Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
Đan phượng là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội. Phía Bắc giáp Sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp huyện Hoài Đức, phía Tây giáp với huyện Phúc Thọ, phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm. Huyện bao gồm một thị trấn và 15 xã, Đan Phượng là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ - với diện tích 77,35km2 , dân số là 156000 người.
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao 13,3% / năm . Cơ cấu kinh tế trong huyện với nông nghiệp chiếm 13,64 %, công nghiệp, thủ công nghiệp chiếm 60% và thương mại và dịch vụ chiếm 26,36% . Nhiều cụm công nghiệp như Đan Phượng, Phương Đình, Liên Hà, Liên Trung…. được hình thành, thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/ năm.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục em học sinh. Tại huyện trong hững năm qua nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như tệ nạn cờ bạc, tệ nạn ma túy...Do vậy lứa tuổi học sinh là giai đoạn đang hình thành và phát triển nhân cách rất dễ bị ảnh hưởng và lôi kéo vào các tệ nạn trên nếu như lực lượng giáo dục không có định hướng cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh để thu hút học sinh tham gia.
Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội có 3 trường THPT bao gồm:
Trường THPT Đan Phượng, Trường THPT Tân Lập, Trường THPT Hồng Thái Về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động giáo dục tại các trường đều tương tự như nhau, thực hiện theo quy định của ngành và của địa phương.
2.1.1. Tồ chức bộ máy của nhà trường
Tổ chức bộ máy nhà trường: Ban giám hiệu, Phòng ban, và các tổ bộ môn như sau:
- Phòng hành chính;
- Phòng bảo vệ;
- Phòng thiết bị và thư viện;
- Tổ giáo viên chủ nhiệm;
- Tổ bộ môn toán tin;
- Tổ bộ môn tự nhiên;
- Tổ bộ môn xã hội;
- Tổ bộ môn văn;
2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên
Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên các phương diện như: số lượng giáo viên; chất lượng đội ngũ giáo viên,...
Về số lượng cán bộ và giáo viên cùa nhà trường:Số lượng cán bộ và giáo viên của nhà truờng được tổng hợp ở bảng số liệu sau đây:
Bảng.2.1: Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội
Tổng số cán bộ
và giáo viên các trường THPT huyện Đan Phượng
Trường THPT Đan Phượng
Trường THPT Tân Lập
Trường THPTHồng Thái
251 89 86 76
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2015 của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội)
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của các trường THPT huyện Đan Phượng, số cán bộ giáo viên hiện có 251 đồng chí.
Về chất lượng cán bộ và giáo viên các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội:
Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường được chúng tôi phân tích trên các khía cạnh như sau.
Bảng 2.2: Trình độ của đội ngũ giảo viên các trường.
Cao đẳng (%)
Đại học (%)
Trên Đại học (%)
0% 49,5% 50,5%
(Báo cáo của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội 2015)
Phân tích số liệu bảng 2.2 cho thấy, trình độ đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, xét theo biến số trình độ chuyên ngành cho thấy: 49,5% giáo viên có trình độ đại học, 50,5% số giáo viên trình độ trên đại học. Như vậy, về cơ bản chất lượng đội ngũ giáo viên của của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy trong nhà trường. Các cán bộ giáo viên của trường đều có trình độ đào tạo chuyên ngành từ đại học và trên đại học.
Về số lượng Đảng viên trong nhà trường:
Bảng 2.3. Số lượng Đảng viên của các trường THPT huyện Đan Phượng Thành phố Hà Nội
Tổng số đảng viên Đảng viên chính thức Đảng viên dự bị
105/251 83 22
(Báo cáo của các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) Tổng sổ đảng viên của trường là 105 đảng viên. Trong đó số đảng viên chính thức là 83 đ/c, số đảng viên dự bị là 22 đ/c. Như vậy, tỷ lệ cán bộ giáo viên là đảng viên trong các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đủ về số lượng.
Đội ngũ cán bộ và giáo viên trong nhà trường đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhà trường.
2.1.3. Về học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội
Số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp và cao đẳng, đại học ở các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội được chúng tôi tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.4: Số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp,cao đẳng và đại học của các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội
Năm học Học sinh Tốt nghiệp
Học sinh
đỗ cao đẳng, đại học
2013 4418 2980
2014 4392 3152
2015 4508 3578
(Báo cáo của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) ' Phân tích sổ liệu bảng trên cho phép ta rút ra nhận xét sau đây:
Số lượng học sinh trường học trong các trường ổn định và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và đại học cao đẳng cao. Năm 2013, học sinh đỗ tốt nghiệp là 4418 học sinh và 2980 học sinh đỗ đại học, cao đẳng. Năm 2015 học sinh đỗ tốt nghiệp là 4508 học sinh và đỗ cao đẳng đại học là 3578 học sinh. Tỷ lệ độ tốt nghiệp tại các trường là 100%.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- Thuận lợi:
+ Hoạt động giáo dục trên địa bàn được các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị quan tâm ủng hộ.
+ Đa số phụ huynh rất quan tâm tới học tập và giáo dục của con em mình.
+ Ban giám hiệu và tập thể giáo viên đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trường phát triển.
+ Đa số giáo viên có nhận thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phương pháp làm việc và giảng dạy.
- Khó khăn:
+ Đây là vùng đất ven đô do vậy tốc độ đô thị hóa cũng tương đối cao.
Bên cạnh những mặt tích cực thì môi trường sống cũng có nhiều tệ nạn phần nào đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục nhà trường.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học còn thiếu.
+ Đời sống và sự quan tâm của các gia đình còn chưa đồng đều, nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đúng đắn tới giáo dục con em.