Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ việc đối với người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh từ góc độ công tác xã hội
Để thực hiện được hiệu quả CSHTVL đối với người nghèo từ góc độ CTXH thì cần phải tiếp cận liên ngành, lồng ghép việc triển khai thực hiện chính sách, gắn với mục đích của CTXH với người nghèo. Việc phân tích tình hình thực hiện CSHTVL đối với người nghèo tại TPHCM từ góc độ CTXH được phân tích từ hoạt động hỗ trợ giới thiệu, hướng dẫn, khuyến khích người nghèo, hộ nghèo tham gia mô hình Tổ TQGN; HĐHT giáo dục thông qua hỗ trợ học phí học văn hóa và học nghề; hoạt động hỗ trợ học nghề gắn với GTVL và GQVL trong nước và xuất khẩu lao động; hoạt động hỗ trợ vay vốn; hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn hướng nghiệp.
Để đánh giá tình hình thực hiện CSHTVLđối với người nghèo tại TPHCM từ góc độ CTXH; được phân tích trên cơ sở các kết quả thực hiện của chương trình giảm nghèo tăng hộ khá và chương trình GNBV; đồng thời chúng tôi tìm hiểu thông qua bảng hỏi 200 hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn 9 Quận/Huyện của thành phố và phỏng vấn sâu cán bộ, một số người nghèo. (Xem Bảng 2.52: Thống kê chung về số lượng, phân tích 200 hộ gia đình tham gia khảo sát của đề tài).
2.2.1. Hoạt động hỗ trợ giới thiệu, hướng dẫn, khuyến khích người nghèo, hộ nghèo tham gia mô hình Tổ tự quản giảm nghèo
Một trong những mô hình đặc biệt hiệu quả đã được thừa nhận, thích hợp để giới thiệu, hướng dẫn cho người nghèo lựa chọn tham gia phù hợp, hiệu quả với bản thân người nghèo, hộ nghèo, HCN; qua đó thực hiện chuyển giao để người nghèo, hộ nghèo tham gia thực hiện để thoát nghèo.
Tổ tự quản giảm nghèo là mô hình hoạt động đặc thù của TPHCM. Tổ TQGN được thành lập để tập hợp tất cả các hộ nghèo, HCN trong danh sách Chương trình giảm nghèo của thành phố trên địa bàn dân cư (Khu phố, Ấp, Tổ dân phố, Tổ nhân dân) ở các phường-xã, thị trấn. Tổ hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ và cùng có lợi nhằm tăng cường sự đoàn kết gắn bó tương trợ lẫn nhau; nâng cao hơn nữa ý thức tự vươn lên giảm nghèo và tính cộng đồng trách nhiệm của người nghèo,
41
hộ nghèo, HCN, góp phần hoàn thành chương trình giảm nghèo tăng hộ khá thành phố. Tổ TQGN là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của chương trình giảm nghèo thành phố. Từ đầu năm 1997, Ban chỉ đạo XĐGN thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cùng một số địa phương khảo sát và thành lập thí điểm 11 tổ TQGN tại 7 quận-huyện với sự tham gia của 152 hộ nghèo. Hoạt động của tổ TQGN đã GQVL cho lao động nghèo và tạo việc làm thường xuyên được 510 lao động.
Tính đến cuối năm 2013, toàn thành phố có 3.739 tổ TQGN với 113.046 hộ nghèo, HCN tham gia sinh hoạt, trong đó hoạt động nề nếp có 2.811 tổ, đạt 75%
tổng số tổ, đảm bảo thời gian và nội dung sinh hoạt.
Thông qua hoạt động Tổ TQGN, nhiều hộ nghèo, HCN đã thụ hưởng các chính sách hỗ trợ từ việc xin vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ; hỗ trợ mua, cấp thẻ BHYT; đào tạo nghề; GQVL; hỗ trợ chi phí học tập; miễn giảm học phí cho học sinh và chương trình cho vay HSSV;
hỗ trợ sửa chữa nhà ổ chuột, chống dột nhà tình thương,…
Số hộ diện khó khăn đặc biệt của Thành phố được theo dõi, hỗ trợ kịp thời nên giữ vững mức sống, không giảm sút thu nhập và tái nghèo. Từ đó khẳng định hoạt động Tổ TQGN là không thể thiếu trong thực hện chương trình giảm nghèo theo từng giai đoạn giảm nghèo của thành phố.
Để nâng cao năng lực điều hành hoạt động tổ TQGN, hàng năm thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho hơn 4.000 tổ trưởng, tổ phó; nội dung hoạt động có điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn. Chính sách hỗ trợ đối với tổ trưởng được thành phố quan tâm, đã thực hiện điều chỉnh chính sách hỗ trợ từ 50.000 đồng/người/tháng (tháng 11/2004) lên mức 100.000 đồng/người/tháng (từ tháng 3/2011) và mức 200.000 đồng/người/tháng (từ tháng 7/2013). (Xem chi tiết Biểu đồ 2.5: Đội ngũ Tổ trưởng Tổ TQGN phường-xã, thị trấn qua các giai đoạn).
Từ kết quả khảo sát trực tiếp tại chính 200 hộ gia đình nghèo, cận nghèo của tác giả đã cho thấy hiệu quả rất đáng trân trọng và ghi nhận của Tổ TQGN từ việc
42
cung cấp thông tin chính sách của chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá được 25% hộ đánh giá rất hiệu quả, 45,63% hộ đánh giá hiệu quả. Cung cấp thông tin chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm; kể cả việc HĐHT GTVL được 19,82% hộ đánh giá rất hiệu quả, 39,94% hộ đánh giá hiệu quả. Đồng thời khi mà hộ nghèo có thành viên thiếu việc làm thì tìm đến Tổ TQGN để hỗ trợ, có 39% hộ nghèo đã đánh giá mức độ hỗ trợ của Tổ TQGN là tích cực. Từ việc cung cấp thông tin, tham gia các HĐHT của Tổ TQGN đã giúp cho khoảng 50% thành viên của hộ tìm được việc làm (Xem chi tiết Bảng 2.10, 2.11, 2.12 và Biểu đồ 2.6, 2.7, 2.8 liên quan đến Tổ Tự quản giảm nghèo).
Do đó, để tiếp tục phát huy hiệu quả của tổ TQGN trong giai đoạn mới, thành phố cần quan tâm có chính sách chăm lo tương xứng cho Tổ trưởng tổ TQGN (hiện nay, hàng tháng Tổ trưởng chỉ nhận khoản hỗ trợ 200.000đồng/người/tháng từ nguồn lãi của quỹ XĐGN nên có nơi cũng không chi đủ). Cần lưu ý đối với một số phường-xã, thị trấn chưa thật sự quan tâm thường xuyên đến Tổ TQGN nên một số tổ hoạt động hiệu quả thấp; có tổ TQGN thành lập chỉ hình thức; có tổ tập hợp quá nhiều thành viên (30-50 người) nên sinh hoạt tổ không đầy đủ và quản lý thành viên tổ gặp khó khăn.
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ giáo dục thông qua hỗ trợ học phí học văn hóa và học nghề
Thành phố có các chính sách hỗ trợ giáo dục, gồm 3 chính sách chính (Xem chi tiết phụ lục số 6: Chính sách hỗ trợ giáo dục của Chương trình GNTHK TP).
Trong thời gian qua, người nghèo được tiếp cận dễ dàng các HĐHT giáo dục do công tác truyền thông được thực hiện tốt từ cá nhân/ tổ chức có tham gia hỗ trợ đối với người nghèo. Theo kết quả khảo sát từ Bảng 2.14 cho thấy hình thức hỗ trợ bằng việc tư vấn hỗ trợ học nghề chiếm 16,25% trong 7 hình thức giúp đỡ của các cá nhân/ tổ chức đối với người nghèo (Xem Bảng 2. 14: Hình thức giúp đỡ các thành viên hộ nghèo, cận nghèo của tổ chức/cá nhân). Chính bản thân người nghèo cũng có nhu cầu, mong muốn được hỗ trợ học nghề và tư vấn học nghề thể hiện rõ qua Bảng 2.15: Nhu cầu và mong muốn của người nghèo, cho thấy: 27,4% người
43
nghèo mong muốn được học nghề ngắn hạn; 6,5% học nghề dài hạn; 12,9% cần hỗ trợ tư vấn học nghề.
“ Đa số người nghèo làm nghề tự do, thu nhập thấp. Trong thời gian qua, toàn thể cán bộ công chức (ban ngành đoàn thể xã, cán bộ giải quyết việc làm), bạn bè hàng xóm nơi cư trú, ban điều hành tổ, ấp đã luôn vận động thành viên hộ nghèo học nghề theo chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau đó giới thiệu việc làm tại các cơ sở thu nhận lao động. Tuy nhiên, số lượng người nghèo học nghề còn hạn chế vì họ quen làm với công việc của họ, đi học nghề mất nguồn thu nhập nuôi sống họ hàng ngày, cũng như không đủ chi phí cho con em họ đi học văn hóa. Hộ nghèo rất cần hỗ trợ học phí cho học nghề và không chỉ miễn, giảm học phí mà còn hỗ trợ thêm nhiều khoản khác nữa thì người nghèo mới tham gia yên tâm học văn hóa, học nghề (Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách giảm nghèo Phường Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn).
Chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đã có tác động đến khả năng đi học nhiều hơn của học sinh thuộc các hộ nghèo. Số học sinh thuộc diện hộ nghèo được miễn giảm học phí có tỷ lệ cao. Đồng thời, kết nối với các nguồn lực khác như Quỹ Khuyến học là một nguồn hỗ trợ quan trọng giúp hộ nghèo giảm bớt gánh nặng tài chính về những khoản chi ngoài học phí khi cho con em đi học.
Khoản miễn giảm học phí mặc dù không nhiều nhưng cần thiết; đặc biệt là khi gia đình có đông thành viên đang ở độ tuổi đến trường. Thủ tục đơn giản dễ dàng, chỉ cần xác nhận hộ nghèo của địa phương và xác nhận của nhà trường là được giải quyết. Chương trình cho vay HSSV là một trong những chương trình cho vay lớn nhất của NHCSXH về quy mô vốn và số lượng HSSV được nhận hỗ trợ. Hàng năm, chương trình đã hỗ trợ được gần 50 ngàn HSSV có nhu cầu vay vốn để tiếp tục học.
Nguồn vốn tăng đều qua các năm, đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của HSSV với quy trình thủ tục đơn giản. Hộ nghèo được vay tối đa 1,1 triệu đồng/tháng để chi trả học phí và các khoản sinh hoạt khác. Ngoài ra, bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước chi hỗ trợ giáo dục, một số địa phương trong thành phố đã huy động, kết nối thêm các nguồn lực khác của xã hội cho hoạt động giáo dục để thực hiện chương trình
44
hỗ trợ ngoài học phí bao gồm tiền ăn trưa, miễn giảm học phí buổi thứ 2 hay hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện hộ nghèo, học bổng từ quỹ Vì người nghèo, Hội Khuyến học với học bổng khuyến tài cũng là nguồn hỗ trợ đáng kể để thành viên hộ nghèo tiếp cận giáo dục. Theo Hội Khuyến học, quy trình xét học bổng của Quỹ chủ yếu dựa trên danh sách đề xuất do chính quyền cơ sở cung cấp. Do đó, khả năng tiếp cận đối tượng thụ hưởng của Quỹ vẫn còn bị hạn chế, Quỹ mới chỉ tiếp cận được khoảng 70% các em học sinh khá giỏi. Nguyên nhân là do công tác giới thiệu từ cấp cơ sở chưa hiệu quả. Công tác tiếp cận các đối tượng thụ hưởng chính sách vốn dựa trên mạng lưới cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở do đó chưa đạt được kết quả như mong muốn.
(Xem chi tiết Bảng 2.16, 2.17 và Biểu đồ 2.10: Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giáo dục giai đoạn 2010-2014).
Theo Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH Quận 5: “Người nghèo có việc làm nhưng mang tính chất thời vụ, giản đơn, tính ổn định không cao, thu nhập thấp, thiếu hụt về trình độ văn hóa, tay nghề. Trong thời gian qua hộ nghèo của Quận đã được hỗ trợ học nghề (chi phí học nghề, đi lại, tiền ăn) và được hỗ trợ GTVL. Đồng thời Ngành LĐ - TBXH với sự hỗ trợ, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể quận, phường, tại Quận 5 còn có Trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế và cung ứng lao động, Trường trung cấp nghề Hùng Vương đã kịp thời hướng dẫn, vận động tạo điều kiện cho người nghèo được học nghề, có tay nghề từ đó người nghèo sẽ có được việc làm ổn định; kịp thời GQVL mới khi họ có nhu cầu. Ngoài ra, Phối hợp tuyên truyền, vận động, đặc biệt phát huy sự vận động của khu phố, tổ dân phố, Tổ TQGN và người thân trong gia đình để làm sao người nghèo phải kiên trì, không nản chí khi học nghề”.
Chính sách hỗ trợ miễn phí học phí có tác động tương đối lớn ở bậc trung học, giảm dần ở các bậc học cao hơn. Nguyên nhân là bởi vì các khoản phụ phí ở bậc học cao hơn, đặc biệt là học thêm ngày càng nhiều. Chương trình cho vay HSSV của NHCSXH được đánh giá là một trong những chương trình hỗ trợ tín dụng giáo dục có hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng chi phí giáo
45
dục, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo được yên tâm học tập và tiếp cận với giáo dục trình độ cao. "Cần đánh giá hiệu quả của chương trình dưới góc độ xã hội.
Giúp được một em học sinh nghèo, sống trong một môi trường có rất nhiều yếu tố lôi kéo, cám dỗ để đưa các em đến trường học hành ổn định. Nếu chỉ xét đến chi phí đầu tư dưới góc nhìn kinh tế thì thấy cao nhưng nếu xét về mặt xã hội thì tác động rất lớn. Nếu chúng ta làm tốt công tác này chắc chắn thì các trại giam, trường cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm, trường giáo dưỡng trẻ em chưa ngoan sẽ giảm đi rất nhiều" (Phỏng vấn sâu Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố, thuộc Sở LĐ - TBHX Thành phố Hồ Chí Minh).
Người nghèo, hộ nghèo rất cần chính sách miễn học phí kịp thời. Ý kiến hộ cận nghèo ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân: “Chương trình hỗ trợ giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các cháu trong gia đình tôi. Ban giảm nghèo phường, tổ trưởng dân phố đã quan tâm sâu sát, nắm chắc chính sách hoàn cảnh của gia đình để giúp đỡ kịp thời nên các cháu đã nhận được tiền miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, giúp gia đình bớt phần khó khăn hơn”.
* Khó khăn, hạn chế của hoạt động hỗ trợ
- Đối với Quỹ học bổng của Hội khuyến học, khả năng tiếp cận đối tượng thụ hưởng vẫn còn bị hạn chế, Quỹ mới chỉ hỗ trợ cho các em học sinh khá giỏi do cấp cơ sở giới thiệu. Việc cấp học bổng cho sinh viên hộ nghèo còn phân biệt trên kết quả học tập. Việc tiếp cận các đối tượng thụ hưởng chính sách dựa trên mạng lưới cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở; trong khi đó lực lượng cán bộ quá nhiều công việc nên chưa dành sự quan tâm cho hoạt động này, do đó chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, do chưa có chế độ cụ thể, đãi ngộ hợp lý để khuyến khích cán bộ giảm nghèo tại địa phương trong việc xác định danh sách học sinh nghèo, hướng dẫn thủ tục tiếp cận chính sách, nên hiệu quả của chính sách hỗ trợ chưa cao.
- Mức miễn giảm học phí và tiền cơ sở vật chất hiện tại mới chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ trong tổng chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo, khoản hỗ trợ này chưa đủ để xóa bất bình đẳng trong giáo dục.
46
2.2.3. Hoạt động hỗ trợ học nghề gắn với giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm trong nước và ngoài nước (xuất khẩu lao động)
Theo kết quả khảo sát từ Bảng 2.13 cho thấy những nguyên nhân chính dẫn đến các thành viên trong hộ nghèo chưa có việc làm là do không có trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp chiếm 31,17%; do nghề được đào tạo không đáp ứng công việc chiếm 27,27% (Xem chi tiết Bảng 2.13: Nguyên nhân chính dẫn đến các thành viên trong hộ nghèo chưa có việc làm). Để thấy mới thấy rằng HĐHT học nghề để người nghèo học nghề là vô cùng quan trọng, và là một trong những hoạt động hỗ trợ căn cơ nhất cần phải tác động để người nghèo từ nhận thức đến hành động để người nghèo tích cực, chủ động tham gia học nghề.
Thành phố có 6 chính sách hỗ trợ thành viên hộ nghèo, HCN học nghề và GQVL đang triển khai trên địa bàn (Xem Phụ lục số 6: Chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo kết quả khảo sát từ Bảng 2.14 cho thấy hình thức hỗ trợ bằng việc giới thiệu nơi có nhu cầu việc làm chiếm 11,25% trong 7 hình thức giúp đỡ của các cá nhân/ tổ chức đối với người nghèo (Xem Bảng 2. 14: Hình thức giúp đỡ các thành viên hộ nghèo, cận nghèo của tổ chức/cá nhân). Đồng thời, chính bản thân của người nghèo cũng có nhu cầu và mong muốn được nhờ người hỗ trợ GTVL thể hiện rõ qua Bảng 2.15: Nhu cầu và mong muốn của người nghèo; có 17,7% người nghèo có nhu cầu được hỗ trợ tự tạo việc làm; 32,3,% có mong muốn hỗ trợ GTVL.
HĐHT học nghề gắn với GTVL và GQVL trong nước và xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động trọng tâm để hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
2.2.2.1. Về lĩnh vực việc làm trong nước
Đào tạo nghề có liên hệ mật thiết với việc làm và hội nhập xã hội, đặc biệt là với lao động nghèo. Do đó, các chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu TTLĐ và với người học. Hiện nay, vẫn có một bộ phận người lao động nghèo không thể tiếp cận được việc làm vì một số lý do; trong đó có lý do người học lựa chọn nghề chưa phù hợp (Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.13; có 27,27% nguyên nhân chưa có việc làm là do nghề được đào tạo không đáp ứng công việc). Một số