Buôn Ma Thuột trận đánh mở màn then chốt của chiến dịch

Một phần của tài liệu Chiến dịch tây nguyên đòn chiến lược mở màn tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 (Trang 33 - 42)

Chương 2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (TỪ NGÀY 4/3 ĐẾN NGÀY 3/4/1975)

2.2. Buôn Ma Thuột trận đánh mở màn then chốt của chiến dịch

* Vị trí, bố trí lực lượng của địch ở Buôn Ma Thuột

Thị xã Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của địch ở Tây Nguyên. Đây là thị xã nằm ở ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 21, phía bắc đi Cheo Reo, Plâycu, phía nam đi Gia Nghĩa, Đồng xoài, phía đông đi Nha Trang, Khánh Hòa. Diện tích thị xã khoảng 25 km2, không tính các căn cứ quan trọng ở ngoại vi, dân số tính đến năm cuối 1974, khoảng 150.000 người, sinh sống trong

35 buôn, 9 khu ấp (trong đó có 5 khu dinh điền). Phía tây bắc thị xã có dãy điểm cao Chư Bua, bình độ khoảng 600m; phía tây nam có điểm cao Chư Blúc, bình độ khoảng 500m. Trên các điểm cao này, địch đều bố trí các đồn bốt kết hợp với hệ thống ấp chiến lược cách thị xã từ 3 đến 12 km để ngăn chặn bộ đội ta tiến công từ ngoài vào.

Ngoài ra, địch còn bố trí ở thị xã các lực lượng mạnh để bảo vệ các căn cứ như Sân bay phía đông bắc, hậu cứ Sư đoàn 23, Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc…

với số lượng mạnh và thiện chiến phòng bị trường hợp thị xã bị tấn công. Ngoài các khu vực phòng ngự chính của quân chính quy, địch còn tổ chức một số điểm chốt độc lập do các lực lượng cảnh sát,dân vệ đảm nhiệm, nằm rải rác ở khắp trong thị xã. Bên cạnh đó, khu ngoại vi thị xã có các cứ điểm Bản Đôn, Buôn Hồ, Chư Phao, Lạc Thiện, Phước An, Chư Cúc, Đức Lập. Địch bố trí tại các cứ điểm này khoảng 2.500 quân và có 16 khẩu pháo 105 mm. Từ các cứ điểm trên, địch có thể cơ động lực lượng hoặc dùng pháo chi viện đắc lực cho thị xã khi bị quân ta tiến công.

Do phán đoán nếu đánh Tây Nguyên, ta sẽ đánh từ ngoài vào và đánh từ bắc xuống nên chúng tập trung giữ chắc Plâycu và Kon Tum là hai điểm địa đầu có thể ngăn chặn quân ta tiến công. Thị xã Buôn Ma Thuột nằm sâu trong tỉnh Đắc Lắc nên chúng để lực lượng phòng giữ ít hơn. Hơn nữa, tuy các khu quân sự của địch có cấu trúc phức tạp nhưng địa hình nội thị và vùng ven tương đối bằng phẳng, rừng cà phê lại bao phủ rộng nên bộ đội ta có điều kiện áp sát thị xã mà vẫn giữ được bí mật.

Như vậy, ở Buôn Ma Thuột, hướng phòng thủ chính là hướng tây bắc, khu phòng thủ then chốt là căn cứ Sư đoàn 23. Trước khi ta nổ súng tiến công quân địch vẫn không hề hay biết, chúng cứ nghĩ rằng ta sẽ tiến đánh Plâycu và Kon Tum.

* Phương án, kế hoạch đánh Buôn Ma Thuột

Do tính chất của trận đánh mở đầu then chốt của Chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chuẩn bị rất kỹ. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến dịch, đặc điểm tình hình ta - địch, điều kiện chiến trường… Đặc biệt là căn cứ vào sự phân tích thủ đoạn phòng ngự và biện pháp tăng cường dự phòng của địch, ta đã đề ra hai phương án tác chiến để đảm bảo đánh chắc thắng.

Phương án 1: Đánh quân địch chưa có phòng ngự dự phòng.

Nhận biết được lực lượng địch ở Buôn Ma Thuột cơ bản gồm các đơn vị chủ lực: 1 trung đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh; các căn cứ: hậu cứ Sư đoàn 23 và các đơn vị trực thuộc, hậu cứ Trung đoàn 45 bộ

binh, hậu cứ Trung đoàn 8 thiết giáp, hậu cứ Trung đoàn 232 pháo binh; Sân bay thị xã; các đơn vị địa phương: 2 đại đội bảo an, 9 trung đội dân vệ, 800 cảnh sát các loại, cá lực lượng bảo an, dân vệ quận lỵ chi khu, ấp chiến lược và Trung đoàn 23 (thiếu) cùng lính bảo vệ ở sân bay Hòa Bình. Tổng cộng quân số địch đồn trú ở thị xã Buôn Ma Thuột và phụ cận có khoảng 8.410 tên.

Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận định, nếu trong quá trình ta tiến công vào Buôn Ma Thuột, địch có thể cơ động thêm 2 đến 3 trung đoàn hoặc liên đoàn quân biệt động. Nhưng trong điều kiện ta phong tỏa được đường bộ, địch phải cơ động bằng đường không, thì sau khi ta nổ súng từ 2 đến 3 ngày, địch mới có thể cơ động 1 trung đoàn và sau 3 đến 5 ngày mới có thể cơ động đến trung đoàn thứ hai đến ứng cứu.

Nếu ngày N (ngày quy định nổ súng của cấp trên) tình hình địch vẫn không có gì thay đổi thì các lực lượng của ta tham gia trận đánh gồm có: 1 sư đoàn tăng cường,1 trung đoàn đặc công, 2 trung đoàn cao xạ, 2 cụm pháo binh, 2 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn xe tăng - xe bọc thép,1 trung đoàn thông tin.

Phương án đánh chiếm thị xã được đưa ra như sau: đánh địch bên ngoài thị xã kết hợp với đánh trực tiếp vào thị xã, lấy đánh trực tiếp vào thị xã làm chủ yếu; kết hợp đột phá với đặc công luồn sâu, bộ binh và xe tăng - xe bọc thép thọc sâu, chia cắt và cô lập địch ra từng khu vực, dùng đột phá kết hợp với thọc sâu làm chủ yếu để tiêu diệt địch. Trong thị xã có các mục tiêu chủ yếu: Sân bay thị xã, trận địa pháo binh - thiết giáp, tiểu khu Đắc Lắc, Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy với các phân đội trực thuộc, khu kho Mai Hắc Đế. Sở chỉ huy Sư đoàn 23 được xác định là mục tiêu chủ yếu, tiểu khu Đắc Lắc và trận địa pháo binh - thiết giáp là mục tiêu quan trọng.

Bên cạnh đó, ngoài thị xã có các khu vực mục tiêu liên quan, trực tiếp bảo vệ thị xã: hậu cứ Trung đoàn 45 thuộc Sư đoàn 23 ở dọc hai bên đường 21 cách thị xã 2 km về phía đông; sân bay Hòa Bình và hậu cứ Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 ở cách thị xã 5 km về phía đông, đông - nam và các điểm cao Chư Duê, Chư E Bua, 596, 49… cùng các ấp chiến lược ở sát xung quanh thị xã.

Căn cứ vào hình thái bố trí phòng ngự, tính chất các mục tiêu của địch và tình hình địa hình, ta xác định ba hướng tiến công : hướng bắc, hướng tây - nam và hướng nam, lấy hướng bắc làm hướng chủ yếu.

Về đội hình chiến đấu, ta tổ chức thành bốn mũi tiến công và một đội dự bị mạnh. Khi thông qua, Bộ Chỉ huy tiền phương, Bộ Tổng Tư lệnh có bổ sung thêm một mũi thọc sâu nữa là năm mũi. Các mũi tiến công đều tổ chức lực

lượng tập kích bằng binh chủng hợp thành cỡ tiểu đoàn, trung đoàn, trang bị tương đối mạnh. Trong năm mũi tiến công thì bốn mũi có xe tăng - xe bọc thép (đông - bắc, tây, tây - bắc và tây - nam). Còn mũi vào hướng đông - nam do phải cơ động xa, qua nhiều địa hình phức tạp, nên không tổ chức xe tăng cùng đi được. Để thực hiện cách đánh và giữ bí mật, các mũi đột kích không bố trí sẵn ở vị trí xuất phát tiến công mà tập kết ở một địa điểm cách mục tiêu tiến công từ 15 - 20 - 25 km. Trong khi đó, ta tổ chức các đơn vị đặc công, bộ binh luồn sâu, ém sẵn, đánh chiếm một số mục tiêu xung yếu, tạo thời cơ, đồng thời tổ chức một số trận địa pháo, dùng hỏa lực tập kích gây thiệt hại cho địch và tổ chức các đơn vị công binh, bí mật làm đường cơ động tới gần các khu vực mục tiêu tiến công địch.

Ta tổ chức phân chia nhiệm vụ và hành động hiệp đồng cho các đơn vị như sau:

Các đơn vị đặc công, có bộ binh theo sau, luồn áp sát mục tiêu, và được ưu tiên nổ súng trước, bất ngờ đánh chiếm các vị trí quan trọng đã được định sẵn.

Một số đơn vị bộ binh do các hướng phái ra, bí mật chiếm lĩnh trận địa, sau khi đặc công nổ súng thì tập kích đánh chiếm Chư E Bua, Chư Duê, điểm cao 491, 596 để làm bàn đạp hình thành thế trận bao vây, tiến công địch.

Khi các đơn vị đặc công, bộ binh đánh chiếm các mục tiêu theo nhiệm vụ được phân công thì các đơn vị pháo binh dùng hỏa lực tập kích vào sở chỉ huy Sư đoàn 23, khu Trung tâm thông tin, tiểu khu Đắc Lắc gây cho địch thiệt hại, rối loạn chỉ huy và phải đối phó lúng túng.

Phương án 2: Đánh quân địch đã có lực lượng tăng cường phòng ngự dự phòng.

Đây là trường hợp địch đã phát hiện hành động chuẩn bị tiến công của ta hoặc phán đoán ta sẽ tiến công thị xã Buôn Ma Thuột nên đưa lực lượng đến tăng cường phòng ngự dự phòng. Ngoài số lực lượng địch đã có sẵn như phương án 1, chúng có thể tăng cường thêm 1 - 2 trung đoàn, 1 thiết đoàn, 1 - 2 tiểu đoàn pháo binh, đưa tổng số quân chủ lực ở Buôn Ma Thuột lên 2 - 3 trung đoàn, 2 thiết đoàn thiếu, 3 - 4 tiểu đoàn pháo binh. Về bố trí lực lượng, chúng có thể dùng từng trung đoàn (thiếu) hoặc trung đoàn bố trí trên một hướng, lấy đơn vị là tiểu đoàn kết hợp với xe tăng - xe bọc thép để tổ chức phòng ngự. Về hình thức phòng ngự dự phòng, chúng có thể có bộ phận ở trong chốt cố định, bộ phận lưu động và có thể có lực lượng bộ binh - xe bọc thép dự bị sẵn sàng cơ động đối phó với ta. Hướng địch chú ý phòng ngự dự phòng là hướng tây, tây - bắc và bắc.

Căn cứ vào dự kiến trên, ta sẽ sử dụng 2 đến 3 sư đoàn và toàn bộ đội binh chủng kỹ thuật của chiến dịch. Ta phải thực hiện “đánh chắc, tiến chắc và đột phá liên tục”. Trước hết, một bộ phận lực lượng bất ngờ đánh chiếm một số mục tiêu làm bàn đạp và cửa mở, đưa lực lượng vào triển khai hình thành thế trận bao vây, kéo quân địch ra phản kích để tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của chúng và tạo thời cơ đánh chiếm thị xã. Tiếp đó, lực lượng đột kích binh chủng hợp thành thực hành tiến công vào thị xã trên ba hướng: đông - bắc, tây - bắc và nam, lấy hướng nam làm chủ yếu và hướng vào ba mục tiêu quan trọng nhất là: Sở chỉ huy Sư đoàn 23, khu xe tăng - xe bọc thép, trận địa pháo và tiểu khu Đắc Lắc, trong đó, Sở chỉ huy Sư đoàn 23 vẫn là mục tiêu chủ yếu. Trong quá trình tiến công, bộ phận lực lượng dự bị của chiến dịch phải sẵn sàng đánh quân địch đến tăng viện, chủ yếu là cơ động bằng máy bay lên thẳng hạ cánh xuống cách khu vực thị xã 1 đến 3 km về phía đông, đông - bắc và đông - nam. Các hướng tiến công cũng phải sẵn sàng có lực lượng phối hợp với bộ phận dự bị của chiến dịch đánh quân tăng viện đổ quân xuống phạm vi hướng mình phụ trách.

Hai phương án có hai cách sử dụng lực lượng và vận dụng cách đánh khác nhau, mỗi phương án đều có những khó khăn riêng, đặc biệt phương án thứ 2 có sự chuẩn bị, tác chiến phức tạp hơn phương án 1. Chính vì thế, trong công tác chuẩn bị ta cần chuẩn bị 2 phương án thật tốt để có thể ứng phó với sự thay đổi phương án tác chiến. Tuy nhiên, đến ngày quy định địch vẫn chưa có sự tăng cường cho Buôn Ma Thuột cũng như phát hiện ta đánh thị xã này. Vì thế, Bộ Tư lệnh mặt trận đã chọn phương án thứ nhất để tiến đánh thị xã Buôn Ma Thuột.

* Diễn biến trận đánh Buôn Ma Thuột.

Đúng như dự kiến, địch không có phát hiện về cuộc tấn công của quân ta, chính vì thế quân ta đã lựa chọn phương án tác chiến thứ nhất đánh địch. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, các đại đội đặc công 1, 3, 18 thuộc Trung đoàn đặc công 198 nổ súng tiến công Sân bay thị xã, mở màn trận Buôn Ma Thuột, Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 198 đặc công) tiến công Sân bay Hòa Bình và hậu cứ Trung đoàn 53 đặt ở phía đông - nam sân bay, quân ta thành công chiếm lĩnh vị trí. Bị tấn công bất ngờ và các cứ điểm của địch rơi vào tay quân ta, chúng tổ chức phản công quyết liệt; ở Sân bay thị xã, lực lượng bảo vệ dồn về góc phía đông bắc, bám công sự tiếp tục chống cự.

Còn ở phía bắc, Đại đội 2 đặc công đánh chiếm khu kho Mai Hắc Đế, làm chủ đoạn đường 429, bảo đảm hành lang cho mũi thọc sâu vào thị xã. Phối hợp với bộ đội đặc công, hỏa lực pháo binh của ta dội xuống các vị trí đã được xác

định trước làm chúng tê liệt. Đến gần sáng, cửa ngõ phía đông bắc và tây bắc vào Buôn Ma Thuột đã được mở.

Khi quân ta đang tiến công quyết liệt địch nhận được tin thị xã Buôn Ma Thuột bị tấn công, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 - Quân đoàn 2 Sài Gòn lập tức mở cuộc họp khẩn cấp. Trong cuộc họp này, cả Phạm Văn Phú và Vũ Thế Quang đều cho rằng, “Quân giải phóng chỉ dùng pháo binh và đặc công đánh phá thị xã như những lần trước và sẽ sớm rút lui”. Vì vậy, Phạm Văn Phú lệnh cho các đơn vị đồn trú phải sử dụng lực lượng tại chỗ cầm cự, cố giữ cho được các mục tiêu, đồng thời sử dụng lực lượng pháo binh ở vòng ngoài chế áp các trận địa pháo của ta. Tuy nhiên, vào lúc đó, các trận địa pháo của địch đã bị lực lượng luồn sâu và pháo binh ta khống chế chặt nên hầu hết bị tê liệt.

Đồng thời với cuộc tiến công, đặc công và pháo, các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo cơ giới, pháo cao xạ nhanh chóng cơ động chiếm lĩnh bàn đạp, mạnh mẽ đột kích vào các mục tiêu được phân công nằm trong thị xã. Trung đoàn 95B, được tăng cường một tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội xe tăng, triển khai đội hình tiến công trên hướng đông bắc thị xã. Địch cho bộ binh, xe tăng ra phản kích, đồng thời sử dụng máy bay ném bom ngăn chặn đội hình tiến công của ta.

Mặc dù bị bắn phá và phản kích rất quyết liệt, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 5 vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững bàn đạp, tạo điều kiện cho trung đoàn phát triển tiến công. Trước sức tiến công mãnh liệt của bộ binh và xe tăng ta buộc địch phải bỏ Ngã Sáu, rút sâu vào cố thủ trong thị xã. Tiếp sau đó, trung đoàn tiếp tục phát triển tiến công, đánh chiếm tiểu khu Đắc Lắc, địch chống trả quyết liệt. Phải bằng nhiều đợt tiến công, trung đoàn mới tiêu diệt được các ổ đề kháng của địch. Đến 17 giờ 30 phút cùng ngày, trung đoàn hoàn toàn làm chủ tiểu khu Đắc Lắc. Tiếp đó, bộ đội ta đánh chiếm khu hành chính; xe tăng cùng một số đơn vị bộ binh chi viện cho bộ đội đặc công tiêu diệt đại đội biệt kích địch còn lại ở Sân bay thị xã.

Trên hướng tây nam thị xã, mặc dù gặp trở ngại trong quá trình cơ động lực lượng (các đơn vị xe tăng, pháo binh phối thuộc đi lạc đường), nhưng Trung đoàn 148 - Sư đoàn 316 vẫn nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn vào chiếm lĩnh trận địa dúng thời gian quy định. Đúng 5 giờ 30 phút ngày 10/3, hai mũi tiến công của quân ta nổ súng đánh chiếm khu pháo binh và khu thiết giáp. Tuy nhiên, hỏa lực chi viện chưa đủ mạnh đã phần nào khiến cho nhịp độ tiến công bị hạn chế. Khi trời sáng, địch dùng hỏa lực đánh mạnh vào đội hình tiến công của ta, gây thương vong cho lực lượng mở cửa. Sau khi điều chỉnh lại đội hình chiến đấu, được hỏa lực pháo binh chiến dịch và pháo binh sư đoàn yểm trợ,

Trung đoàn 148 mở tiếp các đợt tiến công. Đến 10 giờ 40 phút, Tiểu đoàn 4 hoàn thành mở cửa trên hướng tiến công chính. Được tăng cường thêm lực lượng, Tiểu đoàn 4 mở đợt tiến công quyết định vào thị xã, lần lượt đánh chiếm các vị trí đã được đề ra. Sau khi đánh chiếm xong các mục tiêu được giao, theo đường Phan Bộ Châu, trung đoàn tiến sâu vào trong thị xã kết hợp cùng Trung đoàn 95B giữ vững các mục tiêu vừa chiếm.

Ở phía tây thị xã, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24 - Sư đoàn 10) cùng xe tăng làm nhiệm vụ thọc sâu chiến dịch đã theo đường số 429 triển khai đội hình tiến công Sở chỉ huy Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn. Trên đường tiến quân, do địa hình bất lợi đội hình bị mắc kẹt. Sau đó, máy bay địch nhào tới ném bom nên quân ta gặp phải thương vong. Không dừng lại, tiểu đoàn đánh chiếm khu quân y và khu truyền tin. Địch tung quân phản kích liên tục, lực lượng thọc sâu kiên cường đánh trả địch giữ vững khu vực đã chiếm.

Ở hướng tây bắc, cuộc chiến đấu của lực lượng đặc công và bộ binh ta vào khu kho Mai Hắc Đế và điểm cao Chư Duê gặp khó khăn. Nhưng đến 5 giờ sáng ngày 10/3, bằng tính thần quyết chiến, quyết thắng quân ta đã tiêu diệt địch chiếm lĩnh được vị trí. Đến 6 giờ sáng, địch tung một lực lượng mạnh ra phản kích phòng chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế. Các đơn vị quân ta ở đây tổ chức chặn đánh quyết liệt, giữ vững khu kho đã chiếm.

Trên hướng nam thị xã, bị Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 198 tiến công bất ngờ vào sân bay Hòa Bình, nhưng lực lượng quân đội Sài Gòn tại đây vẫn còn khá đông, chúng dựa vào sự kiên cố chống trả quyết liệt. Đến sáng ngày 10 Tiểu đoàn 5 đánh chiếm được một số mục tiêu quan trọng, địch phản kích quyết liệt. Tiểu đoàn 5 chuyển sang chốt giữ mục tiêu đã chiếm tạo bàn đạp cho bộ binh tập kết lực lượng, triển khai tiến công.

Trong khi Tiểu đoàn 5 đặc công đánh địch trong sân bay, Trung đoàn 149 (Sư đoàn 316) tiến công điểm cao 491 và Chư Lom. Địch dùng hỏa lực không quân và pháo binh đánh phá trả ác liệt các khu vực quân ta tấn công nhằm chặn bước tiến của quân ta. Mặc dù lực lượng bị tổn thất nhưng các đơn vị của trung đoàn vẫn kiên quyết giữ vững nhịp độ tiến công. Đến 17 giờ, Tiểu đoàn 7 chiếm thêm khu cư xá sĩ quan. Được pháo binh sư đoàn chi viện, các lực lượng của sư đoàn anh dũng chiến đấu đánh vào thị xã, sau đó phối hợp cùng đơn vị bạn triển khai bảo vệ các mục tiêu đã chiếm. Mặc dù bị tấn công bất ngờ quân địch chỉ bị hoảng sợ, bị động lúc đầu, sau đó chúng tổ chức lực lượng nhằm chiếm lại các vị trí đã mất và hi

Một phần của tài liệu Chiến dịch tây nguyên đòn chiến lược mở màn tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)