Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng người nghèo và việc làm của người nghèo tại Thành phố Hồ Chí
2.1.1. Thực trạng người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp tiếp cận đa chiều
TPHCM thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo với hơn 93.000 hộ vượt chuẩn nghèo giai đoạn 3 (năm 2011 là 34.800 hộ, năm 2012 là 29.968 hộ, năm 2013 là 28.300 hộ), góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,69% đầu năm 2011 xuống còn 0,57% vào cuối năm 2013 (tính đến cuối năm 2013, hộ nghèo Thành phố còn lại 10.322 hộ). Kết thúc giai đoạn 3 “Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá” sớm 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đề ra (Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí Thành phố: thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm; theo kế hoạch đến năm 2015 là 2%) và chuyển sang giai đoạn mới 2014 - 2015 với chuẩn nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm trở xuống và hộ cận nghèo có thu nhập trên 16 - 21 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2015, tổng số hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống còn lại là 9.463 hộ, chiếm tỷ lệ 0,48% hộ dân thành phố (đầu năm 2015, số hộ nghèo là 28.381 hộ, chiếm tỷ lệ 1,45%); tổng số hộ cận nghèo có thu nhập trên 16 – 21 triệu đồng/người/năm còn lại là 33,101 hộ, chiếm tỷ lệ 1,69% (đầu năm 2015, số hộ cận nghèo là 56.675 hộ, chiếm tỷ lệ 2,89%). Đã hoàn thành chỉ tiêu giảm hộ nghèo thành phố giai đoạn 2014 – 2015 trước hạn 01 năm (tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% tổng hộ dân và tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 3% tổng hộ dân) [62].
Thành phố kết thúc chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 4 (2014- 2015) vào cuối năm 2015 và triển khai ngay chương trình GNBV giai đoạn 2016- 2020 vào đầu năm 2016. Tại thời điểm 01/01/2016, số hộ nghèo, HCN giai đoạn 2014 - 2015 chuyển sang là hộ nghèo, HCN Thành phố giai đoạn 2016-2020 là 109.327 hộ; trong đó, số hộ nghèo (có thu nhập từ 21 triệu đồng/người/năm trở
34
xuống) là 42.466 hộ, chiếm tỷ lệ 2,16% tổng hộ dân; số HCN (có thu nhập trên 21- 28 triệu đồng/người/năm) là 66.861 hộ, chiếm tỷ lệ 3,41% tổng hộ dân Thành phố.
Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố theo phương pháp đa chiều, áp dụng theo chuẩn của Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 (xem phụ lục số 4); toàn TPHCM có: 64.985 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,32% tổng hộ dân thành phố; 46.850 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 2,40% tổng hộ dân [64].
Bảng 2.1: Số lượng và tỷ lệ phân theo nhóm hộ dân tính đến giai đoạn 2016 - 2020 Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng hộ dân 1.955.882 100
Số hộ nghèo 64.985 3,32
Số hộ cận nghèo 46.850 2,40
Số hộ khác 1.844.047 94,28
(Nguồn: UBNDTP (2016), Báo cáo về các nội dung đã và đang triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016-2020.
(Xem Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân theo nhóm hộ dân tính đến giai đoạn 2016 – 2020).
2.1.2. Thực trạng việc làm của người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh xét theo phương pháp tiếp cận đa chiều
Kết quả khảo sát hộ nghèo, HCN của Thành phố, theo phương pháp đa chiều đã cho bức tranh khá toàn diện về người nghèo trong độ tuổi lao động và tình trạng việc làm của người lao động của hộ nghèo, HCN của TPHCM.
Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo và hộ cận nghèo
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Tổng số nhân khẩu (người) 272.058 191.289
Số người trong độ tuổi lao động (người) 83.121 62.398
Tỷ lệ (%) 30,55 32,62
(Nguồn: UBNDTP (2016), Báo cáo về các nội dung đã và đang triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016-2020).
35
Bảng 2.3: Tình trạng việc làm đối với người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo và hộ cận nghèo
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng 83.121 100 62.398 100
Có việc làm ổn định 38.905 46,81 36.663 58,76 Có việc làm không ổn định 21.207 25,51 12.067 19,34
Không có việc làm 6.673 8,03 2.748 4,40
Khác (*) 16.336 19,65 10.920 17,50
(*) Khác: là người trong độ tuổi lao động đang đi học hoặc không có nhu cầu làm việc hoặc mất khả năng làm việc
(Nguồn: UBNDTP (2016), Báo cáo về các nội dung đã và đang triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016-2020).
Số liệu từ Bảng 2.2 cho thấy: tổng số nhân khẩu của hộ nghèo là 272.058 người, có 83.121 người trong độ tuổi lao động, chiếm 30,55% trên tổng số nhân khẩu của hộ nghèo. Tổng số nhân khẩu của HCN là 191.289 người, có 62.398 người trong độ tuổi lao động, chiếm 32,62% trên tổng số nhân khẩu của HCN. Như vậy, hộ nghèo và hộ cận nghèo có trên 30% người còn trong độ tuổi lao động; đây chính là LLLĐ quan trọng tham gia vào TTLĐ; một lực lượng cần các chính sách hỗ trợ việc làm tác động đến, để tạo thu nhập từ đó giảm nghèo đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, trong tổng số người trong độ tuổi lao động này cũng có một bộ phận đáng kể không tham gia lao động do còn đang đi học hoặc không có nhu cầu làm việc hoặc mất khả năng làm việc (theo quy định của cuộc điều tra, khảo sát ghi nhận ở mục
“Khác: là người trong độ tuổi lao động đang đi học hoặc không có nhu cầu làm việc hoặc mất khả năng làm việc” - số liệu thể hiện trong Bảng 2.3). Bảng 2.3 cho thấy hộ nghèo có 16.336 người, chiếm 19,65%; HCN có 10.920 người, chiếm 17,50%. Như vậy, trong LLLĐ của hộ nghèo có gần 20%, trước mắt là không tham gia lao động. Tuy nhiên, đối với số người đang đi học đây là nguồn lao động dữ trự khá quan trọng mà trong thời gian qua TPHCM đã có nhiều chính sách về hỗ trợ
36
giáo dục và hỗ trợ khác để “nuôi dưỡng” lực lượng này; đối với số người mất khả năng lao động nếu thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội thì sẽ được hưởng chính sách trợ cấp của Nhà nước; đối với những người có khả năng lao động nhưng chưa muốn lao động thì cần phải hỗ trợ, tư vấn để giúp họ có việc làm. (Xem chi tiết Bảng 2.2:
Số lượng và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo và HCN, Bảng 2.3:
Tình trạng việc làm đối với người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo và HCN và Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân theo tình trạng việc làm đối với người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo và HCN ).
* Về tình trạng việc làm của hộ nghèo: theo số liệu từ Bảng 2.1, 2.3 cho thấy:
- Hộ nghèo: 64.985 hộ nghèo, có 83.121 người trong độ tuổi lao động, trong đó: có việc làm ổn định 38.905 người, chiếm 46,81%; có việc làm không ổn định 21.207 người, chiếm 25,51%; không có việc làm 6.673 người, chiếm 8,03% người.
- Hô cận nghèo: tổng số 46.850 hộ nghèo, có 62.398 người trong độ tuổi lao động; trong đó: có việc làm ổn định 36.663 người, chiếm 58,76% người; có việc làm không ổn định 12.067 người, chiếm 19,34% người; không có việc làm 2.748 người, chiếm 4,40%.
Như vậy, Hộ nghèo có 6.673 người không có việc làm, chiếm 8,03% người trong độ tuổi lao động; HCN có 2.748 người không có việc làm ổn định, chiếm 4,40% người trong độ tuổi lao động. Đây chính là cơ sở để tính điểm thiếu hụt của chỉ số việc làm (10 điểm) để xác định hộ nghèo. Tỷ lệ 4,40%, phù hợp với Tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 của TPHCM là 4,5% [62]. Hộ nghèo có tỷ lệ cao hơn 8,03%.
Cộng chung tổng số lượng người không có việc làm của hộ nghèo, HCN là 9.421 người, chiếm 6,47%.
Từ kết quả khảo sát trực tiếp tại 200 hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn 9 Quận/Huyện của thành phố cho thấy: có 109 hộ, chiếm 54,55% số hộ có tất cả các thành viên đều có việc làm; 91 hộ, chiếm 45,45% số hộ có một số thành viên trong hộ không có việc làm (xem Bảng 2.4, Biểu đồ 2.3: Tình trạng việc làm trong các hộ gia đình khảo sát và Bảng 2.55: Tình trạng việc làm trong các hộ gia đình
37
khảo sát). Tuy nhiên việc làm của thành viên trong hộ hầu như không ổn định; cụ thể: 25,37% là lao động tự do, 16,42% là tự làm kinh tế/buôn bán nhỏ, 31,34% là công nhân (Xem Bảng: 2.5: Việc làm hiện nay của các hộ khảo sát) chính vì vậy mà những hộ này vẫn còn nghèo. Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỏi để đánh giá mức độ thỏa mãn đối với công việc làm hiện đang làm việc của người nghèo (Xem Bảng 2.9: Mức độ thỏa mãn với công việc của các thành viên trong hộ khảo sát).
Những phân tích trên đây sẽ là số liệu, đánh giá cần thiết làm cơ sở để đưa ra chính sách hỗ trợ giáo dục – đào tạo và GQVL cho người nghèo của hộ nghèo.
Song cũng cẩn phải đặc biệt chú ý đến những người có việc làm không ổn định của cả hộ nghèo và HCN, với 33.274 người, chiếm tỷ lệ khá cao 4,37% (Xem bảng 2.3).
Nếu khi thực hiện CSHTVL mà bỏ qua số người này thì hộ nghèo, HCN sẽ dễ dàng tái nghèo. Hướng đến công tác GNBV thì cần gắn với chuỗi phát triển kinh tế. Ví dụ như công việc chạy xe ôm để đảm bảo có khách thường xuyên thì cần được gắn với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của xã hội; chẳng hạn như phụ trách chuyên chở, vận chuyện hàng hóa cho một cửa hàng nào đó, đưa đón trẻ em đi học cho gia đình nào đó (grab Xe ôm) thì mới có tính ổn định
2.1.3. Nhu cầu hỗ trợ việc làm đối với người nghèo
Nhu cầu hỗ trợ việc làm là một trong những nhu cầu cần thiết và mong muốn được hỗ trợ của người nghèo chưa có việc làm. Nhu cầu và mong muốn của người nghèo được hỗ trợ việc làm là hỗ trợ học phí để học văn hóa, học nghề, hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, hỗ trợ đào tạo nghề gắn GTVL và GQVL, hỗ trợ tiếp cận thông tin, hỗ trợ giới thiệu, hướng dẫn, khuyến khích người nghèo, hộ nghèo tham gia mô hình.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến các thành viên trong hộ nghèo chưa có việc làm; những hình thức giúp đỡ mà trong thời gian qua người nghèo đã được nhận hỗ trợ khi tư vấn là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình chiếm 25%; vấn đề tìm hiểu nhu cầu việc làm của cá nhân chiếm 22,5%. Đặc biệt là tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người nghèo; từ Bảng 2.15 cho thấy nhu cầu của người nghèo về hỗ trợ học nghề chiếm 33,9%, hỗ
38
trợ tư vấn học nghề chiếm 12,9%, hỗ trợ giới thiệu việc làm chiếm 32,3%, hỗ trợ để tự tạo việc làm chiếm 17,7% (Xem chi tiết Bảng 2.13, 2.14, 2.15).
Bảng 2.15: Nhu cầu và mong muốn của người nghèo
STT
Nhu cầu và Mong muốn
của người nghèo Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Học nghề ngắn hạn 55 27,4
2 Học nghề dài hạn 13 6,5
3 Nhờ người hỗ trợ tư vấn học nghề 26 12,9 4 Nhờ người hỗ trợ giới thiệu việc làm 65 32,3 5 Nhờ người hỗ trợ tự tạo việc làm 35 17,7
6 Không muốn gì cả 6 3,2
(Nguồn: Khảo sát trực tiếp 200 hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn 9 Quận/Huyện của thành phố) Biểu đồ 2.9: Nhu cầu và mong muốn của người nghèo
Kết quả phỏng vấn sâu về nhu cầu hỗ trợ việc làm đối với người nghèo:
“Thành phố đặc biệt chú trọng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ, đảm bảo cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo của thành phố có nhu cầu về vốn được tiếp cận nhanh các nguồn vốn này để tổ chức sản xuất, làm ăn, phát triển kinh tế có thu nhập, có tích lũy, từng bước ổn định cuộc sống và vượt được chuẩn nghèo thành phố. Hộ nghèo thành phố được ưu tiên vay vốn từ nhiều chương trình tín dụng khác nhau của nhiều tổ chức, đơn vị khác nhau quản lý nguồn vốn. Những chính sách hỗ trợ vốn chủ yếu nguồn vốn cho vay ưu đãi và nguồn vốn tín dụng nhỏ. Hiện nay, người nghèo có nhu cầu rất lớn trong việc
39
vay vốn để phát triển kinh tế và tự tạo việc làm” (Phỏng vấn sâu Phó Chánh Văn Phòng Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững).
Theo Đại diện lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH Quận 6: “Một trong những đặc điểm mà ảnh hưởng lớn nhất đến người nghèo là việc làm không ổn định, làm công việc tự do, lao động phổ thông, không có chuyên môn tay nghề như chạy xe ôm, phụ hồ, buôn bán nhỏ, bán vé số, giúp việc nhà theo giờ,… nên họ rất cần hỗ trợ căn cơ hơn là được hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm ổn định hoặc cho vay vốn để làm ăn thì mới có thể thoát nghèo bền vững”.
“Hiện nay, người lao động đang rất cần biết thông tin về TTLĐ để định hướng học nghề và tìm việc làm. Người nghèo lại cần thiết phải tiếp cận thông tin TTLĐ để tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc trong việc học nghề không phù hợp với nhu cầu TTLĐ. Tôi đã tham gia rất nhiều buổi tư vấn và cung cấp thông tin TTLĐ tại quận-huyện cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, cũng như cho cán bộ của Hội Phụ nữ để từ đó cán bộ tư vấn, cung cấp thông tin cho người nghèo. Đồng thời, trên Website của Trung tâm hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trường cũng cung cấp thông tin TTLĐ thường xuyên nên người nghèo có thể chủ động tiếp cận thông tin” (Phỏng vấn sâu Ban Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động).
Tóm lại, từ kết quả này cho thấy người nghèo đa số chưa có nghề, chưa được đào tạo, thiếu khả năng để tự kết nối tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm. Cũng có một bộ phận do thiếu thông tin về TTLĐ nên dẫn đến nguyên nhân chưa có việc làm là do nghề được đào tạo không phù hợp với công việc (Xem Bảng 2.13). Do đó nhu cầu được cung cấp thông tin TTLĐ, kết nối để GTVL. Từ đó, có thể thấy vai trò của NVCTXH ở đây là rất lớn trong việc cung cấp, hỗ trợ giúp cho người nghèo những thiếu hụt này từ việc kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học phí, hỗ trợ vốn, học nghề, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin TTLĐ, tư vấn hướng nghiệp, GTVL, kể cả việc trợ giúp pháp lý,…
40