Tình hình thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố đà nẵng (Trang 51 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3. Tình hình thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

NCCVCM mang trên mình những vết thương của chiến tranh, khi trái gió trở trời vết thương lại bùng phát ảnh hưởng đến sức khỏe. Đa số họ phải trải qua những gian khổ vì thế mà sức khỏe của họ không còn đủ để đảm bảo phục vụ cho cuộc sống thường ngày của mình. Do đó, Trung tâm phụng dưỡng NCCVCM thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng giữ vệ sinh môi trường xung quanh cơ quan đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, môi trường cảnh quang xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên kiểm tra vệ

46

sinh ăn uống, phòng ở gọn gàng ngăn nắp, chưa để xảy ra dịch bệnh như: tiêu chảy, sốt xuất huyết hay các bệnh lây lan làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của NCC.

Khi có NCC ốm đau, y tế kịp thời khám và cho uống thuốc (nhân viên y tế trực phục vụ 24/24 giờ trong ngày). Trường hợp bệnh nặng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng được đưa đến điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng (là nơi khám chữa bệnh ban đầu của NCC tại Trung tâm) hoặc các bệnh viện chuyên khoa đúng theo quy định. Trung tâm cử nhân viên hộ lý đi theo nuôi bệnh và chăm sóc chu đáo.

NCCVCM bị teo cơ, tai biến, vận động yếu…hàng ngày sẽ được bố trí tập vật lý trị liệu. Thực hiện các biện pháp chống nóng vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông, phòng các bệnh khi thời tiết chuyển mùa.

Phong trào tập thể dục buổi sáng: hàng ngày vào lúc 05g30 vào mùa hè và 06g00 vào mùa đông các cụ còn khỏe đi lại được, vận động các cụ tập thể dục thường xuyên.

Căn cứ vào tình hình sức khoẻ các cụ, trung tâm phân loại thành các nhóm để tiện theo dõi, quản lý:

- Nhóm NCC phải trợ giúp hoàn toàn gồm: Những NCCVCM không tự chủ bản thân, nằm bất động không đi lại được (từ 25-30 người), phân công nhân viên hộ lý trực tiếp chăm sóc giúp đỡ ăn uống, mang đồ ăn đến tận phòng và hỗ trợ các cụ ăn uống, vệ sinh quần áo, tắm rửa, nhà cửa…

- Nhóm NCC trợ giúp một phần: Chủ yếu là những NCCVCM có sức khoẻ yếu không làm được việc nặng như: giặt giũ mùng, mền, chiếu và công tác phục vụ sắp xếp phân công nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm quản lý, trợ giúp kịp thời. Nhân viên hành chính quản lý việc chấp hành nội quy của đơn vị, nhắc nhở sử dụng điện nước, kiểm tra vệ sinh nội vụ, sinh hoạt đi đứng…

- Nhóm NCC khỏe mạnh bình thường: hoàn toàn tự chủ trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài việc phân công nhân viên hộ lý, nhân viên hành chính trực theo dõi các cụ, hàng ngày trung tâm còn phân công nhân viên y tế đến từng phòng ở các cụ

47

để khám và đo huyết áp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp phát sinh bệnh đột xuất báo cáo lãnh đạo trung tâm chỉ đạo và xử lý.

- Trung tâm thực hiện nghiêm việc phòng các bệnh: dịch tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, các bệnh lây truyền từ gia súc, ngộ độc thực phẩm, cấp dầu gió theo định kỳ hàng tháng. Trung tâm chủ động mua thuốc sát khuẩn, thuốc diệt muỗi phun đều khắp cơ quan, tổng dọn vệ sinh phòng phát sinh dịch bệnh vào thứ 5 hàng tuần. Bổ sung sữa, thức ăn dinh dưỡng cho NCC, tích cực tuyên truyền giáo dục đối tượng ăn, ở, vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra, phòng các bệnh: lao, huyết áp… Đến nay chưa có trường hợp dịch bệnh nào đáng tiếc xảy ra.

- Tích cực phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu cho những NCCVCM khuyết tật nặng hoặc bị tai biến, những người tuổi cao sức yếu bị bệnh nặng, như:

teo cơ, xương, khớp… đang được phụng dưỡng ở trung tâm thường xuyên chiếm tỷ lệ 60% đến 70% NCC hiện có. Trung tâm đã phân công cán bộ nhân viên trực 24/24giờ chăm sóc, cho ăn, nước uống, tắm rửa, giặt giũ vệ sinh, phân công trợ giúp từng nhóm đối tượng chu đáo.

- Hàng năm trung tâm phối hợp với Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng tổ chức khám, điều trị vật lý trị liệu nâng cao thể trạng cho các cụ, mỗi năm các cụ được điều trị 03 lần, bao gồm thuốc bổ, châm cứu đông tây y kết hợp.

- Trung tâm đã tranh thủ sự giúp đỡ của các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Bệnh viện mắt, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 17 (thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quản lý). Đặc biệt là Bệnh viện C Đà Nẵng (thuộc Bộ Y tế quản lý) đã kịp thời hỗ trợ trong việc khám, chữa bệnh cho NCCVCM có sức khỏe yếu và thường xuyên đau ốm tại trung tâm.

Ngoài ra, trung tâm đã cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Kết nối với các ban ngành như: Hội Chữ thập đỏ, các Bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình, các tổ chức, cá nhân từ thiện…

để trang bị xe lăn, xe lắc, nạn gỗ, làm chân tay giả, phục hồi chức năng…nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu đi lại, sinh hoạt cho số đối tượng NCC có sức khỏe yếu, khó khăn khi đi lại.

48 2.3.2. Hỗ trợ tâm lý

Cũng mang những nét chung về tâm sinh lý như những NCC tại cộng đồng.

NCCVCM hiện đang sống tại trung tâm mỗi người có những tâm sinh lý riêng nhưng nhìn chung, thể hiện rõ nét là:

Về tâm sinh lý: với những NCCVCM mới vào trung tâm đa phần họ thường mặc cảm, tự ti, buồn chán, sống thu mình, khó tiếp cận. Sức khỏe yếu, rất ngại khi nhờ vả sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên và những người ở chung phòng, sợ bị phụ thuộc, sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người. Tâm lý chưa ổn định, ít giao tiếp, rất khó khăn phải mất một thời gian khá lâu họ mới hòa mình vào được với tập thể.

Với những NCCVCM đã có thời gian dài gắn bó với trung tâm nhiều người có sự so sánh cuộc sống hiện tại và cuộc sống trước kia của họ và với cuộc sống của những NCC đang sống tại cộng đồng có thể có cả người thân quen của họ. Từ nơi ở, chất lượng bữa ăn, khi ốm đau, những dịp lễ, tết…Từ đó tâm lý của họ an tâm hơn, sống mở lòng hơn, biết ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà rõ nhất là Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của trung tâm. Họ sống chan hòa, đoàn kết, giúp đỡ những người có sức khỏe yếu hơn mình. Chấp hành tốt nội quy của cơ quan, chia sẽ tâm tư, tình cảm với mọi người, biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân, sống có trách nhiệm, mẫu mực hơn.

Tuy nhiên, cũng có một số NCC còn mang nặng tư tưởng công thần, ủy lại hoặc do tuổi già, mất trí nhớ, rối nhiễu tâm trí với số người này tâm lý không ổn định, khi vui, khi buồn, chửi la, dễ hờn giận, hoài nghi, hay suy diễn, quậy phá, có những hành động ngang ngược. Thường xuyên cãi vả, gây lộn với mọi người trong phòng, thậm chí có người còn chửi mắng cả đối với cán bộ nhân viên và những người phục vụ. Với những người này việc chăm sóc và quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều NCC mới vào khi ở nhà sức khỏe yếu nhưng do điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình không cho phép chưa được đi khám hay điều trị bệnh. Nên khi vào trung tâm qua đánh giá sàng lọc sức khỏe ban đầu nhu cầu được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, chỉnh hình, làm chân tay giả, được cấp xe lăn, mổ mắt, máy trợ thính…là những nhu cầu tất yếu ban đầu. Với những NCC mới vào trung

49

tâm kịp thời ổn định về tâm lý, tạo được sự cân bằng, giảm mặc cảm, tự ti giúp họ nhận thấy được sự an toàn, được đùm bọc trong tình yêu thương.

Về xã hội: Do đi lại khó khăn, phần lớn cuộc sống của NCC đều ở trung tâm nên quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp đáng kể; sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bên ngoài dễ làm cho họ có thể cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác bị cô lập và bi quan.

Một số NCCVCM có nhu cầu sau khi mất đi sẽ được gia đình, con cháu, người thân nhận đem về an táng tại gia đình. Với nhu cầu tưởng chừng như đơn giản và phù hợp với lẽ tự nhiên này lại không thể thực hiện được với một số cụ. Lúc sống các cụ không có người thân ruột thịt để chăm sóc, nếu có do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở xa không thể chăm sóc được. Đến lúc mất đi dù Lãnh đạo trung tâm đã đứng ra can thiệp nhưng nhu cầu chính đáng của các cụ cũng không được các đạo làm con, làm cháu chấp nhận. Để rồi kết quả sau cùng linh hồn của các cụ đành phải ngậm ngùi nằm lại với trung tâm.

Để hỗ trợ tâm lý cho NCC, trung tâm đã cử 01 Phó Giám đốc phụ trách phòng Chăm sóc sức khỏe thường xuyên theo dõi và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của NCC để kịp thời chấn chỉnh những việc làm không đúng, suy nghĩ sai lệch, xích mích, cãi vã trong sinh hoạt hàng ngày; hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống hàng ngày giữa NCC với NCC; kịp thời chỉ đạo và uốn nắn nhân viên trong việc chăm sóc, phục vụ NCC, xem NCC như người thân trong gia đình. Từ đó mối quan hệ giữa NCC và nhân viên trung tâm ngày càng gắn bó, các cụ thường hay chia sẽ, tâm sự nhiều hơn với nhân viên.

Ngoài ra, hiện có 8 cụ là đảng viên, còn sức khỏe cùng sinh hoạt trong chi bộ với cán bộ Trung tâm nên những vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày đều được các cụ phản ánh sâu sát. Trung tâm đã đưa ra và áp dụng có hiệu quả nhiều mô hình, chuyên đề, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong công việc phục vụ NCC hàng ngày: “Phục vụ NCC chưa xong, cán bộ chưa nghĩ”,

“Nghe NCC nói, nói NCC nghe, phục vụ NCC tin”. Định kỳ hàng tháng tổ chức họp đối thoại giữa NCCVCM và lãnh đạo trung tâm để lắng nghe tâm tư, nguyện

50

vọng của NCC. Phát huy những mặt mạnh và những hạn chế, tồn tại của việc chấp hành nội quy của NCC và cả tinh thần phục vụ của cán bộ nhân viên. Tạo niềm tin cho NCC và tạo sự công bằng, dân chủ trong đơn vị. Thắt chặt hơn mối quan hệ giữa NCCVCM và cán bộ nhân viên.

2.3.3. Kết nối nguồn lực

Những năm qua, chăm lo đời sống cho NCCVCM luôn là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng quan tâm đặt lên hàng đầu. Làm sao để NCC có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Cụ thể hóa chủ trương đó từ ngày 01 tháng 8 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định tăng mức hỗ trợ phụng dưỡng các cụ, các mẹ sống tại Trung tâm từ 600 nghìn đồng/người/tháng lên 800 nghìn đồng/người/tháng đến ngày 01 tháng 01 năm 2016 nâng mức lên 1.200.000đồng/người/tháng để hỗ trợ vào bữa ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho NCC. Bên cạnh đó sự vào cuộc quyết liệt của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/huyện, phường xã; các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức thành viên Mặt trận và đặc biệt là sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không chỉ tặng quà, thăm hỏi sức khỏe NCC nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) nhằm chia sẽ, bù đắp những hy sinh mất làm yên lòng người ra đi, ấm lòng người ở lại mà còn hỗ trợ vật chất để trung tâm mua sắm các trang thiết bị phục vụ chăm sóc NCC được tốt hơn.

Trung tâm đã kết nối với các doanh nghiệp thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ vật chất cho NCC như: Công ty 545, Công ty cổ phần xe khách Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng, Bưu chính viễn thông Đà Nẵng, Công ty cổ phần Điện lực Miền Trung…và các đơn vị quân đội như: Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Vùng 3 Hải Quân…

2.3.4. Hỗ trợ vật chất, tinh thần

Cũng như mọi người, NCCVCM rất cần có cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ và hạnh phúc bên gia đình, mặt khác họ có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và

51

bảo vệ Tổ quốc, do đó họ rất cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ và động viên để họ vơi đi nỗi đau mất mát người thân và quên đi bệnh tật do hậu quả của chiến tranh để lại. Tất cả bản thân NCCVCM đều mong muốn được các cấp chính quyền cũng như các ban ngành đoàn thể quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, như: thăm hỏi, tặng quà, tham quan, nghỉ dưỡng; chi trả trợ cấp phụ cấp kịp thời, đầy đủ… Vì đây là đối tượng đặc biệt, họ hy sinh cả tuổi xuân, tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do vậy, nhà nước và cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.

Trong các năm trở lại đây, Trung tâm thường xuyên đề xuất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí tổ chức cho NCC thăm quan các tỉnh, thành phố trong nước, thăm lại chiến trường xưa đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp nhiệt tình hỗ trợ kinh phí.

Trong năm 2013 và 2015 Trung tâm đã tổ chức đi thăm lăng Bác Hồ và làng sen quê Bác; thăm tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lấy hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ tại tỉnh Quảng Nam, thăm khu di tích Khu ủy khu 5....

NCCVCM sống tại trung tâm được nghỉ phép 30 ngày/người/năm và được thanh toán chế độ nghỉ phép để về thăm gia đình, con cháu và thắp hương ông bà, tổ tiên.

Với những người quá cố trung tâm đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng và gia đình tổ chức lễ truy điệu đưa về quê hương, gia đình theo đúng nhu cầu, nguyện vọng của NCC khi còn sống. Đối với những NCCVCM không có gia đình, người thân trung tâm đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xin một khu đất an táng riêng và tổ chức làm lễ mai táng, việc tang lễ thực hiện như phong tục tại cộng đồng, phần mộ được xây gạch, gắn bia đá cẩn thận tránh việc thất lạc. Trung tâm có xây dựng một nhà hương khói để thờ cúng những NCC quá cố không có người thân đưa về an táng, có cúng nhang cho người mới khuất và hương khói vào những ngày mùng một, ngày rằm và tổ chức tu tảo mộ vào ngày hai mươi tháng chạp hàng năm và cúng chạp mả tươm tất góp phần tạo sự

52

ấm cúng đối với người quá cố và tạo được niềm tin, sự an tâm gắn bó phần còn lại của cuộc đời với trung tâm xem nơi đây như là mái nhà thứ hai của họ.

2.3.5. Hỗ trợ vui chơi giải trí

Trung tâm duy trì thường xuyên việc tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng, cho các cụ khoẻ và tập vật lý trị liệu, đưa các cụ bất động, sức khoẻ yếu ra tắm nắng hàng ngày. Tổ chức sinh hoạt tinh thần, vui chơi, giải trí cho các cụ định kỳ vào chiều thứ ba, thứ sáu hàng tuần qua các hoạt động như: xem phim tư liệu, phóng sự, thời sự, tin tức, văn nghệ...

Hàng ngày tổ chức đọc báo 30 phút đầu giờ buổi sáng cho NCC tại hội trường, buổi chiều sau 16h00 vui chơi thể thao cờ tướng. Ban đêm hướng dẫn các cụ mở xem thời sự, tin tức trên tivi.

Hàng tuần vào 15h30 thứ 6 tổ chức sinh hoạt, chiếu phim thời sự, sinh hoạt ca hát tập thể… Ngoài ra trung tâm thường xuyên phối hợp với Trung tâm văn hóa;

Trung tâm phát hành phim Đà Nẵng thuộc Sở Văn hóa – Thể thoa và Du lịch đến biểu diễn văn nghệ và chiếu phim phục vụ NCC.

Trong dịp lễ, tết Nguyên đán, trung tâm tổ chức cho các cụ mừng đảng, đón xuân và sum họp gia đình chu đáo, cấp phát tận tay đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trợ cấp quà tết, góp phần rất lớn trong việc động viên, an ủi các cụ nhân dịp xuân về. Tổ chức đi thăm hỏi, chúc tết đối với các cụ tại gia, đau ốm nằm viện;

tổ chức sinh hoạt tinh thần giải trí trong những ngày lễ, tết cho các cụ như: đón giao thừa, mở phim tài liệu, ca nhạc...

Nhân kỷ niệm ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7, Trung tâm đã tổ chức nhiều đợt giao lưu Văn hóa văn nghệ như: chương trình “ Thay lời tri ân”, chương trình văn nghệ và tặng quà của Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm văn hóa thành phố, chương trình chiếu phim cách mạng của Trung tâm phát hành phim…

Trung tâm tổ chức các buổi tọa đàm, gặp mặt thân mật các cụ là nữ giới, hái hoa dân chủ nhân các ngày: kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Người cao tuổi Việt Nam 06/6, ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, trung tâm phối với Hội người cao tuổi phường Mỹ An, quận

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố đà nẵng (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)