Chương 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
3.2. Ý nghĩa của chiến dịch
Chiến thắng của quân và dân ta ở Tây Nguyên đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đưa đến việc thống nhất đất nước sau hơn hai mươi năm chia cắt. Bên cạnh đó, chiến thắng Tây Nguyên tạo nên bước ngoặt lớn về tương quan lực lượng của ta và địch.
Thắng lợi ở Tây Nguyên quân và dân ta đã tiêu diệt một quân đoàn chiến lược của quân đội Sài Gòn một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy yếu và tan rã của ngụy quân. Ta tiêu diệt sinh lực địch một cách nhanh chóng trong vòng một tháng đã gây ra những tác động tâm lý đối với kẻ thù. Từ đây, quân đội Sài Gòn chỉ còn lại sự phản kháng yếu ớt, không còn ngoan cố chống lại như giai đoạn trước.
Chiến dịch kết thúc ta đã tiêu diệt địch ngay trong trận địa kiên cố, trên tuyến phòng ngự cơ bản và ở ngay trong sào huyệt của địch. Điều này đã làm rung chuyển trận địa phòng ngự chung và thế phòng ngự chung của ngụy quân ngụy quyền đề ra ngay sau khi Hiệp định Pari được kí kết. Việc một sở chỉ huy cấp quân đoàn buộc phải tháo chạy, một căn cứ quân sự liên hợp cấp quân đoàn mạnh mẽ buộc phải rời đi càng tăng thêm sự sụp đổ và rã rời của quân địch.
Việc Quân đoàn 2 của quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt một bộ phận, còn một phần bỏ chạy về duyên hải Nam trung Bộ không quan tâm đến Tây Nguyên.
Điều này đã tạo điều kiện cho quân ta giải phóng 1 vùng đất đai rộng lớn, uy hiếp đến chiến trường Huế - Đã Nẵng, chiến trường miền Đông Nam Bộ.
Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã tạo cho quân ta sức mạnh toàn diện mới, rất lớn. Cũng chính sau chiến dịch này đã giúp cho Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương có những kinh nghiệm quý báu và tiền đề vô cùng thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh cuộc tiến công phát triển mạnh mẽ. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi giúp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thấy rõ được khả năng giải phóng được hoàn toàn miền Nam đi đến thống nhất đất nước. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương đã điều chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam từ hai năm 1975 - 1976 xuống trước mùa mưa năm 1975.
Chiến thắng Tây Nguyên giúp quân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về chiến dịch và chiến đấu. Quân ta có thêm kinh nghiệm về đánh lớn, đánh tiêu diệt lớn, tác chiến tập trung, sử dụng các binh đoàn lớn hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng với nhau. Ngoài ra, còn phương án tác chiến nữa đó là đánh chiếm thành phố, đây là nhiệm vụ cuối cùng của chiến tranh, là yêu cầu cần thiết. Qua những trận đánh vào đầu năm 1975, với những trận đánh Phước Long đến Buôn Ma Thuột chúng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm đánh thành phố. Tốc độ tiến quân ngày càng cao, hành quân cơ động bằng cơ giới, tận dụng thời cơ chiến đấu một cách toàn diện, hành động chiến đấu đúng thời cơ, cũng là kinh nghiệm rất quan trọng và rất quý. Chiến thắng Tây Nguyên đã tạo ra một bước ngoặt, một cục diện mới trong chiến tranh.
Chiến thắng Tây Nguyên quân đội Sài Gòn bị khủng hoảng trầm trọng về chiến lược và tinh thần, việc Buôn Ma Thuột bị đánh là điểm tử huyệt của địch, chúng vội vàng đưa quân ứng cứu và bị đánh tan. Việc không chiếm lại được Buôn Ma Thuột, một cứ điểm quan trọng ở Tây Nguyên, đồng thời quân đồn trú ở Plâycu đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt nên chúng buộc phải rút về để giữ đồng bằng. Cuộc rút chạy đã thể hiện bộ mặt rệu rã của quân đội Sài Gòn, chính thất bại này đã làm cho sức chiến đấu của quân ngụy giảm triệt để.
Tây Nguyên thất thủ khiến cho quân Khu 2 mất, nơi đây có vị trí chiến lược, mất Tây Nguyên địch buộc phải rút chạy về đồng bằng thực hiện co cụm chiến lược, hòng đẩy lùi cuộc tiến công của quân ta và chờ đến mùa mưa sau đó thực hiện phản công chiếm lại. Tuy nhiên, quân ta không để chúng thực hiện được chiến lược đó với tính thần, quyết tâm cao quân ta tiếp tục tấn công giải phóng các tỉnh đồng bằng rồi sau đó tiến tới Sài Gòn làm phá sản chiến lược co cụm phòng ngự của chúng.
Chiến dịch Tây Nguyên dành được thắng lợi ngoài sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta, sự sai lầm của kẻ thù và nhiều nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, đóng góp thắng lợi này không thể không nhắc đến sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương. Chiến thắng này là thắng lợi của nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam.
Chiến dịch Tây Nguyên là sự kết hợp giữa trí tuệ Việt Nam, nghệ thuật quân sự toàn dân cũng như nền khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Dưới đây là một số
vấn đề nghệ thuật chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đúc rút ra từ Chiến dịch Tây Nguyên:
1. Đánh tiêu diệt chiến lược
Việc lựa chọn chiến trường là một điểm tất yếu để có thể đạt được thắng lợi một cách tốt nhất mà Bộ Chính trị cũng như Quân ủy Trung ương đề ra. Cuối cùng, sau một thời gian nghiên cứu và phân tích tình hình thì chiến trường Tây Nguyên được chọn làm nơi đầu tiên thực hiện chủ trương trên. Ta đã tập trung cho Chiến dịch Tây Nguyên nhiều binh đoàn và binh chủng thiện chiến của quân ta, số lượng đông hơn địch để có đủ năng lực hoàn thành thắng lợi một đòn chiến lược quan trọng. Bên cạnh đó, nếu trận mở đầu thuận lợi và làm đà thì sẽ tạo thế chủ động cho các đòn chiến lược then chốt, tạo sự chuyển biến mới cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra tiếp theo.
Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn bảy vạn quân địch, cơ bản lại khỏi vòng chiến đấu một quân đoàn chủ lực của quân đội Sài Gòn trong vòng hơn hai mươi ngày đêm chiến đấu. Sự kiện này có ý nghĩa và tác dụng vô cùng lớn, trận đánh này đã tiêu diệt chiến lược, giành được thắng lợi nhanh, gọn, lớn và rất quan trọng. Đây cũng là trận đánh mở màn có giá trị chiến lược, tạo ra được tác dụng then chốt thúc đẩy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy phát triển.
Quy luật đánh tiêu diệt chiến lược và quyết chiến, chiến lược được vận dụng một cách thuần thục ở chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời được vận dụng và phát huy mạnh mẽ trong các chiến dịch về sau của quân đội ta. Chính chiến lược này đã góp phần vào thắng lợi của lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2. Tác chiến hiệp đồng binh chủng
Chiến dịch Tây Nguyên cũng như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975, các trận đánh quan trọng đều diễn ra bằng phương án hợp đồng chủng.
Việc xây dựng những binh đoàn chiến lược và đưa được các binh đoàn đó vào tác chiến hợp đồng binh chủng trên quy mô lớn. Đặc biệt, trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của chiến trường miền Nam Việt Nam nói chung và trên chiến trường có điạ hình rừng núi như Tây Nguyên nói riêng. Vấn đề khó khăn của chiến trường Tây Nguyên cần được giải quyết và khắc phục tốt nhất để tiến hành chiến dịch. Dưới sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, những binh đoàn chiến lược lớn của quân đội ta đã được tổ chức kịp thời, được biên chế, trang bị, huấn luyện khá hoàn chỉnh từ sớm.
Trận đánh đầu tiên mà quân đội ta sử dụng tác chiến hợp đồng binh chủng đó là trận đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột - trận đánh lớn quan trọng đồng thời là trận mở đầu then chốt của chiến dịch Tây Nguyên. Trận đánh này, quân ta đã tác chiến hợp đồng binh chủng với các binh chủng như: bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, phòng không, tên lửa, thông tin, vận tải cơ giới. Trận đánh đầu tiên hợp đồng binh chủng quân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính điều này đã tác động to lớn đến tinh thần của quân ta và làm cho quân đội Sài Gòn hoảng hốt, suy sụp, nhanh chóng tan rã.
Chiến đấu hợp đồng binh, quân chủng là một yêu cầu tất yếu và ngày càng phát triển của chiến tranh hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa ở trình độ cao. Ăng - ghen nói: “Chúng ta đã dần dần thấy rõ ràng, khi những thành tựu về kỹ thuật vừa mới trở thành có thể áp dụng được vào trong thực tế được dùng vào mục đích quân sự, thì lập tức và hầu như cường bức phải có sự thay đổi, thậm chí những sự đảo lộn cả phương pháp tác chiến. Sự thay đổi và đảo lộn đó thường ngược lại ý muốn của những người chỉ huy quân đội” [9;151].
3. Chọn hướng
Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1975 của quân và dân ta, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đưa ra chọn chiến trường Tây Nguyên là hướng tấn công chủ yếu. Khi chiến dịch được vạch ra thì nhiệm vụ chiến lược của chiến trường này là tiêu diệt lực lượng cơ bản của Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn, giải phóng Tây Nguyên.
Khi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn chiến trường Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu là một quyết định hoàn toàn chính xác. Giai đoạn đầu của cuộc tiến công chiến lược, quân ta đã tiêu diệt được lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 2 và 1 bộ phận lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch. Đồng thời, giải phóng Tây Nguyên - một địa bàn chiến lược quan trọng, tạo một sự chuyển biến rất quan trọng về so sánh lực lượng, thế chiến lược và sự thay đổi đột ngột về tinh thần. Tình hình này đã tạo điều kiện và thời cơ rất thuận lợi để giải phóng vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng ven Sài Gòn. Việc mất một quân đoàn, mất một địa bàn chiến lược quan trọng là một nguy cơ nghiêm trọng đối với chính quyền Sài Gòn. Tây Nguyên là hướng địch bố trí lực lượng yếu nhưng lại là hướng hiểm yếu và là địa bàn chiến lược quan trọng. Chính điều này khi quân ta giành được thắng lợi lớn, dễ dàng, nhanh, gọn ở đây, tiếp sau đó ta lại có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tấn công theo nhiều hướng khác nhau vào các mục tiêu quan trọng khác nhau của địch, đặc biệt có những hướng
quyết định đến kết quả của cuộc chiến. Đây cũng là một kinh nghiệm trong việc chọn hướng tấn công chiến lược của quân đội ta, đồng thời cũng là yêu cầu chắc chắn thắng, yêu cầu phát triển của tiến công trong việc chọn hướng.
Một vấn đề nữa được đặt ra của việc chọn hướng tấn công chủ yếu là sau khi đã tiến công giành được thắng lợi, phải đảm bảo vững chắc thắng lợi đó, làm bàn đạp tốt cho việc tiếp tục phát triển tấn công.
Sau khi Tây Nguyên được giải phóng, quân đội Sài Gòn rất khó có thể tiến hành cuộc phản kích để chiếm lại địa bàn này. Vì lực lượng của địch không đủ, bị căng mỏng trên khắp các chiến trường miền Nam, ở đâu quân ta đều tiến hành tấn công mạnh. Nếu chúng liều lĩnh tiến hành phản kích thì bị quân dân ta đánh bại và sa lầy ở Tây Nguyên, đồng thời sẽ có thể bị thua to ở các nơi khác do chúng căng mỏng lực lượng.
Khi giải phóng được hoàn toàn Tây Nguyên ta củng cố các lực lượng ở đây, thành lập Quân đoàn 3 Tây Nguyên và tiến hành phối hợp tác chiến đánh chiếm vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Sau khi ta giải phóng được miền Trung tiếp tục phối hợp 2 chiến trường tiến đánh miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
4. Phương án tấn công và phối hợp chiến trường
Bước vào giai đoạn đầu của cuộc tiến công chiến lược, mặc dù ta chọn Tây Nguyên làm chiến trường chính, hướng tấn công chính nhưng không có nghĩa là ta chỉ có tập trung đánh lớn ở Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, vì dân mà chiến đấu, sinh ra từ nhân dân, phục vụ lợi ích cao cả nhất là lợi ích của nhân dân. Trên chiến trường miền Nam không phải chỉ có một mình bộ đội chủ lực mà còn có bộ đội địa phương và dân quân du kích, các lực lượng của ta bố trí xen kẽ nhau ở mọi nơi, mọi hướng. Chính thế trận trên của quân dân ta buộc địch phải căng sức, phân tán mỏng lực lượng ra khắp chiến trường để chống đỡ các đợt tiến công của quân dân ta.
Mở các đòn tiến công chiến lược liên tục kế tiếp nhau, đồng loạt hoặc gối đầu trên các hướng khác nhau là phương pháp tiến công chiến lược hay. Chính vì thế, cần giữ thế chủ động trong suốt cả quá trình tiến công, để đảm bảo không bị bất ngờ trong cuộc tấn công, kịp thời ứng phó với những thay đổi của chiến trường. Tấn công phải ở trong thế liên tục không dừng lại, không để đứt quảng, việc này vô cùng quan trọng; nếu có sự đứt quãng, không liên tục sẽ tạo thời cơ cho kẻ thù có thời gian hồi phục, kịp thời điều động lực lượng… gây khó khăn cho cuộc tấn công của quân ta.
Tuy nhiên, nếu muốn cuộc tấn công diễn ra liên tục, kế tiếp nhau một cách chủ động trên nhiều hướng thì cần có nhiều binh đoàn chiến lược, đẩy đủ các đội quân bố trí sẵn trên chiến trường, nhiều hướng khác nhau. Khi một chiến trường nào đó có thời cơ chín muồi, địch vấp phải nhiều sơ hở thì cần được tập trung các lực lượng nhiều hơn để đánh thắng kẻ thù. Bằng thế trận chiến tranh nhân dân cài răng lược, xen kẽ đã tạo ra những thế trận chiến lược sâu hiểm và phương pháp tiến công chiến lược lợi hại này.
Chiến dịch Tây Nguyên quân ta mở cuộc tấn công quân địch thì để phối hợp thì quân dân ta ở hướng Trị - Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, hướng miền Đông Nam Bộ, các binh đoàn khác nhau cũng triển khai cuộc tấn công phối hợp. Các chiến trường đã tiến công phối hợp với Tây Nguyên với các nhiệm vụ: tiêu hao, tiêu diệt và kìm chân, phân tán hai sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch là Sư đoàn dù và Sư đoàn thủy đánh bộ ở Trị - Thiên, Quảng Đà. Riêng ở chiến trường Khu 5 quân, dân ta đã giam chân Sư đoàn 22 địch ở đường số 19. Khi Bộ Tổng tham mưu của quân đội Sài Gòn phát hiện ra hướng hoạt động chủ yếu của quân ta là chiến trường Tây Nguyên, mặc dù muốn ứng cứu và tăng viện thì chúng không thể điều động lực lượng được. Bên cạnh đó, bởi vì lo lắng đối phó với quân ta ở khắp nơi nên địch không còn đủ tỉnh táo để ứng phó với cuộc tiến công của quân ta ở Tây Nguyên một cách có hiệu quả. Việc các chiến trường khác hoạt động tấn công phối hợp rất hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho chiến trường Tây Nguyên tiến công giành thắng lợi lớn, nhanh, gọn.
Với phương pháp tiến công đúng, có sự phối hợp các chiến trường chặt chẽ, kịp thời và đúng lúc đã nâng cao được hiệu quả tiến công của quân ta. Chính vì thế bộ đội ta liên tục tiêu diệt địch, giải phóng đất đai và giành được địa bàn cũng như chiến thắng quan trọng, đóng góp to lớn vào cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
5. Chỉ đạo thời cơ
Vấn đề chỉ đạo thời cơ, là một vấn đề rất quan trọng trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược. Chỉ đạo thời cơ là tạo ra được thời cơ, nắm được thời cơ và biết khuếch trương, phát triển thời cơ chiến lược. Vào mùa Xuân năm 1975, ta đã tao được thời cơ để mở chiến dịch Tây Nguyên nắm chắc phần thắng và quân ta ở hướng Tây Nguyên tiêu diệt Quân đoàn 2 của quân đội Sài Gòn.
Vấn đề chỉ đạo chiến lược, ta đã tổ chức được thế trận, bố trí lực lượng và tiến công chiến lược, phối hợp chiến trường nhịp nhàng khiến cho hướng Tây Nguyên có đủ điều kiên, thời gian giành chiến thắng. Nhằm thực hiện mục tiêu