Vai trò của công tác xã hội và phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo từ góc độ công tác xã hội

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

1.3. Vai trò của công tác xã hội và phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo từ góc độ công tác xã hội

1.3.1. Vai trò của công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo

CTXH có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo. CTXH đóng nhiều vai trò khác nhau và ở mức độ khác nhau.

Trong việc thực hiện CSHTVL đối với người nghèo, CTXH có những vai trò cụ thể như sau:

Thứ nhất, vai trò cung cấp trực tiếp dịch vụ CTXH với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Vai trò này được thể hiện khác nhau với từng đối tượng cụ thể dựa trên nhu cầu. Giúp cho cá nhân tiếp cận được các cơ hội, tận dụng cả những cơ hội và tiềm năng của bản thân vượt qua đói nghèo. Cụ thể:

- Hỗ trợ cá nhân, hộ nghèo, nhóm người nghèo học văn hóa, học nghề, giới thiệu tìm kiếm việc làm, hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cách thức làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, hỗ trợ khám chữa bệnh, tiếp cận với các DVXH khác phù hợp với nhu cầu của đối tượng nhằm giúp họ sử dụng nguồn hỗ trợ một cách

21 hiệu quả.

Hỗ trợ tổ chức các hoạt động khích lệ, động viên và huy động sự tham gia của người nghèo vào các chương trình GNBV của địa phương thông qua các hoạt động nhóm điển hình, nhóm bạn nghèo trợ giúp, nhóm kinh tế hộ, v.v…

Tham gia tổ chức các hoạt động với vai trò là tác viên xã hội cộng đồng, hỗ trợ tìm kiếm những nhân tố tích cực và có ý tưởng đổi mới trong cộng đồng để nâng cao năng lực cho họ bằng việc trang bị các kiến thức kỹ năng cần thiết khi làm việc với cộng đồng, cách thức thu hút sự tham gia của người dân trong các hoạt động xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tổ chức hiện giám sát các hoạt động cộng đồng.

Qua đó, cộng đồng được tăng cường năng lực và tiến tới một cộng đồng phát triển bền vững.

Thứ hai, vai trò kết nối dịch vụ. Đa phần các cá nhân, gia đình/ hộ nghèo đều gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài gia đình, vì vậy, sẽ phối hợp với tổ chức của mình, quan hệ với các nguồn hỗ trợ khác để huy động và kết nối các nguồn lực cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng, kết nối thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho đối tượng.

Thứ ba, vai trò giáo dục. Hỗ trợ xây dựng niềm tin trong cuộc sống cho cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, trực tiếp làm công tác giáo dục cho người nghèo và tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người nghèo về những vấn đề nghèo và giảm nghèo. Bên cạnh đó, cũng giúp tập huấn/ huấn luyện nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan ở cộng đồng, để có sự vào cuộc trong những nỗ lực hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo giải quyết khó khăn và các vấn đề phát sinh. Đồng thời, với vai trò nâng cao kiến thức và giáo dục/ huấn luyện có thể tham gia vào các khóa tập huấn, hướng dẫn cán bộ địa phương biết phương thức giao tiếp, đánh giá nhu cầu, hiểu người dân nghèo cần gì. CTXH sẽ là nhịp cầu nối người dân với cán bộ để cán bộ hiểu và sát cánh cùng người dân và chính quyền GNBV.

Thứ tư, vai trò trợ giúp. Cần phải am hiểu và cập nhật kịp thời những chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giảm nghèo để nhân danh người nghèo, hộ nghèo yêu

22

cầu các tổ chức, đơn vị thực hiện đầy đủ các quyền lợi chính đáng và hợp pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng. Thực hiện các hoạt động trợ giúp/ vận động chính sách cho người nghèo để người nghèo có được một môi trường phát triển và không bị bỏ lại phía sau.

Thứ năm, tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề: những người nghèo, hộ nghèo gặp nhiều khó khăn và cần có sự trợ giúp lâu dài để họ có thể khắc phục vượt qua hoàn cảnh nghèo khó của mình. Giúp đối tượng tự lập và có khả năng tự quyết, giúp đối tượng đưa ra các giải pháp khác nhau để đối tượng cân nhắc, lựa chọn giải pháp phù hợp với mình hoặc một quyết định đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề của mình. Tập trung nhiều vào việc điều phối, hỗ trợ kết nối các nguồn lực để cung cấp cho cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện các vai trò quan trọng trên, những người thực hiện CSHTVL cần tuân thủ việc thúc đẩy sự tham gia của người nghèo và giúp họ phát huy được nội lực giải quyết vấn đề của họ. Trong việc thực hiện CSHTVL đối với người nghèo, CTXH có các vai trò quan trọng trên. Từ vai trò của CTXH hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng và xã hội một cách tích cực để có thể phát triển tối đa tiềm năng bản thân và từ đó góp phần phát triển xã hội.

1.3.2. Phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo từ góc độ công tác xã hội

Hiện nay có bốn phương pháp tiếp cận phổ biến trong việc giúp đỡ người nghèo:

Thứ nhất, là cách tiếp cận đảm bảo quyền con người. Phương pháp này nhấn mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được an toàn về vật chất, sức khỏe và được phát triển toàn diện và bình đẳng.

Thứ hai, là cách tiếp cận đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Cách tiếp cận này là cách giúp người nghèo đảm bảo quyền con người để họ có điều kiện để phát triển mọi mặt thể chất, tinh thần, tình cảm.

Thứ ba, là cách tiếp cận chia sẻ trách nhiệm xã hội. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến nguyên lý mỗi cá nhân để có yếu tố cá thể và tập thể. Bên cạnh đó

23

phương pháp này cũng nhấn mạnh đến sự tương hỗ, chia sẻ để người nghèo có thể vươn lên trong cuộc sống.

Thứ tư, là cách tiếp cận đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Cách tiếp cận này chú trọng vào việc đảm bảo tạo ra môi trường thuận lợi tiếp cận các cơ hội vật chất, giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội cho mọi người phát triển và quan tâm đến nhóm các đối tượng yếu thế [37].

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với người nghèo từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)