Chương 2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (TỪ NGÀY 4/3 ĐẾN NGÀY 3/4/1975)
2.3. Truy kích, tiêu diệt địch và giải phóng Tây Nguyên
* Đập tan cuộc phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột của địch
Tại thị xã Buôn Ma Thuột, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Phạm Văn Phú phải cố thủ các cứ điểm còn lại, đồng thời tập trung các lực lượng còn lại của Sư đoàn 23 (gồm hai Trung đoàn 44; 45) cơ động xuống Buôn Ma Thuột, kết hợp với lực lượng còn lại của Trung đoàn 53, Lữ đoàn 21 biệt động quân, tổ chức phản kích. Sư đoàn không quân số 6 ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cũng được lệnh huy động tối đa máy bay chi viện hỏa lực cho các lực lượng phản kích chiếm lại thị xã.
Về phía ta, sau trận Buôn Ma Thuột thắng lớn, ngày 12/3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điện thông báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên biết các chiến trường khác đang tích cực tiến công phối hợp, yêu cầu Bộ tư lệnh chiến dịch đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị phải nhanh chóng củng cố lực lượng và trận thế, sẵn sàng tiêu diệt quân địch phản kích, kiên quyết giữ vững thị xã Buôn Ma Thuột.
Trong kế hoạch tác chiến đề ra ban đầu, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lượng định về thành phần của lực lượng phản kích (chủ yếu là Sư đoàn 23 địch), cả về thời gian, hướng khu vực triển khai cũng như phương pháp cơ động dự bị lực lượng của địch khi chúng tổ chức và thực hành phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột. Về thời gian, dự kiến 2 đến 3 ngày bị tiến công, đánh chiếm Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 23 có thể cơ động về giải cứu; chúng có thể dựa vào đường 21 để triển khai lực lượng ở khu vực hậu cứ 45 hoặc cũng có thể dựa vào trục đường số 14 để triển khai khu vực Buôn Hồ, Đạt Lý. Về phương pháp cơ động, ta dự kiến khi đường bộ bị cắt, sân bay bị chiếm, địch chỉ còn cách duy nhất là sử dụng máy bay lên thẳng. Với khả năng hiện có, địch chỉ có thể lần lượt vận chuyển từng trung đoàn mỗi ngày.
Từ những phán đoán trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đánh chiếm các căn cứ 45, Buôn Hồ, Đạt Lý, Chư Bao nhằm xóa bỏ khu vực đổ quân và triển khai của lực lượng phản kích. Bộ Tư lệnh giao cho Sư đoàn 10 nhiệm vụ đánh địch đột phản kích, giao cho Sư đoàn 320A sẵn sàng vào trận khi được lệnh. Như vậy, tại Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận, thế trận chuẩn bị đánh địch phản kích đã hình thành.
Đêm ngày 12/3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 nhận định: “căn cứ 45 đã bị ta chiếm, một phần căn cứ 53 bị ta khống chế. Vì thế, nếu muốn chiếm lĩnh khu vực này, địch sẽ buộc phải đổ quân xuống khu vực chưa được chuẩn bị. Nếu ta chủ
động tổ chức đánh ngay, chắc chắn địch sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, tan vỡ nhanh. Bộ Tư lệnh quyết định đánh Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 45 quân đội Sài Gòn vừa mới đổ bộ trưa ngày 12/3 xuống cao điểm 581; tiếp đó, tiến đánh Tiểu đoàn 1- Trung đoàn 45 cũng đổ bộ xuống đường 21” [13;258].
Để đảm bảo cho Trung đoàn 24 bộ binh đánh chắc thắng, Bộ Tư lệnh chiến dịch và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 đã tăng cường 2 Đại đội xe tăng, xe bọc thép, 1 Đại đội pháo 122 mm, 1 Đại đội cối 120 mm, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 đại đội công binh.
Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 66 chốt chặn cầu A1, đón lõng và sẵn sàng đánh chặn địch tháo chạy.
7 giờ sáng ngày 14/3, được pháo binh chi viện, quân ta gồm bộ binh và xe tăng chia thành hai mũi bắt đầu đột phá lên điểm cao 581. Sau một thời gian chiến đấu, quân ta tiêu diệt và xóa sổ Tiểu đoàn 2, nhiều binh lính hoảng loạn, xin hàng hoặc tháo chạy. Thừa thắng, quân ta tiến đánh tiểu đoàn 1 ở đường 21 địch bỏ chạy tán loạn, ta vừa truy kích vừa gọi địch ra hàng. Đến 12 giờ ngày 14/3, Trung đoàn 24 và lực lượng phối hợp đã tiêu diệt và làm tan rã Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 45 địch.
Trong lúc đó, ở phía đông nam sân bay Hòa Bình, Sư đoàn 316 tiến công căn cứ Trung đoàn 53 cách trung tâm thị xã 10 km. Đây là căn cứ có hệ thống công sự trận địa phòng ngự vững chắc. Lực lượng địch trong căn cứ đông do tà binh ở các nơi đổ về.
Đúng 5 giờ 35 phút ngày 14/3, Trung đoàn 149, được tăng cường 1 đại đội xe tăng mở các đợt xung phong đánh vào căn cứ Trung đoàn 53. Địch huy động phi pháo đánh chặn quyết liệt rồi dùng bộ binh liên tiếp phản kích. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch giằng co đến chiều, các mũi tiến công của quân ta gặp khó khăn, không phát triển được, phải tạm dừng để củng cố đội hình. Sau khi được bổ sung quân số và đạn dược vào 17 giờ Trung đoàn 149 tiến hành tổ chức tiến công lần hai. Chiến sự diễn ra quyết liệt. Trời tối, lực lượng bị hao tổn, Trung đoàn 149 phải tạm dừng để củng cố đội hình và chuẩn bị cho các đợt tiến công tiếp theo.
6 giờ ngày 16/3, Trong trận tiến công quyết định vào căn cứ Trung đoàn 53 bằng đòn pháo binh của Trung đoàn pháo 40, nhiều mục tiêu quan trọng của địch bị phá hủy. Ở hướng tây bắc, Trung đoàn 66 phối hợp với một đại đội xe tăng áp sát căn cứ. Trên hướng tây nam, Trung đoàn 149 trong tư thế xuất phát tiến công. Địch huy động máy bay, pháo binh đánh phá, ngăn chặn quyết liệt vào đội hình chiến đấu của ta; bộ binh và xe tăng phản kích mạnh mẽ trên những
hướng bị tiến công. Sau nhiều đợt đánh phá liên tục, Trung đoàn 66 đã mở cửa cho mũi tiến công thứ nhất vào lúc 20 giờ. Sau hai giờ, Trung đoàn 66 cùng Trung đoàn 149 mở thông cửa mở thứ hai. Trận đánh kéo dài suốt đêm. Sáng ngày 17/3, ta mở đợt xung phong đồng loạt đánh vào các mục tiêu ở trung tâm căn cứ diệt nhiều tên địch hoặc ra hàng hoặc tháo chạy về phía đông. Đến 8 giờ cùng ngày, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Trung đoàn 53. Thừa thắng, các đơn vị phát triển tiến công đánh chiếm một số vị trí ở khu vực sân bay Hòa Bình, ở các căn cứ thiết giáp, pháo binh.
Kết thức trận đánh căn cứ Trung đoàn 53 bị tiêu diệt, bàn đạp triển khai lực lượng phản kích bị mất, làm thất bại hy vọng tái chiếm lại Buôn Ma Thuột của Sư đoàn 23 của quân đội Sài Gòn. Ngày 15 và 16/3, địch đổ tiếp Trung đoàn 44 và Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 23 xuống Phước An. Đến đây địch đã tung toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 23 hòng tổ chức phản kích tái chiếm lại Buôn Ma Thuột. Nhưng ngay từ đầu đã nằm trong dự kiến và tầm kiểm soát của ta nên chúng bị hỏa lực pháo binh của ta chế áp mãnh liệt, nhiều tên bị tiêu diệt.
Ngày 18/3, Trung đoàn 66 phối hợp với Trung đoàn 25 tiến công Chư Cúc, là nơi đặt Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 23, là nơi tập hợp của tàn quân Trung đoàn 45 và một số đơn vị bảo an của địch. Mặc dù khá đông nhưng quân địch đang trong tình trạng hoang mang, dao động nên lực lượng của chúng nhanh chóng bị quân ta đánh tan.
Để phát huy thắng lợi, Trung đoàn 149 đánh quét rộng ra ngoại vi Chi Lăng, Trung Hòa, Kim Châu Phát; Trung đoàn 174 diệt các đồn bảo an dân vệ dọc đường 14 từ Buôn Ma Thuột đi 771 và đường 21B từ Buôn Ma Thuột đi Lạc Thiện… Nhân dân Phước An kịp thời phá 35 ấp chiến lược và 11 dinh điền, xóa bỏ ngụy quyền, thành lập chính quyền nhân dân.
* Cuộc truy kích quân địch rút chạy, giải phóng Tây Nguyên
Buôn Ma Thuột bị đánh chiếm, đường 19 và 21 bị cắt. Plâycu và Kon Tum bị bao vây. Sư đoàn 23 của quân đội Sài Gòn đi tái chiếm bị ta tấn công.
Trước tình hình đó, ngày 13/3/1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp khẩn cấp Hội đồng an ninh quốc gia, quyết định rút bỏ một số vùng không quan trọng, hoặc không thể giữ được để đưa quân về giữ những vùng có tính chất sống còn.
Ở Quân khu 1, địch dự kiến rút khỏi Quảng Trị, đưa Sư đoàn dù về bảo vệ Sài Gòn. Ở Quân khu 2, chúng bỏ Tây Nguyên về giữ duyên hải miền Trung, chủ yếu là Nha Trang, Cam Ranh. Ngày 14/3, Nguyễn Văn Thiệu ra Cam Ranh tiến hành triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Phạm Văn Phú. Nhận thấy, không còn khả
năng để tái chiếm Buôn Ma Thuột và trong khi đang bị đối phương uy hiếp dữ dội ở Plâycu, Kon Tum và các đường chiến lược lên Tây Nguyên bị cắt, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên và Kon Tum về để giữ đồng bằng. Để tạo được yếu tố bất ngờ và đảm bảo cho cuộc rút lui được an toàn thì toàn bộ lực lượng sẽ rút lui theo đường số 7, vì chúng cho rằng đây là đường xấu và đã lâu không sử dụng .
Trở về Plâycu, đêm ngày 14/3, Phạm Văn Phú đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để truyền đạt lại ý kiến của Thiệu đồng thời giao cho Trần Văn Cẩm phụ trách và đảm bảo phải giữ được bí mật. Ngày 15/3, địch đã sử dụng Liên đoàn biệt động 6 và 23 cùng Lữ đoàn kỵ binh số 2 làm nhiệm vụ bảo vệ đường, liên đoàn công binh đi trước để chữa đường, bắc cầu. Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/3, Bộ Chỉ huy tiền phương Quân đoàn 2 cùng Phạm Văn Phú và Chuẩn tướng Lê Trung Tường - Tư lệnh Sư đoàn 23 về Nha Trang bằng máy bay.
Về phía ta, cùng với việc chỉ đạo lực lượng ở hướng bắc đánh tan đợt phản kích để chiếm lại Muôn Ma Thuột, các cấp chỉ huy chiến dịch, chiến lược cũng tập trung chỉ đạo lực lượng ở hướng bắc gồm Sư đoàn 320A, Sư đoàn 968, Sư đoàn 3 vừa chuẩn bị tấn công các mục tiêu được phân công, vừa theo dõi chặt chẽ mọi động thái của địch. Trước những diễn biến hết sức thuận lợi và mau lẹ sau trận chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 13/3, Quân ủy Trung ương điện cho Bộ Tư lệnh trong đó dự kiến: “Nếu địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ khác bị mất, đường số 19 bị cắt thì lực lượng còn lại ở Tây Nguyên sẽ co cụm lại ở Plâycu và cũng có thể chúng buộc phải rút lui chiến lược bỏ Tây Nguyên” [13;265]. Quân ủy Trung ương chỉ thị: “Cần hình thành ngay việc bao vây Plâycu, triệt cả đường bộ lẫn đường không của địch, chuẩn bị tốt cho việc tiêu diệt địch trong cả hai tình huống”
[13;265]. Như vậy, ta đã đi trước một bước trong dự kiến địch sẽ rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo điều kiện để cho ta chủ động và kịp thời đánh quân địch rút chạy. Cùng với việc tăng cường trinh sát địch trên các hướng, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh triển khai kế hoạch truy kích địch rút chạy.
Trước đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã có phương án giao cho Sư đoàn 320A nhiệm vụ giải phóng Cheo Reo, Phú Bổn. Vì vậy, ngay sau khi triển khai thế trận Sư đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng đường cơ động để có thể tiếp cận Cheo Reo bất cứ lúc nào. Để đảm bảo giữ vững khu vực bàn đạp cho sư đoàn triển khai nhiệm vụ, sư đoàn đã ép sẵn Tiểu đoàn 9 - Sư đoàn 64 ở phía tây cách Cheo Reo 7 km.
Do tập trung giải phóng Cheo Reo, nên trên đường số 7 Sư đoàn chưa có điều kiện để nắm chắc đoạn phía đông của Cheo Reo qua Phú Túc đến Củng Sơn. Với đội hình chiến đấu đang phân tán nên trong thời gian ngắn ta khó có thể tập trung lực lượng vào nhiệm vụ truy kích trên quãng đường hơn 50 km từ Cẩm Ga đến Cheo Reo.
Ngày 16/3/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã điện cho Bộ Tư lệnh chiến dịch: “Địch rút chạy trên đường số 7, tổ chức truy kích ngay”. Địch vỡ quá nhanh, thời cơ lớn xuất hiện, phải kiên quyết chớp thời cơ tiêu diệt sinh lực địch.
Với tinh thần khẩn trương nhất, kiên quyết nhất, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Sư đoàn 320A được tăng cường Trung đoàn 95B, 1 tiểu đoàn xe tăng và một bộ phận pháo binh của Trung đoàn 675 truy kích tiêu diệt địch rút chạy trên đường số 7 từ Cheo Reo đến Củng Sơn.
Sau khi nhận lệnh tổ chứ truy kích địch trên đường số 7, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 được tổ chức lực lượng truy kích.
Để đuổi kịp quân địch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh huy động toàn bộ các loại xe, kể cả xe con, xe kéo pháo của sư đoàn và Trung đoàn 64 đang đánh địch ở Phước An, nhanh chóng cơ động lực lượng này tới nam Cheo Reo. Trong ngày 17/3, toàn trung đoàn phải thiết lập xong tuyến chốt chặn địch trên đường số 7, khóa chặt quân địch ở thung lũng Cheo Reo. Lúc này, yếu tố bí mật không còn quan trọng bằng bảo đảm thời gian, toàn tiểu đoàn lao đi với quyết tâm “Đi nhanh nhất, đến đủ nhất, đến nơi chiến đấu được ngay, quyết không để quân địch chạy thoát”.
Trong khi Tiểu đoàn 9 chặn địch trên đương số 7, thì địch đã lập tuyến trung chuyển ở Cheo Reo để điều hành quân địch rút chạy về Tuy Hòa. Ngày 17/3, pháo binh ta bắn phá thị xã Cheo Reo làm cho quân địch càng thêm hỗn loạn. Quân ta sử dụng một lực lượng mạnh vừa đủ, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu còn lại trong thị xã. Trung đoàn 64 vừa chốt chặn đánh địch trên đường 7, vừa chuẩn bị sẵn lực lượng đón đánh quân địch từ trong thị xã chạy ra các khu vực xung quanh.
Ngày 19/3, quân ta tiếp tục truy quét,và làm chủ hoàn toàn thị xã Cheo Reo.
Trong khi Sư đoàn 320A truy kích, tiêu dệt địch trên đường số 7 thì ở bắc Tây Nguyên, ngày 18/3, Trung đoàn 29 - Sư đoàn 968 cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng thị xã Kon Tum. Trung đoàn 95A từ đông đường số 19 gấp rút hành quân lên cùng lực lượng vũ trang, tỉnh Gia Lai giải phóng Plâycu.
Ngày 19/3, Trung đoàn 19 thuộc Sư đoàn 968 giải phóng Thanh Bình.
Ngày 20/3, Bộ Chính trị điện cho các chiến trường: “địch đã bắt đầu thời kỳ suy sụp và bắt đầu thực hiện việc co cụm chiến lược của chúng. Dự kiến địch có thể co cụm ba nơi là Đà Nẵng, Cam Ranh và xung quanh Sài Gòn. Nhưng địch đang hoang mang dao động mạnh, nên phải tận dụng thời cơ rất thuận lợi này, vận dụng sức mạnh tổng hợp của ta, kiên quyết mạnh bạo, liên tục tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược nhằm chia cắt, bao vây tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho chúng rút lui về để co cụm” [13;271].
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên chỉ thị các đơn vị tập trung lực lượng đẩy mạnh tốc độ tiến công.
Đến ngày 24/3, khi phát hiện địch có dấu hiệu tháo chạy, Trung đoàn 64 tiến hành truy kích quân địch rút chạy với lực lượng của bản thân trung đoàn, không có sự chi viện của pháo binh cấp trên.
Ở hướng chủ yếu, được xe bọc thép K63 mở đường, Tiểu đoàn 8 đánh thẳng vào trung tâm quận lỵ, nơi mà bộ binh địch đang chuẩn bị hành quân và bi quân ta tấn công từ ba hướng buộc chúng phải ra hàng hoặc bị đánh tan rã.
Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã tiến hành họp và nhận định: “Thời cơ chiến lược đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ, cứu nước chẳng bao giờ thuận lợi như lúc này; do đó cần nắm vững thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ làm cho địch không dự kiến kịp và không kịp trở tay. Bộ Chính trị quyết định: quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền nam trước mùa mưa (tháng 5/1975)” [12;274].
Trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 26/3/1975, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên). Do thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh quân đoàn và Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy. Đây là một bước phát triển mới tạo điều kiện và tăng thêm sức mạnh để khối chủ lực Tây Nguyên vươn lên đắp ứng yêu cầu đánh to thắng lớn với tốc độ “một ngày bằng 20 năm” của diễn biến chiến trường.
Để mở rộng liên hoàn địa bàn chiến lược Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, ngày 21/3/1975, khi Chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã giao nhiệm vụ bổ sung cho các đơn vị chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên “tiếp tục phát triển chiến đấu trên ba trục đường 19, 7, 21; giải phóng Phú Yên, Khánh Hòa, phối hợp với Sư đoàn 3 - Quân khu 5 giải phóng Bình Định. Mục tiêu chủ yếu là diệt Lữ dù 3, Trung