Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2. Thực trạng và nhu cầu của người có công với cách mạng tại Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Giới tính, độ tuổi của người có công với cách mạng
Đối với cuộc sống của mỗi con người chúng ta lúc tuổi thanh xuân ai cũng có một mái ấm gia đình, ai cũng mong muốn có con, có cháu chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già. Nhưng do hoàn cảnh đặc biệt nhiều NCCVCM sau năm tháng tham gia kháng chiến đã để lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường, lúc xế chiều lại không còn ai thân thích để nương tựa, các cụ phải sống trong sự đùm bọc lẫn nhau, sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước trong một mái ấm gia đình thứ hai tại Trung tâm phụng dưỡng NCC cách mạng thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm phụng dưỡng NCC cách mạng thành phố Đà Nẵng hiện đang phụng dưỡng suốt đời 59 NCC cách mạng già yếu, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ neo đơn, không nơi nương tựa, tuổi đời bình quân 78 tuổi. Trong đó hầu hết NCC đều cao tuổi và là nữ (50 người, chiếm tỷ lệ 84,7%), bên cạnh đó còn có một số thương bệnh binh đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường.
Bảng 2.2. Phân loại giới tính NCCVCM
Thuộc diện
Tổng số NCC
Na m
Nữ
59 09 50
NCC là người cao tuổi 47 06 41
NCC là người khuyết tật 12 03 09
Những NCCVCM ở Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng đều trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hiện nay họ đã trở thành những người cao tuổi, độ tuổi từ 60-79 (chiếm tỷ lệ 40,7%), độ tuổi từ 80 – 100 (chiếm tỷ lệ 57,6%). Đây là lứa tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người, là lứa tuổi có sự lão hóa về cơ thể, là lúc sức khỏe yếu kém và xuất hiện nhiều bệnh tật và cũng là lúc họ gặp nhiều khủng hoảng về tâm lý. Hơn ai hết, họ rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ của cộng
38
đồng, xã hội để họ có thể sống vui, sống lâu, sống khỏe và an hưởng tuổi già trong niềm vui, hạnh phúc.
Bảng 2.3. Phân loại theo độ tuổi NCCVCM
Độ tuổi Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
Từ 60 đến 69 tuổi 13 22
Từ 70 đến 79 tuổi 11 18,7
Từ 80 đến 89 tuổi 24 40,6
Từ 90 đến 100 tuổi 10 17
Trên 100 tuổi 01 1,7
Tổng 59 100
(Nguồn: Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng) Số cụ có tuổi thọ cao từ 90 tuổi trở lên và trên 100 tuổi chiếm tỷ lệ 18,7%.
Trong đó có cụ: Nguyễn Thị Sửu là NCC giúp đỡ cách mạng tròn 106 tuổi, cụ là người tuổi thọ cao nhất từ trước đến nay của trung tâm.
Quê quán: Phần lớn các cụ quê ở các huyện, thị xã, thành phố tập trung trong tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng như: thành phố Tam Kỳ; Hội An, thị xã Điện Bàn, quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và các huyện: Hòa Vang, Thăng Bình, Duy Xuyên, Tiên Phước, Đại Lộc, Phú Ninh, Hiệp Đức. Khoảng 07 người quê ở các địa phương ngoài tỉnh: Quãng Ngãi, Thái Bình, Nam Định, Huế.
2.2.2. Sức khỏe người có công với cách mạng
So với độ tuổi của mình phần lớn NCCVCM đều trở nên già hơn, ưu tư hơn vì những lo toan trong cuộc sống, tuổi tác cao, lại mang thương tật, bệnh tật nên sức khỏe họ giảm sút nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chính những thương, bệnh binh. Những thương tật khiến họ càng yếu đi, các hoạt động chăm sóc hàng ngày đều phải có người giúp đỡ. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe y tế thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe nên nhìn chung tuổi cao sức yếu nhưng tình hình sức khỏe của họ phần nào được được ổn định. Qua điều tra và quan sát thực tế, tình
39
hình sức khỏe của NCCVCM tại Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng được phân loại như sau:
Bảng 2.4. Phân loại về sức khỏe NCCVCM
Sức khỏe Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
Sức khỏe tốt 08 15,5
Sức khỏe bình thường 15 25,4
Thường xuyên đau ốm 36 59,1
Tổng 59 100
Sức khỏe của NCC vào những năm tháng cuối đời là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau được hình thành trong suốt cuộc đời như: trạng thái sức khỏe bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống, các thói quen về lối sống và văn hóa, những thành đạt và thăng tiến cá nhân, khả năng hòa nhập cộng đồng, tình trạng hôn nhân, các loại bệnh tật và kết quả chữa trị. Khả năng hòa nhập vào cộng đồng thông qua các sinh hoạt tập thể, các tổ chức xã hội, các loại hình câu lạc bộ,…từ lâu đã được thừa nhận như một yếu tố tích cực nhằm ổn định và củng cố sức khỏe theo hướng phát triển. Những yếu tố này nối liền hoạt động của NCC trong gia đình với xã hội, nơi mà sau khi hết tuổi thọ họ dường như đã phần nào bị tách rời ra.
Bảng 2.5. Phân loại về bệnh tật NCCVCM
Bệnh Số lượng (
người)
Tỷ lệ (%)
Huyết áp 16 27,2
Tim mạch 07 11,8
Tiểu đường 08 13,5
Khớp 13 22
Mất ngủ, rối nhiễu tâm trí,
lú lẫn 15 25,5
Tổng 59 100
(Nguồn: Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng)
40
Phần đông những NCCVCM đều có tình trạng sức khỏe thể chất rất yếu, họ mang trong mình nhiều căn bệnh nguy hiểm, đó là chưa kể những căn bệnh tiềm ẩn chưa phát hiện. 27,2% các cụ mắc bệnh huyết áp, nhiều cụ mắc các bệnh tuổi già:
tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ, rối nhiễu tâm trí tuổi già, các bệnh về khớp, tai yếu, mắt mờ.
Một số cụ do bệnh tật, do chiến tranh, do bẩm sinh… đã trở thành khuyết tật.
Sức khỏe yếu, gặp nhiều khó khăn trong vận động, đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, với 59 NCC hiện Trung tâm đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng là 59 hoàn cảnh khác nhau và cũng mang những nét chung của NCC ngoài cộng đồng hiện nay. Họ là những người đang rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội để có thể đảm bảo có được một cuộc sống ổn định theo đúng những nhu cầu tất yếu của con người nói chung và NCC nói riêng.
2.2.3. Chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng
Chăm lo đời sống cho NCC là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo cho NCC “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”. Do có sự nhận thức đúng đắn chính sách ưu đãi xã hội đối với NCC là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt chính sách xã hội, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho NCC.
Trong năm 2013 mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho NCC được tăng lên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta, nhân dân ta đến đời sống NCC. Có thể nói việc tăng mức trợ cấp cho NCC là phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, phù hợp với thực tế của NCC họ ổn định và khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống của mình.
41
Bảng 2.6. Số lượng NCCVCM hưởng trợ cấp Đơn vị tính: 1.000 đồng
T T
Đối tượng
S ố lượng (người)
T ỷ lệ (%)
0
1 Người HĐCM trước ngày 01/01/1945 0
2
3 ,3 0
2
Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
0 1
1 ,7 0
3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 0
1
1 ,7 0
4
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
2 1
3 5,5 0
5 Bệnh binh, Mất sức lao động 0
8
1 3,6 0
6
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
0 2
3 ,3 0
7 NCC giúp đỡ cách mạng 0
8
1 3,5 0
8
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
0 4
6 ,7 0
9 Thân nhân liệt sĩ hưởng trợ cấp hàng tháng 1 2
2 0,7
Tổng cộng 5
9
1 00 (Nguồn: Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng tháng
2/2016)
42
Qua bảng số lượng NCCVCM đang hưởng trợ cấp hàng tháng, cho thấy Trung tâm phụng dưỡng 09 nhóm đối tượng trong 11 nhóm đối tượng NCCVCM theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi NCC. NCCVCM là thương bệnh binh và thân nhân liệt sĩ là 41 người (chiếm tỷ lệ 69,7%). Bên cạnh đó một số NCC tại Trung tâm đang hưởng nhiều chế độ trợ cấp như: cụ Nguyễn Thị Châu vừa hưởng chế độ vợ liệt sĩ, thương binh 2/4 và chế độ hưu trí; cụ Nguyễn Hữu Khôi, cụ Phạm Đình Long là cán bộ Lão thành cách mạng, cha liệt sĩ, người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học, hưu trí và cụ Nguyễn Thị Nhung là vợ liệt sĩ, thương binh 4/4 và hưu trí…Để thuận tiện cho NCC nhận chế độ chính sách được kịp thời, đầy đủ, tránh việc đi lại nhiều lần và tạo tâm lý yên tâm cho NCC. Trung tâm đã đề xuất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển chế độ chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng về Trung tâm để chi trả cho NCC không thông qua cán bộ chính sách xã, phường.
Việc cho trả này hạn chế những biểu hiện tiêu cực và được NCC hưởng ứng.
Được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, NCC cách mạng đang phụng dưỡng tại Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng ngoài chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, NCC còn được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 1.200.000đ/tháng/người để hỗ trợ vào tiền ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho NCC. Cùng với đó, phong trào phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng luôn được các cơ quan, đơn vị hưởng ứng tích cực; từ năm 2002 thành phố Đà Nẵng đã kêu gọi các đơn vị nhận phụng dưỡng, nâng mức phụng dưỡng từ 300.000 đồng/tháng lên mức 500.000 đồng/tháng năm 2007 và đến năm 2010 là 1.000.000 đồng/tháng. Đối với các Mẹ có mức phụng dưỡng thấp hơn mức quy định thì được thành phố sử dụng ngân sách cấp bù cho đủ mức quy định.
2.2.4. Nhu cầu, mong muốn của người có công với cách mạng
Để được nhận vào Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng, các cụ phải hội đủ điều kiện như có công với cách mạng và cô đơn không nơi nương tựa, đặc biệt phải có hộ khẩu tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài được hưởng các chế độ lương hưu hoặc những chính sách trợ cấp ưu đãi của Nhà nước theo quy định cho
43
từng đối tượng thì một người mỗi tháng sẽ được thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 1.200.000 đồng cho 2 bữa ăn trưa - tối, riêng suất ăn sáng được trích từ số tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức đến thăm trong những ngày lễ, tết. Tại Trung tâm, người ở lâu nhất cũng đã trên 30 năm, gần nhất thì được vài tháng, vậy nên người
“trẻ” nhất cũng đã qua tuổi 60 tuổi còn già nhất thì đã 106 tuổi.
Dường như qua gần hết cuộc đời với bao mất mát, hy sinh, nên giờ trong mỗi cụ chỉ còn sự trầm lắng. Họ sống lặng lẽ với nhau, vui thì nói chuyện, buồn thì ngồi nghĩ vu vơ. Đôi lúc vẫn cằn nhằn, giận dỗi theo cái bực bội của tuổi già.“Ở đây cũng lắm chuyện chứ không đơn giản đâu chú, nhưng mà mình quan tâm làm gì, mỗi người một tính mà” bà Nguyễn Thị Nhung (77 tuổi, quê gốc Tam Thái, Phú Ninh) mở đầu câu chuyện. Bà cho biết lúc chiến tranh hoạt động trên núi, giải phóng về công tác Hội Phụ nữ huyện Hiên (Tây Giang, Quảng Nam) được 10 năm thì về làm việc tại thành phố Đà Nẵng đến lúc nghỉ hưu. Ở một mình trong ngôi nhà riêng bên phường An Hải Bắc mãi đến năm 2011 thì bà bán nhà vào đây ở. Tại Trung tâm ngoài việc không phải lo chuyện ăn uống, đau ốm thì còn có niềm vui là những người bạn già. Thích thì pha cà phê gói uống, rồi đi dạo loanh quanh hay tham gia quét dọn vệ sinh...”
Bà Nguyễn Thị Liên (66 tuổi, quê gốc xã Bình Trị, huyện Thăng Bình), thương binh 1/4 nói rằng, đây là gia đình thứ 2 của mình nên cảm thấy rất vui. “Ở nhà nếu có nhờ hàng xóm cũng chỉ một đôi lần thôi còn vào đây ai đau thì có hộ lý, y tế lo. Tôi cảm ơn nhà nước nhiều lắm” bà Liên cười. Đây cũng là tâm sự chung của các cụ nơi đây. “Mình là người cách mạng mà có chi đâu phải cằn nhằn không hài lòng, Nhà nước lo như vậy là tốt lắm rồi. Còn chuyện ăn ở mỗi người một tính đừng để ý, cứ sống cho vui vẻ là được” cụ Nguyễn Hữu Khôi (94 tuổi, quê xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên), một lão thành cách mạng nói như vậy.
Bấm đốt ngón tay đã tròm trèm 19 năm trôi qua, kể từ khi Quảng Nam và Đà Nẵng chia tách thành hai đơn vị hành chính. Cũng hơn chừng ấy năm, những NCC của quê hương Quảng Nam sống và gắn bó phần đời còn lại của mình dưới mái ấm Trung tâm Phụng dưỡng NCC cách mạng thành phố Đà Nẵng. Các cụ, các mẹ ở
44
đây mang những hoàn cảnh khác nhau, nhưng phần lớn không còn người thân để nương tựa. Có người từng được về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng cũng có người chưa hề được tự tay thắp nén nhang lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Và dẫu sức khỏe ngày sàng suy kiệt, thần trí không còn minh mẫn để nhớ lại đầy đủ những biến cố từng xảy ra nhưng trong sâu thẳm tiềm thức các cụ, các mẹ vẫn đau đáu một nỗi nhớ quê. Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Loan (90 tuổi, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) vừa nhặt rau giúp các chị cấp dưỡng xong, đang ngồi hóng mát trước hiên khu nhà tập thể. Mẹ Loan bảo: “Ở đây, hằng ngày mẹ vẫn xuống nhà bếp cùng phụ giúp các cấp dưỡng nhặt rau, cắt gọt củ quả. Làm những việc này, mẹ thấy khuây khỏa”. Người con trai độc nhất của mẹ Loan đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Ngày nhận được hung tin, mẹ gần như ngã quỵ và từ đấy về sống ở mái ấm trung tâm. Ở tuổi 90, vẫn bắt gặp nơi mẹ Loan sự tinh anh, hoạt bát. Mẹ tâm tình: “Mẹ nhớ quê lắm, trông cho chóng đến Tết để được về thăm nhà, thắp nén nhang cho ông bà, tổ tiên. Mấy bận về thăm, thấy quê nhà đổi thay nhiều, nhà cửa khang trang khiến mẹ chẳng còn nhận ra cái nổng cát trắng xóa nhiều phen bị đạn bom cày xới”. Khi nhắc đến quê hương Mẹ nói: “Sống ở đây mẹ và các cụ được quan tâm chăm sóc thật chu đáo, tận tình, nhưng nhắc đến quê hương thì có ai không nhớ”.
Cụ Trương Thị Ngự (80 tuổi, quê Điện Bàn) tâm sự: “ Ngày xưa lúc còn đi học tôi rất thông minh, thích tham gia vào các hoạt động của lớp, giờ tuổi cao nhưng tôi vẫn mong muốn có nhiều hoạt động để cho thế hệ chung tôi ghi nhớ lại kiến thức, trong thôn ngày trước khi vào trung tâm này tôi làm thơ nhiều nhất xóm, rãnh rỗi tôi lại làm thơ về nổi cơ cực và hoài niệm về chiến tranh”.
Hiện nay ở Trung tâm phụng dưỡng NCC cách mạng thành phố Đà Nẵng, lớn tuổi nhất là cụ Nguyễn Thị Sửu (106 tuổi, quê Hiệp Đức). Tuổi đã cao lại thêm di chứng do đòn roi tra tấn của kẻ thù ngày nào khiến cụ Sửu mất trí nhớ nặng. Mọi sinh hoạt của cụ đều nhờ sự giúp đỡ của cán bộ trung tâm. Ấy vậy mà khi nghe tin có người ở quê ra thăm, cụ Sửu liền nhờ cán bộ điều dưỡng đỡ mình ngồi dậy trò chuyện. Cụ móm mém: “Đợi vài hôm nữa lấy được tiền công cấy thuê mấy sào
45
ruộng sẽ bắt xe đò về thăm nhà, thắp nén nhang cho cha mẹ. Xa quê đã lâu, chắc giờ bà con xóm giềng chẳng còn ai nhớ đến mình”. Lời của cụ Sửu khiến khách đến thăm rưng rưng. Đằng sau sự lẩn thẩn của cụ Sửu là sâu thẳm một niềm hoài hương.
Qua điều tra bằng bảng hỏi 35 NCCVCM có sức khỏe tốt, minh mẫn mức độ hài lòng về cuộc sống tại trung tâm, như sau:
Bảng 2.7. Mức độ hài lòng về cuộc sống
Mức độ Số lượng (
người) Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 25 71,5
Hài lòng 05 14,2
Chưa hài lòng 05 14,3
Tổng 35 100
05 trường hợp chưa hài lòng chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng và thời gian nghỉ phép về thăm gia đình. Trung tâm được Bộ Lao động – Thương vinh và Xã hội đầu tư xây mới hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015 nên một số hạng mục công trình như: nhà vệ sinh còn đọng nước, bậc thang lên xuống cao chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của NCC và thời gian các cụ được nghỉ phép 30 ngày/người/năm về thăm gia đình là quá ngắn.