Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
1.1. Việc làm đối với người nghèo, chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu việc làm đối với người nghèo 1.1.1.1. Người nghèo
a. Khái niệm người nghèo
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”.
Quan niệm của Việt Nam về nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện, còn khái niệm đói được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống [37].
Tóm lại, những quan niệm về nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo, đó là có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người và thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Như vậy, có thể quan niệm nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
b. Phương pháp đánh giá nghèo: đói nghèo là một trong những rào cản lớn
10
làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các DVXH như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để GNBV. Về phương pháp đánh giá nghèo có thể căn cứ vào một tiêu chí/ một chiều - nghèo đơn chiều hay nghèo nhiều chiều – Nghèo đa chiều.
- Nghèo đơn chiều
Chỉ tiêu thu nhập hay chi tiêu thường được chọn để đánh giá nghèo theo phương pháp đơn chiều. Theo Hội nghị thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995, theo đó: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 (một) đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Nghèo đơn chiều (theo thu nhập) đã được các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thống nhất; Theo Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban KT - XH khu vực (ESCAP) tổ chức ở Thái Lan năm 1993 là: “Tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển KT - XH, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
- Nghèo đa chiều
Vấn đề NĐC có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm NĐC. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển KT - XH và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Khái niệm trên cho thấy quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. NĐC là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Khái niệm NĐC được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường NĐC cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh
11
đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở Việt Nam.
Hiện nay Bộ LĐ - TBXH đã xây dựng bộ tiêu chí NĐC, đồng thời rà soát cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn NĐC áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBNDTP ban hành chuẩn nghèo, HCN Thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, chương trình mới cho phép sử dụng cùng lúc chiều thu nhập và 5 chiều nghèo phi thu nhập/ xã hội; gồm: giáo dục - đào tạo; y tế; việc làm – BHXH;
điều kiện sống; tiếp cận thông tin để xác định hộ nghèo/cận nghèo của thành phố.
Trong 5 chiều xã hội có 11 chỉ số phi thu nhập, cụ thể: bằng cấp cao nhất của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; trình độ nghề; tiếp cận dịch vụ y tế; BHYT; việc làm; BHXH; nhà ở; nguồn nước sinh hoạt; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Như vậy, theo cách tiếp cận đa chiều, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 21 triệu đồng/người/năm và thiếu hụt từ 4 - 5 chỉ số phi thu nhập; chuẩn HCN là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ trên 21 - 28 triệu đồng/người/năm và thiếu hụt 4 - 5 chỉ số phi thu nhập. Từ chuẩn nghèo này, Thành phố sẽ xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo để có chính sách phù hợp trong chương trình GNBV. Tuy nhiên để thuận tiện cho nghiên cứu trong các phần phân tích sau của luận văn xin chỉ đề cập từ hộ nghèo để thay cho cụm từ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
1.1.1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người nghèo
Nhìn chung người nghèo có đặc điểm tâm lý mặc cảm, tự ti do hoàn cảnh cuộc sống không được bằng mặt bằng chung của cộng đồng. Từ đó dẫn đến việc một số người nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó có một số nhỏ vẫn còn tư tưởng buông xuôi, phó mặc và chưa thực sự quyết tâm vươn lên, không dám đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân, ngại thay đổi.
Không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến, cho rằng lời nói của mình không có trọng lượng, không được chấp thuận.
12
Đối với người nghèo, dường như tất cả các nhu cầu cơ bản đều thiếu hụt, nghèo đói dẫn người nghèo gặp nhiều nguy cơ trong cuộc sống.
Xét về nhu cầu, người nghèo ngoài những nhu cầu hỗ trợ để tăng cường thu nhập, nâng cao đời sống, còn có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm mà xã hội cần được quan tâm, chăm sóc [37].
1.1.1.3. Việc làm a. Khái niệm việc làm
Theo Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Việc làm năm 2013 thì: "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Đây được coi là khái niệm đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý trong việc đề ra CSHTVL cho người lao động nói chung và người nghèo nói riêng.
Như chúng ta đã biết, hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không giống nhau vì: có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm.
b. Người có việc làm
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội”. Người có việc làm (dân số có việc làm) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên mà trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:
(1) Làm việc được trả lương/trả công: (+) Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật; (+) Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (vẫn được trả lương/ trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ
13 tạm thời,....).
(2) Tự làm hoặc làm chủ: (+) Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật; (+) Có doanh nghiệp nhưng không làm việc:
những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.
Tổ chức lao động quốc tế quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.
c. Người thiếu việc làm
Người thiếu việc làm bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên làm việc dưới 35 giờ một tuần, muốn và sẵn sàng làm thêm việc. Người thiếu việc làm có hai dạng:
(+) Người thiếu việc làm vô hình (dạng không nhìn thấy được) là người có thời gian làm việc tuy đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo nhưng việc làm có năng suất thu nhập thấp, công việc không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm hoặc việc làm khác; (+) Người thiếu việc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được) là người có việc làm nhưng số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm thêm.
d. Người thất nghiệp
- Người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây: (+) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; (+) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc;
- Người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau: (+) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới; (+) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc
14
làm vì họ sẽ được bố trí việc làm mới sau thời gian tạm nghỉ việc; (+) Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/ tiền công; (+) Những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).
1.1.1.4. Khái niệm công tác xã hội với người nghèo
Có thể hiểu, CTXH với người nghèo là các hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp đối với các cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nhằm nâng cao năng lực và chức năng xã hội của những người nghèo đồng thời thúc đẩy các chính sách liên quan tới nghèo đói, huy động các nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo giải quyết nghèo đói và đảm bảo ASXH cho người nghèo.
Mục đích của CTXH với người nghèo nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng cao năng lực để thoát nghèo bền vững, giúp họ có khả năng giải quyết các vấn đề (thất học, thiếu việc làm, thiếu vốn, các điều kiện …) khiến họ rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, mặt khác CTXH với người nghèo còn thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình nghèo tiếp cận được các chính sách, nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo
1.1.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo Chính sách việc làm
Chính sách việc làm là hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng, biện pháp nhằm tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho các công dân có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Chính sách việc làm là thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động – việc làm, là hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và các giải pháp GQVL cho người lao động.
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động (LLLĐ) của toàn xã hội, như các chính sách: khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành, nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho
15
những đối tượng đặc biệt (người tàn tật, người nghèo,…) Hỗ trợ
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm hỗ trợ được hiểu là: “Giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào” [40, tr. 457]. Trong một số trường hợp, khái niệm hỗ trợ được hiểu đồng nhất với khái niệm hỗ trợ xã hội: đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình [44, tr. 17].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm hỗ trợ được hiểu như sau: hỗ trợ là hoạt động trợ giúp, là quá trình tương tác giúp cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế cải thiện được khả năng ứng phó, nâng cao năng lực, nhận thức để thực hiện trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề của mình hiệu quả thông qua việc trao đổi nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội.
Chính sách hỗ trợ việc làm
Từ những trình bày trên có thể quan niệm dưới góc độ CTXH, chính sách hỗ trợ việc làm là thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động – việc làm, là hệ thống các quan điểm, chủ trương phương hướng và các giải pháp GQVL cho người lao động có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
Như vậy, có thể hiểu CSHTVL đối với người nghèo từ góc độ CTXH là quá trình tương tác, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân bằng việc sử dụng những nguyên tắc, phương pháp và đạo đức nghề nghiệp của CTXH trong việc triển khai thực hiện CSHTVL, thông qua các hoạt động hỗ trợ cụ thể như: hoạt động hỗ trợ giới thiệu, hướng dẫn, khuyến khích người nghèo, hộ nghèo tham gia mô hình Tổ tự quản giảm nghèo; hoạt động hỗ trợ giáo dục thông qua hỗ trợ học phí học văn hóa và học nghề; hoạt động hỗ trợ học nghề gắn với giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm trong nước và ngoài nước (xuất khẩu lao động); hoạt động hỗ trợ vay vốn; hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn hướng nghiệp.
16
1.1.2.2. Đặc điểm và nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo
Việc làm là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, với người nghèo lại càng quan trọng hơn nhiều. Cuộc sống của bản thân và gia đình của người nghèo hầu như đều phụ thuộc vào việc làm của họ. Chính sách GQVL là một trong những chính sách quan trọng trong chính sách xã hội. Sự phát triển của mỗi quốc gia, thành phố cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách GQVL. GQVL, tạo việc làm cho NLĐ có ý nghĩa giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người .
Việc thực hiện CSHTVL đối với người nghèo từ góc độ CTXH, tức là lồng ghép các chính sách trợ giúp xã hội, tiếp cận DVXH cơ bản, ASXH vào việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế sẽ góp phần giảm thiểu hậu quả về mặt XH do tác động bởi quá trình phát triển KT - XH, khủng hoảng tài chính, thiên tai đối với nhóm yếu thế trong XH, trong đó có người nghèo, từng bước giải quyết tình trạng NĐC.
Dựa vào đặc điểm tâm lý của người nghèo là mặc cảm, không tự tin trong giao tiếp, rồi có tư tưởng buông xuôi, phó mặc, không thực sự quyết tâm vươn lên, ít đấu tranh, không bộc lộ bản thân, ít muốn thay đổi. Đồng thời, nhu cầu của người nghèo ngoài những nhu cầu hỗ trợ để tăng cường thu nhập, nâng cao đời sống thì họ cũng có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xã hội cần được quan tâm, chăm sóc.
Xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu của người nghèo nêu trên; từ sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow để xác định được những nhu cầu của người nghèo trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu vật chất của người nghèo, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của người nghèo chưa được thỏa mãn và cần được đáp ứng. Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, đã hiểu được con người nói chung và người nghèo nói riêng có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Do đó khi triển khai thực hiện CSHTVL không chỉ trợ giúp người nghèo thỏa mãn nhu cầu sinh lý