2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.5.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài
2.5.2.1. Cơ chế, chính sách
Chính sách và cơ chế của Nhà nước là một nhân tố quan trọng tác đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Kể từ khi tiến hành đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho đến nay Nhà nước đã ban hành rất nhiều Luật và văn bản dưới luật để quản lý sự hoạt động của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước đã ban hành và thay đổi nhiều lần từ Nghị định số 42/NĐ - CP đến Nghị định số 53/NĐ - CP rồi đến Nghị định 12/NĐ-CP sửa đổi và sau nhiều lần sửa đổi Nhà nước đã ban hành Luật xây dựng để quản lý các vấn đề trong xây dựng. Trong lĩnh vực đấu thầu ban đầu để quản lý Nhà nước ban hành Nghị định số 43/NĐ-CP sau đó có Nghị định số 88/NĐ-CP sửa đổi và đến cuối năm 2005 đã ban hành Luật đấu thầu. Ngoài ra Nhà nước trong thời gian này còn ban hành nhiều luật áp dụng chung cho các doanh nghiệp như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh,... có thể nói hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể nhận thấy các văn bản pháp luật chỉ có các điều khoản phạt cao nhất là 50 triệu đồng hoặc cấm tham gia đấu thầu cao nhất là 5 năm chứ chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm Quy chế đấu thầu, Luật đấu thầu. Qua thống kê từ trước cho đến nay chưa thấy có doanh nghiệp và chủ đầu tư nào bị xử lý theo pháp luật khi vi phạm cả, bị phạt cao nhất là 20 triệu đồng hoặc cùng lắm là chỉ bị
cấm tham gia đấu thầu 1 đến 2 năm. Vì vậy, chưa ngăn chặn được tình trạng tiêu cực trong quá trình đấu thầu.
Công ty Dịch vụ Cơ Khí Hàng hải là công ty 100% vốn nhà nước nên có những thuận lợi nhất định như đượct tiếp cận các nguồn vốn vay rẻ, các hỗ trợ từ Tập đoàn Dầu khí khi thực hiện đấu thầu cũng như thực hiện dự án. Tuy nhiên các ưu đãi này sẽ không còn nữa khi Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại đã ký kết cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các công ty nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh.
2.5.2.2. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư chính là khách hàng của doanh nghiệp, là đối tượng mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.Chủ đầu tư có thể là tổ chức hay cá nhân bỏ vốn đầu tư thực hiện dự án, họ có thể trực tiếp quản lý hay gián tiếp quản lý dự án, chịu trách nhiệm chọn nhà thầu, nếu họ đủ năng lực thì có thể tự đứng ra thực hiện mời thầu và tổ chức đấu thầu.Nếu không đủ năng lực thì thuê mộttổ chức có đủ năng lực và tư cách pháp nhân làm thay mình nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là chủ đầu tư và họ chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu.Vì vậy, có thể nói rằng chủ đầu tư có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Hiện nay nhóm khách hàng là chủ đầu tư của công ty phần lớn thuộc nhóm vốn nhà nước (các công ty liên doanh điều hành dầu khí JOC, POC) và thuộc chính phủ hoặc Tập đoàn Dầu khí quốc gia điều này rất thuận tiện cho công ty trong việc phối hợp thực hiện các công việc trong quá trình thực hiện dự án như công tác nghiệm thu khối lượng, tạm ứng, thanh toán, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự toán.
Đi đôi với những thuận lợi nói trên thì công ty cũng gặp không ít bất lợi vì đây là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu cũng như các văn bản khác về quản lý xây dựng nên trong quá trình thi công nếu phát sinh sự cố ngoài thiết kế thì phải tạm dừng rất lâu do phải qua xét duyệt của đầy đủ các cấp, các ngành theo quy định.
Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công, từ đó làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nhà thầu. Ngoải ra công ty còn có đối tượng khách hang là chủ đầu tư nước ngoài, các khách hàng này hoạt động theo cơ chế tư nhân nên rất nhanh
chóng trong việc phê duyệt thiết kế hay sử lý các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên các khách hang này đòi hỏi rất gắt gao về tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Qua quá trình tham gia đấu thầu và thắng thấu, tổ chức thi công. Đến nay, công ty đã dần dần tạo dựng được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường đồng thời cũng đã xây dựng được uy tín và các mối quan hệ thuận lợi, niềm tin với các chủ đầu tư. Đây có thể xem là thuận lợi lớn của công ty trong những lần đấu thầu trong thời gian sắp tới.
2.5.2.3. Cơ quan tư vấn
Cơ quan tư vấn là đơn vị thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, lập dự toán đầu tư,..nếu công tác tư vấn thực hiện đầy đủ, chính xác, chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt mọi công việc từ đấu thầu đến thi công, gián tiếp góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình, đặc biệt nếu tư vấn về giá không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, trong nhiều dự án các bên tham gia tư vấn vẫn chưa ý thức được vai trò và trọng trách của mình nên chất lượng của công tác tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc khảo sát thiết kế không chính xác dẫn đến giá dự toán không chính xác, khi thi công thì phát sinh khối lượng dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công vô hình chung làm giảm niềm tin của doanh nghiệp đối với chủ đầu tư, làm giảm uy tín năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một số dựándo công ty thực hiện xảy ra việc do đánh giá sai các thông số đầu vào tại mỏ, dẫn tới thiết kế sai. Việc này dẫn tới phát sinh rất nhiều chi phí khi công trình vận hành ngoài biển
Trước thực trạng trên, các nhà thầu để bảo đảm uy tín, thương hiệu của mình thì trong quá trình làm việc cần phải phân tích rõ vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đồng thời phải sẵn sàng và chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý các sự cố trong quá trình thi công. Một điều cũng cần lưu ý thêm là trước khi quyết định đấu thầu cũng cần phải kỹ thông tin về những đơn vị tư vấn cho dự án đó.
2.5.2.4. Các đối thủ cạnh tranh
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường xây dựng gia tăng mạnh mẽ về quy mô cũng như số lượng các nhà thầu trong nước và các nhà thầu nước ngoài xâm nhập khi tiến hành mở cửa. Ban đầu các nhà thầu nước ngoài đến chủ yêu để nhận thầu các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc dự án viện trợ không hoàn lại, nhưng sau này các nhà thầu nước ngoài vào dự thầu và thắng thầu hàng loạt các gói thầu thuộc nguồn vốn ODA, WB, ADB và thậm chí các dự án vốn trong nước. Cho đến nay các nhà thầu nước ngoài đã thực hiện một khối lượng lớn về tư vấn và xây lắp công trình tại Việt Nam, chiếm thị phần rất lớn trong ngành xây lắp.
Theo như phân tích ở trên, hiện nay có khoảng 4-5 đơn vị trong nước tham gia thị trường xây lắp các công trình dầu khí trong nước. Còn trong khu vực Đông Nam A có khoảng hơn 10 nhà thầu lớn trong lĩnh vực này đến từ các quốc gia trong khu vực.
Trên thị trường xây lắp dầu khí hiện nay sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được nâng lên rất nhiều sau quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà thầu nước ngoài từ khi Việt Nam tiến hành mở cửa và tham gia hội nhập. Việc xác định và nắm rõ thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thắng thầu.Tuy nhiên hiện nay công tác nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh của công ty chưa thật sự được chú trọng.Trong nhiều trường hợp vì chưa nắm rõ năng lực và số lượng đối thủ cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, nhất là trong các gói thầu đấu rộng rãi nên công ty đã đánh mất ưu thế cạnh tranh của mình.
Từ số liệu về các nhà thầu đã nêu ở phần trên và đặc biệt là thị phần của công ty ta có thể thấy rõ vị trí hiện tại của công ty là tương đối tốt đối với thị trường trong nước nhưng lại khá nhỏ đối với thị trường châu lục.Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới.Hiện nay và trong tương lai, trên thị trường ngày càng xuất hiện rất nhiều nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu đến từ nước ngoài với năng lực tài chính mạnh mẽ. Khi tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm sau những lần đấu thầu thì nhận thấy một trong
những nguyên nhân trong nhiều gói thầu công ty bị trượt thầu nguyên nhân một phần cũng là do chưa tìm hiểu kỹ thông tin các năng lực của đối thủ, nhất là trong các gói thầu đấu thầu theo hình thức rộng rãi.
Vì vậy, công ty cần phải tăng cường thu thập, tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nhất là các đối thủ trong lĩnh vực mà công ty còn yếu như các dự án nhà máy công nghiệp. Từ đó xây dựng được các chiến lược cạnh tranh để tuỳ theo thời điểm đưa ra thực thi cho phù hợp.
2.5.2.5. Các nhà cung cấp
Các chi phí trong xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.Trong đó chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất.Vì vậy các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng.
Do đặc thù riêng biệt của sản phẩm xây lắp dầu khí là làm việc trong một thời gian dài, giá trị của sản phẩm là rất lớn nên việc bị ứ đọng vốn trong sản phẩm dở dang là một tất yếu khách quan. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp nguyên liệu trong một thời gian dài với chất lượng, giá cả ổn định là điều rất khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay, giá nguyên vật liệu luôn bị ảnh hưởng mạnh theo thị trường thế giới. Hiện nay công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính như ống thép, thép kết cấu, các thiết bị quan trọng..tuy vậy do các dự án mà công ty thực hiện có giá trị rất lớn lên tới hang tram triệu đola.
Do đó việc chủ động nguồn tiền sẽ gặp khó khăn khi có sự chậm trễ thanh toán từ chủ đầu tư.