2.6.1. Phân tích môi trường vĩ mô:
2.6.1.1. Phân tích môi trường kinh tế:
Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP:
Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định
có tầm quan trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân…
Trong bảng 3.1 dưới đây cho thấy nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá trong năm 2015 của Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng.
Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015
Năm 2013 2014 2015
Tốc độ tăng trưởng (%) 6,18 6,2% 6,78
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ http://www.gso.gov.vn) Theo biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng gia tăng trong 3 năm gần đây. Việc tăng trưởng GDP khá tạo điều kiện tốt cho ngành kinh tế biển Đây là cơ hội cho Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải phát triển mạnh hơn.
2.6.1.2. Phân tích môi trường chính trị pháp lý:
Vai trò của nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với ngành Dầu Khí nói chung và Công tyDịch vụ Cơ khí Hàng hải nói riêng mang tính chất quyết định về chính sách vốn, chính sách thuế và chính sách bảo hộ. Nghị quyết 233 của Đảng ủy Tập đoàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty PTSC nói chung và Công tyDịch vụ Cơ khí Hàng hải nói riêng được các Chủ đầu tư tin tưởng giao cho các dự án như Tê giác Trắng - Hoàng Long JOC; Dự án Sư tử trắng – Cửu Long JOC; Dự án Biển Đông ..vv. Đặc biệt trong dự án Biển Đông, công ty đặt mục tiêu làm chủ công nghệ chế tạo giàn công nghệ trung tâm CPP. Thực chất Nghị quyết 233 là chính sách bảo hộ của Tập đoàn trong giai đọan nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đang gặp khó khăn Đây là cơ hội lớn cho Công ty
Tuy nhiên chính sách này không thể kéo dài mãi, Ban lãnh đạo Công ty cũng nhận thức rấr rõ, phải tranh thủ cơ hội thuận lợi này để xây dựng Tài nguyên của Công ty cũng như thương hiệu để công ty sẵn sàng và tự tin tham gia những sân
chơi lớn. Đó là chấp nhận đấu thầu Quốc tế và triển khai các công việc ở Việt Nam cũng như tại thị trường nước ngoài Đây là thách thức cho Công ty.
2.6.1.3. Phân tích môi trường công nghệ:
Trong những năm vừa qua chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ, các thế hệ máy móc mới ra đời với tính năng vượt trội và hiệu quả hơn giúp tăng cường đáng kể năng suất lao động. Xu hướng tự động hoá dần dần thay thế dần máy móc cơ khí thô sơ. Về lĩnh vực khai thác dầu khí, ra đời nhiều công nghệ mới như giàn khai thác tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm… tăng cường tính linh hoạt so với các giàn khai thác cố định truyền thống. Do vậy, đòi hỏi Công ty phải tăng cường học hỏi để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác đóng mới giàn khoan dầu khí để tăng cường khả năng cạnh tranh với các nhà thầu trong khu vực và quốc tế.
2.6.2. Phân tích môi trường ngành:
2.6.2.1. Thị trường trong nước:
Theo như thống kê thị trường dầu khí thế giới và khu vực ở trên, nhiều quốc gia có ngành dầu khí rất phát triển chuyên đi thực hiệc dịch vụ kỹ thuật dầu khí có ngành dầu khí kém phát triển hơn. Tại khu vực Đông Nam Á thì Malaysia, Indonesia, Thái Lan ngành dầu khí phát triển khá mạnh nên các Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước phải cạnh tranh rất khốc liệt với các nhà thầu nước ngoài.
Tuy nhiên hiện nay với chính sách bảo hộ ngành dầu khí phát triển, các dự án dầu khí được chỉ định ưu tiên cho các nhà thầu Việt Nam nếu có thể thực hiện được hoặc liên doanh với các nhà thầu nước ngoài để thực hiện.
Hiện nay, trong nước có 04 nhà thầu có thể thực hiện được đóng mới công trình dầu khí phục vụ công tác khai thác dầu khí là Công tyDịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C), Vietsovpetro, Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Ship Yard).
2.6.2.2. Phân tích áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đó là các đối thủ tiềm ẩn sẽ xuất hiện và tạo ra áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Hiện nay ngoài 04 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo công trình dầu khí nêu trên còn một số đơn vị nhỏ lẻ khác đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đây là lĩnh vực hoạt động có điều kiện, đòi hỏi vốn và trình độ công nghệ cao nên các đối thủ tiềm năng ít có khả năng gây tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.6.2.3. Phân tích quyền lực thương lượng của các Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp, vì vậy hiện nay các doanh nghiệp phải thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng của ngành dầu khí có những đặc trưng riêng, khách hàng dầu khí là Tập đoàn dầu khí các quốc gia, các tập đoàn kinh tế/ chủ đầu tư có sở hữu mỏ dầu như:
Biển Đông POC, PVMS, Hoàng Long JOC, Cửu Long JOC, PVN, Thăng Long JOC, KNOC, Petronas Carigali VietNam, Chevron, Lam Sơn JOC, ICP-P, Huyndai Heavy Industries Company, Con Son JOC… Do vậy nhu cầu từ các khách hàng dầu khí rất khắt khe về chất lượng, tiến độ do đặc thù của công tác khai thác dầu khí ngoài biển vô cùng phức tạp và nhiều rủi ro.
Hiện nay khách hàng dầu khí yêu cầu các công ty phải có đầy đủ năng thực để thực hiện các gói thầu EPCI (Engineering – Procurement - Construction – Installation: Thiết kế - Mua sắm – Thi công chế tạo – Chạy thử) để thực hiện tổng thầu các dự án dầu khí. Do vậy phải đòi hỏi năng lực của công ty rất lớn không chỉ nhân lực, nguồn tài chính, bãi thi công mà còn phải hội tụ đầy đủ khoa học kỹ thuật hiện đại để phù hợp với các giàn khoan di động công nghệ mới.
Năng lực thiết kế hiện nay của Công ty còn hạn chế, các Công ty trong nước chưa đủ năng lực để thực hiện nên Công ty phải đi thuê các Công ty thiết kế nước ngoài để thực hiện, điều này không chỉ tốn kém nhiều chi phí mà còn không chủ động trong quá trình thi công dự án. Công ty đã thúc đẩy việc gửi chuyên viên đi đào tạo ở nước ngoài về lĩnh vực thiết kế cơ sở và mua các phần mềm bản quyền chuyên dụng phục vụ cho công tác thiết kế.Đây là một thách thức đối với Công ty.