Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.3. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với người có công cách mạng
Công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM là một tất yếu cần được quan tâm hàng đầu. Họ mang trên mình những vết thương của chiến tranh, khi trái gió trở trời vết thương lại bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Đa số họ phải trải qua những gian khổ vì thế mà sức khỏe của họ không còn đủ để đảm bảo phục vụ cho cuộc sống thường ngày của mình.
Công tác tổ chức thăm hỏi chăm sóc theo phương châm “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển” đã tạo điều kiện cho gia đình NCCVCM vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống.
Sức khỏe thương binh, bệnh binh nhìn chung đã suy giảm nhiều do thương tật, bệnh tật hay tuổi tác, những vết thương của chiến tranh đã và đang giày xéo về thể xác lẫn tinh thần đối với mỗi thương binh, bệnh binh. Bộ phận những thương binh, bệnh binh khác mặc dù thương tật, bệnh tật nhẹ hơn nhưng sức khỏe của họ cũng bị giảm sút do tuổi cao, sức đã yếu lại còn tình trạng thương tật, bệnh tật do hậu quả của chiến tranh để lại nên họ thường xuyên phải chịu những cơn đau mỗi khi trái gió, trở trời. Bởi vậy, để chăm sóc tốt hơn đời sống cho thương binh, bệnh binh cần phải chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám bệnh định kỳ để họ ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống. Việc quan tâm chăm sóc đời sống, cũng như tinh thần, đặc biệt là sức khỏe của thương binh, bệnh binh là việc làm đòi hỏi sự chung tay, góp sức của Nhà nước và cả cộng đồng.
Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí luôn được quan tâm thực hiện. Hiện nay toàn bộ NCCVCM đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí tạo điều kiện cho NCCVCM được khám chữa bệnh và cấp thuốc kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho
20
thương, bệnh binh. Cùng với việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, để chăm sóc tốt hơn đời sống tinh thần cho NCCVCM, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức cho thương, bệnh binh đi điều dưỡng luân phiên tại nhà điều dưỡng và tại nhà, tạo điều kiện cho những NCCVCM có thời gian thư giãn và ôn lại kỉ niệm chiến trường cùng nhau.
Có thể nói rằng công tác chăm sóc sức khỏe cho thương binh, bệnh binh và NCCVCM ngày càng được đẩy mạnh thực hiện một cách có hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và sự ủng hộ của người dân.
1.3.2. Hỗ trợ tâm lý
NCCVCM họ luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng của nhân dân ta, quân đội ta. Đại bộ phận NCCVCM luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa mà bản thân họ đã không ngại hy sinh, gian khổ để chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Khi hòa bình lập lại cho đến nay nhiều người trong số họ dù mang trong mình những thương tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn cố gắng vươn lên tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua đói nghèo góp phần xây dựng Tổ quốc và nhiều người đã trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín.
Họ có tâm trạng mặc cảm thua thiệt, mất mát so với những người xung quanh nên họ thích được mọi người quan tâm. NCCVCM rất mong được mọi người quan tâm, chăm sóc hơn những người bình thường. Do tâm trạng cảm thấy thua thiệt trong cuộc sống và công việc…
Những NCCVCM thuộc đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 hiện nay còn sống rất ít và tuổi đã cao nên họ có nếp sống khiêm tốn, giản dị, ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân về đời sống vật chất nhưng về đời sống tinh thần, nhất là thông tin thời sự, chính trị khá cao, thích tìm hiểu bình luận tình hình trong nước và thế giới, muốn có bạn bè để ôn lại những kỷ niệm xưa…
21
Những NCCVCM thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đa số ở tuổi trung niên và bước vào tuổi cao, có trình độ văn hóa và chính trị, nhạy cảm với chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới họ, họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, có một số trường hợp cá biệt có biểu hiện tư tưởng công thần, đòi hỏi, lợi dụng các chính sách để làm các việc sai trái…
Những NCCVCM thời kỳ 1975 trở lại đây đa số tuổi còn trẻ, trình độ học vấn cao. Họ có ý thức giữ gìn phẩm chất, truyền thống của quân đội, chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số ít người vẫn nặng về tâm lý thấy mình thua thiệt anh em, bạn bè cùng lứa, dẫn đến có cách nhìn phiến diện, thấy mình thua thiệt, sinh hoài nghi thiếu tin tưởng.
1.3.3. Kết nối nguồn lực
Chăm sóc NCCVCM với trách nhiệm và lòng biết ơn là một nét đẹp, một truyền thống nhân văn lâu đời của dân tộc ta. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống NCC. Tiềm năng cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách và bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nước với tính chất là mặt bằng chung cho NCC không thể đạt tới, kịp thời giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của gia đình chính sách. Hơn nữa, đa phần NCC sống trong cộng đồng, vì vậy cộng đồng chính là nơi gần gũi nhất, trực tiếp nhất có thể phát hiện kịp thời và chia sẻ những khó khăn của NCC như:
+ Đóng góp công lao động giúp GĐCS đầu tư sản xuất kịp thời vụ, xây dựng sửa chữa nhà ở.
+ Chăm sóc GĐCS neo đơn các công việc hàng ngày
+ Chăm sóc thương bệnh binh nặng, đỡ đầu con liệt sĩ, con thương binh, phụng dưỡng cha, mẹ liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
+ Động viên NCCVCM tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
22
Xã hội hóa công tác chăm lo NCCVCM, gia đình chính sách có sức mạnh rất lớn. Cùng với các chính sách của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng đã tạo nên nguồn lực to lớn giúp đời sống vật chất, tinh thần của NCC càng ngày được cải thiện, đồng thời tạo mọi nguồn lực để NCC nỗ lực vươn lên. Ngân sách hàng năm Nhà nước chi cho ưu đãi phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, phong trào xã hội hóa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo gia đình chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, với các chương trình cụ thể như: Tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhận đỡ đầu con liệt sĩ, con thương binh, xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và NCCVCM, đưa thương bệnh binh về làng chăm sóc...đã phát triển sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
1.3.4. Hỗ trợ vật chất, tinh thần
So với những thành viên khác trong xã hội, điều kiện sống của NCC và thân nhân của họ nhìn chung gặp nhiều khó khăn bởi khả năng tham gia vào thị trường lao động của nhóm người này không cao. Điều này bắt nguồn từ những tổn thương về tinh thần và thể chất mà những cá nhân này đã đóng góp trong quá trình bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế, thực hiện các hoạt động nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống đối với NCC là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đối với NCC và thân nhân của họ có tác động tích cực đến quan điểm, nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” mà Nhà nước, cộng đồng thể hiện đối với sự hy sinh, đóng góp của họ cho quá trình phát triển, ổn định của quốc gia. Việc các cá nhân có sẵn sàng xả thân, hy sinh cho sự bình yên của đất nước hay không cũng có phần dựa trên cách mà họ nhìn nhận về hoạt động ưu đãi của Nhà nước đối với cuộc sống hiện tại của các gia đình NCC.
Thực hiện tốt công tác bảo đảm đời sống đối với NCC, do đó, sẽ góp phần ổn định chính trị, giữ vững thể chế, tạo điều kiện cho phát triển đất nước trong thế ổn định và bền vững.
Trong đời sống, con người không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần. Đó là nhu cầu khách quan mà nhà nước và xã hội cần phải
23
quan tâm, đáp ứng. Đối với NCCVCM cũng vậy, họ cần phải được bảo đảm về đời sống tinh thần, đặc biệt những người đã bị thương tổn về mặt thể chất như thương binh, bệnh binh thì họ cần và rất cần sự chăm sóc, động viên về tinh thần nhằm thoát khỏi sự tự ti vì thương tật, bệnh tật, vì sức khỏe, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Các chế độ ưu đãi về ruộng đất, vốn, thuế... cũng cần được thực hiện với tinh thần ưu đãi. Đồng thời, những chính sách ưu đãi cho con thương binh, bệnh binh nặng, con liệt sĩ, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động nặng trong thời gian đi học, như: ưu tiên trong tuyển sinh, hỗ trợ kinh phí và cả trong việc tạo điều kiện giải quyết việc làm sau khi ra trường.
2.3.5. Hỗ trợ vui chơi, giải trí
Trong nhiều năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa trong cả nước đã được chú trọng đầu tư. Cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, đồng bộ. Phong trào xây dựng các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thể thao cơ sở ngày càng được tiến hành rộng khắp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển sâu rộng trên khắp các vùng, miền của đất nước;
được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; được các ngành, các đoàn thể hưởng ứng; được các tầng lớp nhân dân đồng tình thực hiện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Cùng với điều này là phong trào “Người tốt việc tốt” đã góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách con người trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở đã tạo điều kiện để NCCVCM được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, là một trong những chủ trương, chính sách văn hóa lớn của Đảng và Nhà nước; cũng là một trong những nội dung trọng tâm của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng
1.4.1. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
Giúp đỡ NCCVCM có nơi ở ổn định, Nhà nước áp dụng một số hình thức như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để sử dụng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền khi mua nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở. Các biện pháp, chính sách liên quan đến bảo đảm nhà ở đối với NCC luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm và hoàn thiện, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về việc hỗ trợ NCC về nhà ở. Quyết định này là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với hộ gia đình NCCVCM. Nhờ các hình thức giúp đỡ của Nhà nước, đời sống của NCCVCM đã khắc phục được những khó khăn và có được nơi ở ổn định.
Theo báo cáo của Cục NCC: các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng NCCVCM được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mặc dù đã được sự quan tâm, đầu tư xây dựng, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nên cả nước hiện mới chỉ có 41 Trung tâm điều dưỡng NCC với quy mô khoảng hơn 3.800 giường phục vụ NCC được cải tạo, nâng cấp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCCVCM nhằm từng bước hiện đại hóa và bảo đảm có đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật đáp ứng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và lao động trị liệu toàn diện và phù hợp với NCCVCM. Bên cạnh đó, các địa phương có Trung tâm điều dưỡng NCC, cơ sở vật chất của Trung tâm này chủ yếu là từ ngân sách của các địa phương cấp để xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ NCC.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM, nhất là các đối tượng thương binh, bệnh binh thì các Bệnh viện, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức, các Trung tâm điều dưỡng tập trung luân phiên cho NCCVCM có vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần phải có định hướng để quy hoạch các cơ sở này đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để chăm sóc tốt sức khỏe cho các đối tượng NCCVCM.
25
1.4.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
Phát triển nghề CTXH trong cộng đồng là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần bảo đảm ASXH. Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề CTXH thì việc phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cộng tác viên là yêu cầu hết sức cần thiết.
Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng, họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với việc làm của các phòng ban có liên hệ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế NVCTXH có vai trò rất to lớn trong hoạt động kết nối nguồn lực, hỗ trợ xã hội cho đối tượng.
NVCTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ. Khi NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc.
Những hoạt động của nhân viên CTXH đối với NCC cách mạng:
- Thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng NCC, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Giúp cho NCC xác định được vấn đề, nhu cầu của mình.
- Xem xét việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCC. Cung cấp dịch vụ tham vấn để NCC vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; tham vấn gia đình NCC hỗ trợ, giúp đỡ NCC.
- Tìm hiểu các chính sách, các chương trình đối với NCC, kết nối họ, giúp họ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ phù hợp.
- Giúp gia đình NCC, hỗ trợ họ và hướng dẫn cách thức chăm sóc về thể chất, tinh thần và tình cảm cho NCC.
- Đối với một số nhóm trong NCC, nhân viên xã hội hỗ trợ họ về tâm lý, về các kỹ năng cần thiết. Trách nhiệm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hỗ trợ, giúp đỡ NCC.
26
- Nghiên cứu thực trạng NCC, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật về NCC. Cần cập nhật các văn bản quy định các chính sách ưu đãi về NCC.
1.4.3. Yếu tố thuộc về người có công với cách mạng
- Hầu hết những NCCVCM tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm nhiều vì thương tật, bệnh tật, thiếu thốn kinh nghiệm trong làm ăn, không có nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, chính vì vậy đời sống của NCC và gia đình của họ hầu hết còn gặp nhiều khó khăn, mức sống của họ chưa thể bằng so với mức sống người dân nơi cư trú.
- Một số NCCVCM vẫn còn có mặc cảm về thương tật, tâm trạng thấy thua thiệt bạn bè, nếu làm tổn thương đến họ, họ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ dẫn đến tâm lý bất mãn. Một số khác thì có tâm lý cho rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình dẫn đến có khoảng cách về thế hệ, hay có tâm lý chán nản, bất mãn với thời cuộc và từ đó họ cảm thấy khó hòa nhập được với gia đình, cộng đồng, không có ý chí để phấn đấu vươn lên.
- Ngoài ra, một bộ phận nhỏ NCCVCM còn có tư tưởng công thần, ỷ lại mà có những đòi hỏi quá đáng, không tự mình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
- Bên cạnh đó vẫn có những NCCVCM luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận họ luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung thành với chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra chiến đấu, bảo vệ. Khi hoà bình lập lại cho đến nay nhiều người trong số họ dù mang trong mình những thương tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua cái đói nghèo, góp phần xây dựng tổ quốc. Nhiều người trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín.
- Với những nơi điều kiện kinh tế phát triển như các thành phố lớn, trung tâm huyện thị cơ hội việc làm cho thương binh, bệnh binh và thân nhân của họ mặc dù không lớn nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu làm việc và tạo ra thu nhập cho họ. Ở những nơi điều kiện kinh tế khó khăn, kém phát triển hơn như khu vực vùng