Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
1.4. Thể chế về hỗ trợ việc làm đối với người nghèo
Xóa đói, giảm nghèo trong suốt thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ luôn quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện trong các văn bản chính thức của Đảng và Chính phủ như trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng trong những khóa gần đây.
Các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo hiện nay ở Việt Nam được phân theo các nhóm sau:
(1) Nhóm các chính sách, dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh:
chính sách tín dụng, ưu đãi, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; các dự án khuyến nông – lâm – ngư nghiệp và hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn;
dự án dạy nghề cho người nghèo và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
(2) Nhóm các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các DVXH: chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt và chính sách trợ giúp pháp lý.
(3) Nhóm các dự án nâng cao năng lực và nhận thức như hoạt động đào tạo cán bộ giảm nghèo và truyền thông, các hoạt động giám sát và đánh giá các chương trình, dự án giảm nghèo.
Chính sách, pháp luật có liên quan đến chính sách việc làm, đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm
Việc làm – GQVL mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng XHCN. Vấn đề lao động, việc làm luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chiến lược và chính sách phát triển
24
KT-XH, lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị bởi giải quyết tốt việc làm cho người lao động sẽ phát huy tối đa nguồn nhân lực, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và ổn định xã hội. Để đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu làm việc, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm khuyến khích, tích cực tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam cũng rất chú trọng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích người lao động không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng, đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho giáo dục, đào tạo, chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề tạo cơ hội việc làm cho người lao động, ban hành và xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo đảm và tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Các chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ dạy nghề và GQVL.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với chính sách dạy nghề và GQVL cho người lao động, phải kể đến Bộ Luật lao động. Đây có thể coi là văn bản pháp quy cao nhất quy định những vấn đề liên quan đến hoạt động dạy nghề và tổ chức giới thiệu việc làm, trong đó đã thể chế hóa những nội dung cơ bản liên quan đến quan hệ lao động (tuyển dụng, sử dụng lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hộ lao động…).
Trong hệ thống 7 chương, 198 điều, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dành riêng 02 chương nói về lĩnh vực
“Việc làm” (Chương II) và “Học nghề” (Chương III). Tại Điều 9, Chương II nêu rõ:
“Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia GQVL bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm”.
Đặc biệt, Quốc Hội đã thông qua Luật Việc làm ngày 16/11/2013, có hiệu lực từ 01/01/2015. Luật này quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin TTLĐ; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động DVVL;
bảo hiểm thất nghiệp và quản lý Nhà nước về việc làm.
25
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó mục tiêu tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, GQVL, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng 2,5 lần so với hiện nay. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng mục tiêu quốc gia và đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
Để cụ thể hóa Chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án đã đề ra mục tiêu tổng quát bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cho 1.000.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã nêu, Đề án đề ra các giải pháp và tám hoạt động cụ thể với tổng kinh phí ngân sách Nhà nước cho 10 năm dự kiến là 25.980 tỷ đồng. Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay.
Đồng thời với Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, ngày 04/06/2010, Chính phủ cũng đã có Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Nội dung của Đề án nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, GQVL và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
26 động nông thôn.
Ngoài ra cũng có các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm – dạy nghề giai đoạn 1998-2000, 2001-2005, 2006-2010, 2010 - 2015; Chương trình đào tạo nghề cho nông thôn, bộ đội xuất ngũ; Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN… Các chương trình mục tiêu quốc gia này hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên TTLĐ.
Hiện nay, có hai chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; (2) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Một số văn bản do Chính phủ và Bộ LĐ – TBXH và các Bộ, Ngành liên quan ban hành hỗ trợ giải quyết giảm nghèo (Xem: Phụ lục số 3. Danh mục văn bản cấp Trung ương và Thành phố về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2009- 2015).