Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện đan phượng , thành phố hà nội (Trang 41 - 59)

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lóp cho hoc sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, tôi tiến hành khảo sát về nhận thức của 21 cán bộ quản lý và 210 giáo viên thuộc các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Kết quả được thể hiện ờ bảng sau:

Bảng 2.10: Nhận thức về quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh

STT Mức độ Tỷ lệ %

1 Rât quan trọng 79,0

2 Quan trọng 17,7

3 Bình thường 3,3

4 Không quan trọng lắm 0

5 Hoàn toàn không quan trọng. 0

Qua khảo sát cho thấy, đa số khách thể được hỏi có nhận thức đúng về vai trò của quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Trong đó có 79,0% số người được hỏi cho rằng hoạt động này rất quan trọng đối với học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; có 17,7% số người được hỏi đánh giá ở mức độ quan trọng và không có người nào trong số khách thể mà tác giả khảo sát đánh giá là không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng.

Điều đó chứng tỏ các cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội và quan tâm thật sự đến hoạt động này.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Trong nội dung phần này, tôi đã khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội bằng cách sử dụng phiếu khảo sát hai nội dung chính:

- Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của nội dung quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

- Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

- Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, tôi đã sử dụng phiếu đánh giá có 5 mức độ, trong đó: 5, 4, 3, 2, 1 lần lượt là ý kiến chọn: Rất quan trọng; khá quan trọng; quan trọng; ít quan trọng; không quan trọng. Với điểm trọng số tương ứng cho từng mức độ khảo sát là: 5, 4, 3, 2, 1.

- Khảo sát mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 5 mức độ. Trong đó: 5, 4, 3, 2, 1 lần lượt là số ý kiến chọn: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, yếu kém. Với điểm trọng số tương ứng cho từng mức độ khảo sát là: 5, 4, 3, 2, 1.

Tính điểm trung bình X trong các bảng theo công thức:

N

Xi 1 với Ni=1

Trong đó: X là điểm trung bình của nội dung khảo sát.

Xi: Điểm ở mức độ thứ i.

fi: Số người cho điểm ở mức độ thứ i.

N: Là số người tham gia đánh giá.

Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó.

- Từ 4,2 đến 5 : Rất quan trọng - Rất tốt.

- Từ 3,4 đến cận 4,2 : Khá quan trọng - Tốt.

- Từ 2,6 đến cận 3.4 : Quan trọng - Khá.

- Từ 1,8 đến cận 2.6 : Ít quan trọng - Trung bình.

- Từ 1 đến cận 1.8 : Không quan trọng - Yếu kém.

- Bên cạnh đó luận văn cũng tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoài giờ lên lóp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Thực trạng chỉ đạo lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học pho thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

- Công tác chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý hoạt động này. Cùng với việc quan sát, nghiên cứu tài liệu và điều tra thực trạng có thể thấy rằng trường luôn chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động này. Kết quả được tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.11: Thực trạng lập kể hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

TT Nội dung lập kế hoạch Nhận thức Thực hiện ĐTB Thứ

bâc

ĐTB Thứ bâc 1 Xác định mục tiêu hoạt động ngoài giờ lên lớp.

4,3 1 4,1 1

2 Xác định đối tượng hoạt động ngoài giờ lên

lớp. 4,25 2 4,0 2

3 Nguồn lực phục vụ cho hoạt động ngoài giờ lên

lớp. 3,85 3 3,75 3

4 Xây dựng nội dung, chương trình và hình thức

thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3,65 4 3,65 4 5 Xây dựng lộ trình tô chức thực hiện hoạt động

ngoài giờ lên lớp. 3,55 5 3,55 5

Chung 3,92 3,72

* Số liệu bảng 2.11 cho thấy:

- Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội của CBQL và giáo viên cho thấy: Cả 5 nội dung khảo sái đều được đánh giá là Rất quan trọng và khá quan trọng, với ĐTB chung của toàn thang đo là 3,92.

Trong đó, các nội dung khảo sát đều có điểm trung bình trong khoảng từ 3,55 đến 4,3. Những nội dung có điểm trung bình cao nhất là "Xác định mục tiêu hoạt động bồi dưỡng" với X = 4,3. Thông qua các buổi hội thảo về xây dựng kế hoạch, các CBQL đều cho rằng mục tiêu là cái đích mà các trường phải hướng tới và đạt tới nên rất quan trọng. Nội dung "Xác định đổi tượng hoạt động ngoài giờ lên lớp" với X = 4,25. Các nội dung có ĐTB thấp hơn các nội dung khác đó là: "Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp" với X =3,55 và "Xây dựng nội dung, chương trình và hình thức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp" với X = 3,65 nhưng vẫn ở mức độ nhận thức là quan trọng.

- Đánh giá về mức độ thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cho thấy cả 5 nội dung được đánh giá là thực hiện ở mức độ "Tốt", ĐTB chung của toàn thang đo là 3,72. Trong đó, các nội dung được đánh giá có mức độ thực hiện tốt nhất so với các nội dung khác của việc lập kế hoạch là

"Xác định mục tiêu hoạt động ngoài gíờ lên lớp" với X =4.1; "Xác định đối tượng hoạt động ngoài giờ lên lớp" với X = 4,0. Nội dung được đánh giá có mức độ thực hiện yếu nhất so với các nội dung khác là "Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp", với X = 3,55. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động này tại các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

2 3.2.2. Thực trạng về chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

Đánh giá thực trạng về việc chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội được tổng hợp

Bảng 2.12: Mức độ thực hiện chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

TT Nội dung Nhận thức Thực hiện

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương

trình giác dục đạo đức. 4,3 1 3,9 1

2 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình học nghề và rèn luyện nghề nghiệp

3,85 3 3,65 3

3 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương

trình giáo dục kỹ năng sống. 4,1 2 3,84 2 4 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương

trình tổ chức lao động sản xuất. 3,75 4 3,50 4 5 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương

trình hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao kiến thức, nội dung theo nhu cầu của từng học sinh trong trường đặt ra

3,0 5 3,15 5

Chung 3,80 3,61

* Từ bảng 2.12 cho thấy:

- Về mặt nhận thức: Điểm trung bình chung của toàn thang đo là 3,80.

Điều này khẳng định, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường đều có nhận thức tốt về nội dung quản lý "Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội " ở mức tốt. Đa số người được hỏi cho rằng, việc thực hiện nội dung quản lý "Chỉ đạo xây dựng nội dung, chươmg trình ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội " là

quan trọng. Tuy nhiên, trong 5 nội dung đưa ra khảo sát thì mửc độ về thứ bậc nhận thức ở các nội dung có sự khác nhau. Trong đó, nội dung "Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục đạo đức" có ĐTB cao nhất so với 5 nội dung khảo sát, ĐTB = 4,3. Tiếp đến là nội dung "Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình kỹ năng sống", ĐTB = 4,1. Nội đung ĐTB thấp nhất là " Chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao kiến thức, nội dung theo nhu cầu của từng học sinh trong trường đặt ra ", ĐTB = 3,0. Kết quả này chứng tỏ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã có nhận thức rất tốt về việc cần thiết phải chỉ đạo xâv dưng nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường mình.

- Về mức độ thực hiện: Điểm chung bình của toàn thang đo là 3,61.

Điều này khẳng định, giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý " Chỉ đạo xây dựng nội chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” ở mức "Khá". Trong đó, một số nội quản quản lý được đánh giá đã được thực hiện tốt hơn các nội dung khác là: "Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục đạo đức" có ĐTB cao nhất so với 5 nội dung khảo sát, ĐTB = 3,90. Tiếp đến là nội dung "Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống", ĐTB = 3,84. Nội dung có ĐTB thấp nhất là " Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao kiến thức, nội dung theo nhu cầu của từng học sinh trong trường đặt ra ", ĐTB = 3,15. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, nội dung quản lý này đã được thực hiện ở trường ở mức độ tốt, kết quả này cũng đã khẳng định các cơ quan quản lý nhà trường, các nhà quản lý các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đều đã rất chú trọng đến nội dung quản lý này.

Qua việc sắp xếp thứ bậc, cấp độ các nội dung chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã được tổng hợp ở bảng

số liệu trên cũng giúp cho các nhà quản quản lý, Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội thấy được thực trạng những nội dung nào cần thiết, trong thời gian tới sẽ tổ chức những nội dung nào trong hoạt động ngoài giờ lên lóp của trường , để từ đó xây dựng nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phù họp với thực tiễn và nhu cầu của người học . Đây chính là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục phải khảo sát, kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên để sàng lọc và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội được tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.13. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội

TT Hình thức Nhận thức Thực hiện

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Chào cờ đâu tuần 4,5 1 4,2 1

2 Hoạt động tập thể cuối tuần T

4,4 2 4,1 2

3 Hoạt động giáo dục theo chủ điểm 4,0 4 3,0 5

4 Câu lạc bộ 4,2 3 3,7 3

5

Một số hình thức hoạt động khác như: Hội thi, hội vui, diễn đàn giao lưu, thảo luận theo chuyên đề, tham quan du lịch, cấm trại,...

3,7 5 3,2 4

Chung 4,2 3,6

Từ bảng số liệu 2.13 cho thấy:

- Về thực trạng mức độ nhận thức về chỉ đạo các hình thức tồ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội: Với ĐTB chung của toàn thang đo là: 4,2 cho thấy, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trường đã nhận thức tốt vai trò của chỉ đạo các hình thức tố chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Trong đó, cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các hình thức như: Hoạt động chào cờ đầu tuần; hoạt động tập thể cuối tuần; Câu lạc bộ; Hoạt động giáo dục theo chủ điểm là những hình thức quan trọng trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

- Về thực trạng mức độ thực hiện chỉ đạo các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội: Với ĐTB chung của toàn thang đo là: 3,6 cho thấy hoạt động này được đánh giá là thực hiện ở mức độ "Tốt". Tại các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội được sử dụng rất đa dạng và phong phú.

2.3.2.4. Thực trạng chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Kết quả nghiên cứu thực trạng chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội được tổng hợp tại các bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp

TT Nguồn lực thực hiện Nhận thức Thưc hiên ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ

bậc 1

1

Huy động đội ngũ báo cáo viên. 4,0 1 3,9 1

2 Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa

phương 3,85 2 3,55 3

3 Kêu gọi các đối tác hỗ trợ. 3,25 4 3,0 4

4 Thu hút các trường bạn tham gia vào hoạt

động. 3,4 3 3,7 2

Chung 3,62 3,54

* Từ bảng số liệu 2.14 cho thấy:

- Về mức độ nhận thức của CBQL về huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp trên cả 4 nội dung được khảo sát, ĐTB chung của toàn thang đo là 3,62. Trong đó, các nội dung "Huy động đội ngũ báo cảo viên""Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyển địa phương" được nhận thức ở thứ bậc cao nhất ĐTB 4,0 và 3,85. Nội dung "Kêu gọi các đối tác hồ trợ" có mức độ nhận thức thấp nhất trong các nội dung được hỏi, ĐTB = 3,25. Đây là nội dung chỉ đạo yếu nhất trong khâu quản lý hoạt động này.

Mặc dù, việc xã hội hóa giáo dục đã và đang diễn ra ở tất cả các bậc học và cấp học. Tuy nhiên, ở nội dung này, nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên còn chưa thực sự được tốt. Đây là điểm cần chú ý trong quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Có huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ, nhà trường mới có nhân lực và vật lực để tổ chức hiệu quả nhất hoạt động này.

- Về mức độ thực hiện nội dung huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cho thấy, nội dung quản lý này được thực hiện ở mức độ "tốt". ĐTB toàn thang đo là 3,54. Trong đó, các nội dung được đánh giá là thực hiện ở mức độ "tốt" hơn các nội dung khác là: "Huy động đội ngủ bảo cáo viên", ĐTB = 3,9; "Thu hút các trường bạn tham gia vào hoạt động", ĐTB = 3,7. Như vậy, về cơ bản cán bộ quản lý giáo dục đều thực hiện rất tốt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện đan phượng , thành phố hà nội (Trang 41 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)