như không tham gia các công việc khác của công ty, dẫn tới sao nhãng trong công tác thực hiện hồ sơ chào thầu dẫn tới chất lượng hồ sơ chào thầu không thật sự tốt ảnh hưởngtới khả năng thắng thầu của công ty.
Qua nghiên cứu thực tế một số gói thầu mà công ty trúng và trượt thầu cho thấy, việc lập giá dự toán nhiều khi còn chưa hợp lý dẫn đến trượt thầu do bỏ giá quá cao hoặc nhiều khi trúng thầu nhưng hiệu quả thấp do bỏ giá quá thấp. Đặc biệt là chưa chủ động tăng, giảm giá linh hoạt cho phù hợp với tình hình trước các cuộc mở thầu. Nguyên nhân là do trong quá trình lập dự toán chủ yếu thường dựa vào các tiêu chuẩn định mức sẵn có, chưa kết hợp áp dụng các kinh nghiệm thi công thực tế nên có hạng mục giá thành quá cao hoặc ngược lại quá thấp.